Euromaidan

làn sóng biểu tình Ukraina (2013-2014)

Euromaidan (tiếng Ukraine: Євромайда́н), hay Cuộc khởi nghĩa Maidan[45] là một làn sóng biểu tìnhbất tuân dân sự diễn ra tại Ukraine bắt đầu từ ngày 21/11/2013 tại quảng trường Quảng trường Độc Lập (Maidan Nezalezhnosti), thủ đô Kyiv. Các cuộc biểu tình nổ ra với nguyên nhân trực tiếp là quyết định bất ngờ vào phút chót của chính phủ Ukraine lúc bấy giờ - không ký kết Hiệp định liên kết Liên minh Châu Âu-Ukraine mà quay sang chọn thân với NgaLiên minh Kinh tế Á-Âu (do Nga kiểm soát)[46][47]. Người biểu tình kêu gọi tổng thống đương thời Viktor Yanukovych từ chức cũng như giải tán nhà nước Azarov. Nạn tham nhũng tràn lan, lạm quyền, sự hoành hành của giới tài phiệt và các hành vi vi phạm quyền con người tại Ukraine cũng là những lí do khiến người dân Ukraine xuống đường và góp phần làm các cuộc biểu tình thêm lớn mạnh.

Euromaidan
Một phần của Cách mạng Ukraine
Theo chiều kim đồng hồ từ trên cùng bên trái: Một lá cờ EU lớn được vẫy trên Maidan vào ngày 27 tháng 11 năm 2013, nhà hoạt động đối lập và ca sĩ nổi tiếng Ruslana giải quyết đám đông trên Maidan vào ngày 29 tháng 11 năm 2013, cuộc biểu tình của EU tại Maidan, Euromaidan trên Quảng trường châu Âu vào ngày 1 tháng 12, cây được trang trí bằng cờ và áp phích, đám đông vòi trực tiếp tại militsiya, cột của bức tượng Lenin bị lật đổ
Ngày21 tháng 11 năm 2013 (2013 -11-21) – ngày 23 tháng 2 năm 2014
Địa điểm
Thủ đô Kiev, Ukraine
Nguyên nhânLí do chính:
  • Quyết định không kí thỏa thuận Ukraine-Liên minh Châu Âu của chính phủ Ukraine

Các lí do khác:

  • Chính sách đối ngoại của Nga và những đe dọa về trừng phạt thương mại
  • Nạn tham nhũng trong chính phủ
  • Sự đàn áp, bắt bớ tàn bạo của cảnh sát
Mục tiêu
  • Được tham gia Liên minh Châu Âu và hiệp định thương mại tự do
  • Luận tội Tổng thống Viktor Yanukovych
  • Bầu cử lại
  • Thông qua lại bản sửa đổi Hiến pháp năm 2004 của Ukraine.
  • Ủng hộ các lệnh trừng phạt quốc tế đối với các thành viên chính phủ Yanukovych và Azarov
Từ chối tư cách thành viên Liên minh thuế quan
Hình thứcBiểu tình, hoạt động trên Internet, bất tuân dân sự, phản kháng dân sự, chiếm đóng các tòa nhà hành chính
Kết quả
  • Khủng khoảng Ukraine
  • Viktor Yanukovych bị đuổi khỏi nội các
  • Sự trở lại của hiến pháp năm 2004
  • Oleksandr Turchynov trở thành Quyền tổng thống
  • Tái bầu cử tổng thống
  • Căng thẳng với Nga
  • Việc thực hiện và hủy bỏ sau đó các luật hạn chế quyền tự do dân sự
  • Cựu thủ tướng Ukraine và lãnh đạo phe đối lập, Yulia Tymoshenko được thả tự do
  • Sự ly khai của các tình miền Đông
  • Cấm tham gia các khu vực của chính quyền địa phương dưới sự kiểm soát của các nhà hoạt động chống chính phủ
  • Thủ tướng Mykola Azarov từ chức, Tổng thống Yanukovych đưa ra ý kiến ​​phản đối vị trí Thủ tướng Ukraine
  • Ân xá cho những người biểu tình bị giam giữ, đổi lấy việc giao nộp tất cả các tòa nhà và đường phố bị chiếm đóng ("Luật Con tin")
  • Bắt đầu sự can thiệp quân sự của Nga và sáp nhập Crimea của Nga
  • Bắt đầu cuộc chiến ở Donbass
  • Nội các mới của Ukraine tiếp tục chuẩn bị ký kết hiệp ước Hiệp hội EU
Các phe trong cuộc xung đột dân sự

Liên minh châu Âu Những người ủng hộ sự hội nhập giữa Ukraine và Châu Âu

  • Flag of the Maidan People's Union Liên minh Nhân dân Maidan
  • Sinh viên và người dân
  • Cảnh sát, lực lượng SBU và Berkut đào ngũ[1]
  • Người Ukraine theo chủ nghĩa dân tộc
  • Cựu binh chiến tranh Liên Xô - Afghanistan[2]
  • Hai nhà thờ quốc gia: Chính Thống giáo (Kyivan) và Công giáo La Mã[cần dẫn nguồn]

Các đảng phái đối lập:

  • Batkivshchyna
  • Emblem of the Svoboda Svoboda
  • UDAR

Các đảng khác:

  • Emblem of the KUNHội đồng dân tộc Ukraine[3]
  • Flag of the UNA-UNSO UNA–UNSO[4]
  • Liên minh Dân chủ[5]
  • Cách tả đoàn kết và nông dân[6]

Các lực lượng khác

  • Automaidan
  • Vidsich[7]
  • Kiểm soát đường bộ
  • Flag of the Crimean Tatar peopleMejlis of the Crimean Tatar People[8]
  • Công đoàn
  • Autonomous Workers' Union  (uk )
  • Flag of the Right Sector Phe hữu khuynh
  • Spilna Sprava logo Spilna Sprava[9]

Chính phủ Ukraine

  • Bộ Nội vụ
    • Berkut
    • Vệ binh quốc gia[10] và các lực lượng đặc biệt khác.
    • Lực lượng kiểm soát đường bộ (DAI)
  • Lực lượng an ninh Ukraine

Đảng cầm quyền:

  • Party of Regions logo Đảng Các vùng

Các lực lượng khác

  • Viên chức nhà nước, những người thân chính phủ[11][nb 1]
  • Người biểu tình được thuê[13]

Các nhóm chính trị

  • Mặt trân dân tộc Ukraine[14]

Các nhóm quân sự:

Chống chính phủ lẫn biểu tình

  • Đảng Cộng sản Ukraine[nb 3]
  • Khối người Nga
  • Đảng tiến bộ xã hội Ukriane
  • Đảng Nông Dân Ukraine
  • Đảng Lao Động
  • Flag of Strong Ukraine Strong Ukraine
  • Đảng của các Nhà tư bản và Doanh nhân
  • Đảng Nhân Dân
  • Đảng Dân chủ Nhân dân
  • Flag of Ukraine - Forward! Ukraine Tiến lên!

Các hội nhóm từ Nga

Nhân vật thủ lĩnh
Arseniy Yatsenyuk
Vitali Klitschko
Oleh Tyahnybok
Petro Poroshenko
Yuriy Lutsenko
Oleksandr Turchynov
Andriy Parubiy
Andriy Sadovyi
Ruslana[24][25]
Tetiana Chornovol
Dmytro Bulatov
Dmytro Yarosh
Refat Chubarov
Viktor Yanukovych
Mykola Azarov
Serhiy Arbuzov
Vitaliy Zakharchenko
Oleksandr Yefremov
Andriy Klyuyev
Hennadiy Kernes
Mikhail Dobkin
Viktor Pshonka
Olena Lukash
Yuriy Boyko
Leonid Kozhara
Dmytro Tabachnyk
Số lượng

Kiev:
400,000–800,000 người biểu tình[26]
12,000 "Lực lượng tự vệ sotnia"[27][28]

Trên khắp Ukraine:
50,000 (Lviv)
20,000 (Cherkasy)
10,000+ (Ternopil)[29]
các thành phố và thị trấn khác

An ninh Kiev:

  • 4,000 Berkut
  • 1,000 Vệ binh

3,000–4,000 titushky[30]
Pro-government/anti-EU demonstrations:
20,000–60,000 (Kiev)
40,000 (Kharkiv)[31]
15,000 (Donetsk)[32]
10,000 (Simferopol)[33]

2,500 pro-Russia (Sevastopol)[34]
Thương vong
  • Chết: 104–780[35]
  • Bị thương: 1,850–1,900 (cấp cứu y tế tính đến ngày 21 tháng 1 năm 2014)[36]
    681 (nhập viện tính đến ngày 30 tháng 1 năm 2014)[37][38]
  • Mất tích (nhiều khả năng bị bắt cóc): 166–300[35][39] (tính đến ngày 30 tháng 3 năm 2014)
  • Bị bắt: 234[40]
  • Bị bỏ tù: 140[40]
  • Chết: 17[41]
  • Bị thương: 200–300 (cấp cứu y tế tính đến ngày 21 tháng 1 năm 2014)[42][43][44]
    52–75 cảnh sát (nằm viện tính đến ngày 2/12/2013)[43][44]

Đêm ngày 30/11, lực lượng Berkut được trang bị rùi cui sắt, lựu đạn gây choáng và hơi cay đã tấn công và bắt bớ những người biểu tình ôn hòa ở Quảng trường Độc lập[48], điều này càng làm mâu thuẫn giữa người biểu tình với chính phủ, cảnh sát trở nên gay gắt[49]. Biểu tình Euromaidan từ đó đã nhanh chóng dẫn đến Cuộc cách mạng Maidan.

Diễn biến chính

Những người biểu tình cho rằng chính phủ Ukraina là không dân chủ, cũng như phải thả cựu Thủ tướng Ukraina Yulia Tymoshenko. Các cuộc biểu tình được tiến hành bất chấp việc cảnh sát tăng cường lực lượng trấn áp, và số lượng tham gia các cuộc biểu tình ngày càng tăng nhất là từ giới sinh viên đại học. Các cơ quan thực thi pháp luật, cụ thể là Berkut (một đơn vị thuộc Bộ nội vụ) dù không bị khiêu khích đã tấn công một cách tàn bạo đối với những người biểu tình và các phóng viên vào ngày 30 tháng 11 năm 2013. Khoảng 10.000 người biểu tình đã tập trung tại Kiev vào đêm 29 tháng 11 năm 2013. Cảnh sát đã dùng hơi cay trấn áp người biểu tình khiến nhiều người bị thương. Việc gia tăng bạo lực từ các lực lượng chính quyền đã làm cho số người tham dự biểu tình càng tăng thêm, ước lượng khoảng từ 350.000 – 700.000 người phản đối biểu tình lúc cao điểm tại Kiev vào ngày 1 tháng 12.[50]

Ngày 8 tháng 12 năm 2013, những người biểu tình quá khích đã giật đổ tượng đài Lenin tại quảng trường trước chợ Bessarabsky ở thủ đô Kiev, dùng búa đập phá tượng đã có từ năm 1946 này và trương cờ Liên minh châu Âu trên bệ tượng.[51] Tượng đài này được coi như biểu tượng cho quan hệ của Ukraina với nước Nga vào thời kỳ Xô Viết.[52]

Những cuộc biểu tình và chiếm đóng Quảng trường Độc lập do những người biểu tình thuộc phe đối lập Ukraina thân EU thực hiện, xuất phát từ việc ông Yanukovych từ chối ký kết hiệp định liên kết giữa Ukraina và EU (Ukraine–European Union Association Agreement) và quay sang tìm sự trợ giúp từ phía Nga để nhận được khoản viện trợ tài chính lên tới 15 tỉ USD cũng như kết hợp quan hệ chặt chẽ hơn với Nga.[53] Tuy nhiên đến tháng 1 năm 2014 thì các cuộc biểu tình đã trở nên căng thẳng dẫn tới xô xát giữa lực lượng biểu tình và lực lượng an ninh, dẫn tới đổ máu cho cả hai bên.[54]

Người biểu tình tại Euromaidan, ngày 2 tháng 12 năm 2013

Đến giữa tháng 2 năm 2014, những cuộc đàm phán giữa tổng thống Viktor Fedorovych Yanukovych và phe đối lập đã thất bại. Ukraina đang trên bờ vực tai họa của một cuộc nội chiến, 28 người biểu tình cùng với 7 cảnh sát và một người dân thường đứng ngoài xem bị giết chết và 335 người bị thương chỉ riêng ngày 18 tháng 2. Tổng cộng có ít nhất 77 người đã phải bỏ mạng và hàng trăm người bị thương cho đến ngày 21 tháng 2 (tin của bộ Y tế) trong những cuộc đụng độ đẫm máu tại thủ đô Kiev.

Theo truyền thông Nga thì nguyên nhân đụng độ chết người thật sự thể hiện ở cuộc trò chuyện qua điện thoại bị rò rỉ giữa Cao ủy đối ngoại Liên minh châu Âu Catherine Ashton và Ngoại trưởng Estonia Urmas Paet, tiết lộ là "các tay súng bắn tỉa không phải là Yanukovich mà là ai đó thuộc liên minh mới" [55][56]. Báo Sputnik của Nga tuyên bố các điều tra sau này cho thấy bắt đầu từ ngày 20 tháng 2 năm 2014 "lính bắn tỉa Gruzia" được thuê để xả súng vào tất cả các bên trên Quảng trường Maidan nhằm gây hỗn loạn để kích động bạo lực [57][58].

Ông Yanukovych đã bị Quốc hội Ukraina thông qua bỏ phiếu bãi bỏ tư cách tổng thống vào ngày 22 tháng 2 với 328 trên 340 phiếu thuận.[59] Chủ tịch Quốc hội Oleksander Turchynov cho biết ông Yanukovych đã "từ bỏ trách nhiệm theo hiến pháp, đe dọa chức năng của nhà nước, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Ukraina".

Cuộc bầu cử tổng thống mới sẽ được tổ chức vào ngày 25 tháng 5 năm 2014, với tổng thống tạm quyền hiện tại là Oleksandr Turchynov. Yanukovych bỏ về Kharkov, một thành phố công nghiệp ở phía Đông Bắc của Ukraina, nơi người dân nói tiếng Nga. Nhà ông, một biệt thự ở ngoại ô Kiev bị bỏ trống, và mở cửa cho dân vào xem. Người ta tìm thấy rất nhiều văn kiện, tài liệu bị quăng xuống hồ. Nói chuyện trên đài truyền hình địa phương, ông vẫn không công nhận việc hạ bệ mình của quốc hội là hợp pháp. Theo tin tức của hãng thông tấn Interfax, Yanukovych đã bị cảnh sát biên phòng chặn lại, khi định trốn ra ngoại quốc với một máy bay tư từ thành phố Donetsk, quê của ông.[60].
Ngày 23.02.2014, Yanukovych đã bị chính đảng của mình lên án là bỏ chạy hèn nhát, phản bội cũng như là đã lừa dối Ukraina và bóc lột đất nước.[60] Bộ trưởng bộ nội vụ tạm thời Arsen Avakov cho biết Yanukovych đang bị truy nã với tội là chịu trách nhiệm cho cái chết của những người biểu tình[61].

Ngay sau đó, tại Krym, các cuộc biểu tình được tổ chức bởi các nhóm dân tộc chủ yếu là người gốc Nga phản đối các sự kiện ở Kiev và muốn quan hệ gần gũi hoặc sáp nhập Krym vào nước Nga. Ngày 27/2/2014, một nhóm người có vũ trang đã chiếm các tòa nhà chính quyền và quốc hội của Krym và cắm quốc kỳ Nga trên các tòa nhà này. Một nhóm có vũ trang cũng đã chiếm hai sân bay ở Krym[62][63][64]. Tổng thống Ukraina Oleksandr Turchynov cũng đã cáo buộc Nga triển khai quân đội tại bán đảo Krym để kích động một "cuộc xung đột vũ trang" nhưng phía Nga phủ nhận cáo buộc này[65]. Ngày 1 tháng 3, Thượng viện Nga đã chấp thuận một kiến nghị cho phép Tổng thống Nga Putin được đưa quân vào Ukraina[65] hỗ trợ chính quyền mới do Sergey Aksyonov đứng đầu[66][67], dẫn đến cuộc Khủng hoảng Krym.

Trên Internet

Từ Euromaidan gồm có 2 phần: Euro viết tắt từ Âu châumaidan lấy từ chữ Majdan Nesaleschnosti (Công trường Độc lập), công trường ở trung tâm của Kiew, nơi mà hầu hết các cuộc xuống đường phản đối xảy ra.[68]

Chữ "Euromaidan" ban đầu được dùng là một Hashtag tại Twitter.[68] Một tài khoản ở Twitter với tên là Euromaidan đã được tạo ra ngay ngày đầu của những cuộc xuống đường.[69] Cái tên này được phổ biến rất nhanh trong giới báo chí quốc tế.[70]

Ghi chú

Tham khảo

Xem thêm

Liên kết ngoài