Văn minh Etrusca

nền văn minh tiền La Mã tại bán đảo Italia
(Đổi hướng từ Etrusca)

Văn minh Etrusca (phiên âm tiếng Việt: Ê-tơ-ru-xcơ)[1] là một nền văn minh cổ đại của Ý từng tồn tại ở khu vực mà ngày nay tương ứng với vùng Toscana, phía nam sông Arno, phía tây Umbria, phía bắc Lazio, thung lũng sông Po mà ngày nay là vùng Emilia-Romagna, phía đông nam Lombardia và miền nam Veneto, và ở một số vùng thuộc Campania.

Etrusca
900 TCN–100 TCN
Liên minh Etrusca cùng những thành phố của nó ở giai đoạn phát triển.
Liên minh Etrusca cùng những thành phố của nó ở giai đoạn phát triển.
Vị thếThành bang
Ngôn ngữ thông dụngEtrusca
Tôn giáo chính
Etrusca
Chính trị
Chính phủThủ lĩnh
Lập phápLiên minh Etrusca
Lịch sử
Thời kỳThời đại đồ sắt, Cổ đại
• Văn hóa Villanova
900 TCN
• Thành phố Etrusca cuối cùng rơi vào tay La Mã.
100 TCN
Kinh tế
Đơn vị tiền tệTiền xu Etrusca (Thế kỷ thứ 5 TCN trở đi)
Tiền thân
Kế tục
Văn hóa Villanova nguyên thủy
Vương quốc La Mã
Hiện nay là một phần của

Nền văn hóa được coi là của người Etrusca đã phát triển ở Ý vào khoảng năm 900 TCN, xấp xỉ cùng thời với nền văn hóa Villanova của thời kỳ đồ sắt và được xem như là giai đoạn đầu tiên của nền văn minh Etrusca,[2][3][4][5][6] nó có nguồn gốc từ nền văn hóa Villanova nguyên thủy thuộc thời đại đồ đồng.[7] Nền văn minh Etrusca đã tồn tại cho tới khi nó bị đồng hóa vào xã hội La Mã, điều này bắt đầu từ giai đoạn cuối thế kỷ thứ 4 TCN bằng các cuộc chiến tranh La Mã–Etrusca,[8] tiếp nối sau đó là bằng việc cấp quyền công dân La Mã từ năm 90 TCN và kết thúc bằng việc đế quốc La Mã được thiết lập vào năm 27 TCN.[9] Trong giai đoạn cuối của thời kỳ Villanova (vào khoảng năm 750 TCN), văn hóa Etrusca đã chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Hy Lạp cổ đại khi người Hy Lạp bắt đầu thành lập các thuộc địa ở miền Nam Ý trong thời kỳ Cổ xưa (thời kỳ Đông Phương Hóa) và trong thời kỳ Cổ điển sau này. Vào giai đoạn đỉnh cao của nó, trong thời kỳ thành Rome được xây dựng nên và thời kỳ vương quốc La Mã, nền văn minh Etrusca đã phát triển rực rỡ ở ba liên minh các thành bang: ở Etruria (Toscana, Latium và Umbria), ở thung lũng sông Po cùng miền đông của dãy Anpơ và ở Campania.[10][11] Liên minh nằm ở miền Bắc Ý được đề cập tới trong tác phẩm của Livius.[12][13][14] Sự suy yếu đã diễn ra một cách dần dần nhưng từ năm 500 TCN trở đi thì vận mệnh chính trị của Ý đã tuột khỏi bàn tay của người Etrusca cùng với sự trỗi dậy của cộng hòa La Mã.[15]

Những bản khắc cổ xưa nhất của người Etrusca có niên đại là vào khoảng năm 700 TCN[8] và được chứng thực ở miền nam Etruria,[16] và mặc dù người Etrusca đã phát triển một hệ thống chữ viết riêng được vay mượn từ bảng chữ cái Euboea của người Hy Lạp, chúng ta mới chỉ hiểu được một phần nào đó của tiếng Etrusca, điều này khiến cho những hiểu biết ngày nay về xã hội và văn hóa của họ phụ thuộc chủ yếu vào các nguồn sau này và thường mang tính chê bai của người La Mã và Hy Lạp. Nền chính trị của họ dựa trên các thành phố nhỏ và có lẽ là đơn vị gia đình. Vào thời kỳ hoàng kim của mình, tầng lớp thượng lưu người Etrusca đã giàu lên nhanh chóng thông qua việc giao thương với người Celt ở phía Bắc và với người Hy Lạp ở miền nam, những ngôi mộ gia đình của họ được lấp đầy bằng những món đồ nhập khẩu xa xỉ. Nền văn hóa Hy Lạp Cổ xưa đã có ảnh hưởng to lớn đến nghệ thuật và kiến trúc của họ, đồng thời các câu chuyện thần thoại Hy Lạp cũng rõ ràng là rất quen thuộc với họ.

Truyền thuyết và lịch sử

Sắc tộc và tên gọi

Người Etrusca tự gọi họ là Rasenna, nó còn được đọc tắt là Rasna hoặc Raśna,[17][18][19] trong khi người La Mã cổ đại lại gọi người Etrusca với tên gọi là người Tuscī hoặc Etruscī (số ít là Tuscus).[20][21] Tên gọi La Mã của họ có nguồn gốc là từ thuật ngữ "Toscana" dùng để chỉ khu vực trung tâm của họ và "Etruria" mà có thể dùng để chỉ vùng đất rộng lớn của họ. Trong tiếng Attic Hy Lạp, người Etrusca được biết đến với tên gọi là người Tyrrhenia (Τυρρηνοί, Turrhēnoi, trước đó là Τυρσηνοί Tursēnoi), mà từ đó người La Mã đã chuyển hóa thành các tên gọi như Tyrrhēnī, Tyrrhēnia (Etruria), và Mare Tyrrhēnum (biển Tyrrhenia),[22] điều này khiến cho một số người liên tưởng họ với người Teresh (một trong số các bộ tộc Hải nhân được người Ai Cập ghi lại tên).

Chú thích

Thư mục

Chuyên khảo

Tuyển tập

Liên kết ngoài