Múi giờ miền Đông (Bắc Mỹ)

(Đổi hướng từ Eastern Time Zone)

Múi giờ miền Đông (ET) của Tây Bán Cầu rơi vào phần lớn các vùng dọc theo duyên hải phía đông của Bắc Mỹ và duyên hải phía tây của Nam Mỹ. Múi giờ miền Đông là giờ tính bằng cách lấy Giờ phối hợp quốc tế (UTC) trừ đi 5 tiếng và dùng như giờ chuẩn. Khi dùng giờ tiết kiệm ánh sáng ngày, múi giờ này được chỉnh thành UTC-4, nghĩa là trừ 4 tiếng từ Giờ phối hợp quốc tế. Múi giờ này dựa theo Thời gian Mặt trời trung bình của kinh tuyến 75 độ phía tây Đài quan sát Greenwich.

  EDT tương ứng UTC−4

Tại Hoa KỳCanada, múi giờ này thường được gọi là Giờ miền Đông (ET). Chi tiết hơn, nó được gọi là Giờ chuẩn miền Đông (EST) khi áp dụng giờ chuẩn trong mùa thu và mùa đông, và Giờ ánh sáng ngày miền Đông (EDT) khi áp dụng giờ tiết kiệm ánh sáng ngày trong mùa xuân, hè, và đầu mùa thu.

Đạo luật thời gian đồng bộ năm 1966 tại Hoa Kỳ có nghĩa là Giờ ánh sáng ngày miền Đông được tiến hành vào ngày chủ nhật cuối cùng của tháng 4, bắt đầu trong năm 1966 ở khắp nơi trên nước Mỹ.[1] Giờ chuẩn miền Đông được dùng trở lại vào chủ nhật cuối cùng của tháng 10. Đạo luật được tu chính để đặt ngày chủ nhật đầu tiên của tháng 4 là ngày bắt đầu của Giờ ánh sáng ngày miền Đông (EDT) vào năm 1987.[1]

Tại một số nơi, bắt đầu trong năm 2007, giờ địa phương được đổi từ Giờ chuẩn miền Đông (EST) sang Giờ ánh sáng ngày miền Đông (EDT) vào lúc 02:00 sáng (ngay lúc đó đổi thành 03:00 sáng) chủ nhật thứ hai của tháng 3 và quay trở về giờ chuẩn lúc 02:00 sáng (lúc đó đổi thành 01:00 sáng) chủ nhật đầu tiên của tháng 11.[1]. Tại Canada, việc đổi giờ cũng giống như tại Hoa Kỳ.[2]

Sử dụng

Bắc Mỹ

Canada

Tại Canada, các tỉnh bang và lãnh thổ sau đây thuộc Múi giờ miền Đông:

Hoa Kỳ

Tại Hoa Kỳ, các tiểu bang sau đây hoàn toàn nằm trong Múi giờ miền Đông:

Chi tiết chính xác về vị trí của múi giờ và đường phân chia giữa các múi giờ được công bố trong Mã Quy định Liên bang (Code of Federal Regulations) ở 49 CFR 71.[3]

Có những phần của các tiểu bang khác cũng sử dụng Giờ miền Đông:

  • Gần như cả Florida trừ vùng cán chảo phía tây Sông Apalachicola.
  • Phần lớn Indiana (trừ vùng đô thị Evansville và vùng đô thị Gary)
  • Tất cả Kentucky tính từ vùng đô thị Louisville về phía đông
  • Tất cả Michigan trừ bốn quận thuộc Thượng Bán đảo Michigan có ranh giới với Wisconsin (các quận là Gogebic, Iron, Dickinson, Menominee)
  • Một phần ba phía đông của Tennessee
  • Một số thị trấn trong miền đông Alabama gồm có Phenix City, Smiths Station, Lanett, và Valley dùng Giờ miền Đông mặc dù chúng chính thức nằm trong Múi giờ miền Trung. Lý do chủ yếu là vì chúng là một phần của thị trường báo chí của Columbus, Georgia.[4]

Các quốc gia khác

Các quốc gia khác sử dụng Giờ miền Đông gồm có:

  • Panama
  • Jamaica
  • Haiti
  • Cuba
  • Bahamas
  • Không phải tất cả các quốc gia vùng biển Caribbean đều sử dụng Giờ tiết kiệm ánh sáng ngày. Đa số các tiểu bang Đông Caribbean là nằm trong múi giờ UTC-4 mà Bắc Mỹ gọi là Múi giờ chuẩn Đại Tây Dương và nó tương đương Giờ ánh sáng ngày miền Đông (EDT) và đi trước Giờ chuẩn miền Đông (EST) 1 tiếng.
  • México: tiểu bang phía đông Quintana Roo trước đây dùng Giờ chuẩn miền Đông trong một thời gian ngắn trong thập niên 1990

Nam Mỹ

Tại Nam Mỹ, múi giờ này được sử dụng tại:

Các vùng đô thị lớn

Xem thêm

  • Múi giờ
  • Giờ ánh sáng ngày miền Đông
  • Múi giờ chuẩn Đại Tây Dương
  • Múi giờ chuẩn Newfoundland
  • Giờ tại Hoa Kỳ

Nguồn

Tham khảo