Filet-O-Fish

Filet-O-Fish là một món sandwich kẹp thịt cá được bán bởi chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh quốc tế McDonald's.[1] Món ăn được tạo ra vào năm 1962 bởi Lou Groen, một chủ cửa hàng nhượng quyền của McDonald's ở Cincinnati, Ohio,[2][3] nhằm phản ứng với tình trạng sụt giảm doanh số bán hamburger vào ngày thứ Sáu.[4][5][6] Trong khi nguyên liệu cá của món bánh đã thay đổi qua nhiều năm để đáp ứng nhu cầu khẩu vị cũng như giải quyết những thiếu hụt về nguồn cung, thì những thành phần chủ đạo còn lại vẫn không đổi: một lát phi lê cá tẩm bột chiên, lát bánh mì hấp, xốt tartar cùng pho mát tiệt trùng Mỹ.

Filet-O-Fish
Giá trị dinh dưỡng cho mỗi sandwich (141 g)
Năng lượng390 kcal (1.600 kJ)
38 g (13%)
Đường5 g
Chất xơ2 g (7%)
19 g (29%)
Chất béo bão hòa4 g (19%)
Chất béo chuyển hóa0 g
17 g
Vitamin
Vitamin A240 IU
Vitamin C
(0%)
0 mg
Chất khoáng
Canxi
(6%)
60 mg
Sắt
(15%)
2 mg
Natri
(37%)
560 mg
Thành phần khác
Năng lượng chất béo170 kcal (710 kJ)
Cholesterol45 mg (15%)

Giá trị có thể thay đổi đối với thị trường bên ngoài Hoa Kỳ. 360 kcal (1.500 kJ) ở Vương quốc Anh. Một số nhà hàng công bố thông tin dinh dưỡng đối với loại burger đã loại bỏ xốt tartare.
Tỷ lệ phần trăm xấp xỉ gần đúng sử dụng lượng hấp thụ thực phẩm tham chiếu (Khuyến cáo của Hoa Kỳ) cho người trưởng thành.
Nguồn: McDonald's

Sản phẩm

Loại cá được sử dụng để làm phần nhân cho món Filet-O-Fish tùy thuộc vào các thị trường khác nhau:

  • Hoa Kỳ - Kể từ tháng 5 năm 2020, món bánh sử dụng loại phi lê chiên giòn được làm từ cá minh thái Alaska.[7][8]
  • Cộng hòa Ireland - Kể từ tháng 10 năm 2019, cá minh thái Alaska hoặc hoki có thể dùng cho món bánh.[9]
  • Vương quốc Anh - Kể từ tháng 5 năm 2020, loại bánh này sử dụng cá hoki hoặc cá Pollock trắng tẩm bột.[10]
  • New Zealand - Chứa cá hoki thay vì cá minh thái Alaska.[11]

Mỗi chiếc Filet-O-Fish đều chứa nửa lát pho mát. Đối với vấn đề này, McDonald's nêu rõ lý do là để ngăn pho mát át hết mùi vị món ăn.[12][13][14][15][16]

Những thành phần có nguồn gốc từ động vật duy nhất trong món bánh gồm cá, sữa trong pho mát và lòng đỏ trứng trong nước sốt. Ngoài ra, loại bánh này cũng không chứa cồn.[7] Filet-O-Fish được chứng nhận là HalalUAE[17] và một số quốc gia đa số theo đạo Hồi khác, nhưng các cửa hàng ở Anh và Mỹ thì lại không.[18]

Tại Pháp, một biến tấu của món bánh sandwich được bán với cái tên "McFish", sử dụng tiền tố "Mc" mà McDonald’s áp dụng đối với một số sản phẩm của mình. Món McFish của Pháp không chứa pho mát và thay thế xốt tartare bằng sốt cà chua.[19][20]

Lịch sử

Món ăn được phát minh vào năm 1962 bởi doanh nhân Công giáo Lou Groen, lúc đó đang là chủ nhà hàng nhượng quyền McDonald's ở Cincinnati.[2][3] Nhà hàng của ông nằm tại số 5425 West North Bend Road,[21] trong một khu phố có cư dân chủ yếu theo Công giáo La Mã, dẫn đến việc doanh số bán bánh hamburger giảm vào thứ Sáu do Công giáo La Mã thực hành kiêng thịt vào ngày này.[22][23] Đây là một phong tục Kitô giáo Tây phương, cũng được nhiều tín đồ Giám lý, Anh giáoLuther áp dụng.[4][5][6] Tên gọi của sản phẩm được sáng tạo bởi Cye Landy thuộc Cye Landy Advertising Agency, công ty quảng cáo cho thương hiệu McDonald's đó.

Đây là món ăn không phải hamburger đầu tiên được Ray Kroc (chủ sở hữu mới của McDonald's) đưa vào thực đơn. Kroc đã thỏa thuận với Groen rằng họ sẽ bán hai loại sandwich không nhân thịt vào thứ Sáu, gồm Hula Burger của riêng Kroc (gồm dứa nướng và pho mát đặt trên một lát bánh mì nguội) cùng Filet-O-Fish, khi ấy món nào bán được nhiều nhất thì sẽ thêm vào thực đơn. Kết quả là Filet-O-Fish "giành chiến thắng" và được bổ sung vào thực đơn trong suốt năm 1963, cho đến khi món ăn vươn lên tầm quốc gia vào năm 1965.

Việc sử dụng cá nuôi để làm món Filet-O-Fish xuất hiện lần đầu vào năm 1981, khi chủ sở hữu của một công ty thủy sản ở New Zealand không hài lòng với món Filet-O-Fish cá minh thái mà ông mua tại nhà hàng ở Courtenay Place, Wellington. Ông này khẳng định với viên quản lý rằng mình có thể làm món cá phi lê "tuyệt hảo" hơn, thế là người ta giao cho ông một hộp phi lê và đề nghị ông quay lại với những miếng phi lê tương tự nhưng ngon hơn. Ông đã thay thế cá minh thái bằng cá tuyết đỏ, rồi sau khi viên quản lý hài lòng với nó thì ông đã đồng ý cung ứng cho nhà hàng Courtenay Place (cùng một số nhà hàng khác ở New Zealand) món phi lê làm từ loại cá ấy.

McDonald's đã loại bỏ Filet-O-Fish khỏi thực đơn của họ tại Hoa Kỳ vào ngày 26 tháng 9 năm 1996, thay thế bằng bánh sandwich Fish Filet Deluxe - một phần của dòng sandwich Deluxe đang chìm vào quên lãng. Tuy nhiên, Filet-O-Fish dần được đưa trở lại thực đơn của từ giữa năm 1997 do lượng thư yêu cầu và kiến nghị quá lớn. Fish Filet Deluxe sau đó đã bị ngừng cung cấp tại hầu hết các nhà hàng vào đầu năm 1998, trong khi những nhà hàng khác vẫn phục vụ món ăn cho đến tận năm 2000.

Vào tháng 11 năm 2007, McDonald's đã giảm việc sử dụng cá hoki của New Zealand và tăng việc sử dụng cá minh thái Alaska, do sự sụt giảm của nghề cá hoki ở New Zealand cũng như sự cắt giảm tổng sản lượng đánh bắt thương mại cá hoki được đề ra bởi Bộ Thủy sản New Zealand - từ 250.000 tấn năm 1997 xuống còn 90.000 tấn năm 2007. McDonald's ban đầu sử dụng cá tuyết Đại Tây Dương trước khi sản lượng cá sụt giảm, buộc McDonald's phải tìm nguồn cung ở những nơi khác.

Vào năm 2019, McDonald's đã gửi một lá thư đình chỉ (cease and desist) tới một nhà hàng nhỏ ở Canada, khi họ bán một loại sandwich cá mang tên 'Effing Filet O' Fish'. McDonald's cho rằng việc nhà hàng sử dụng thuật ngữ đó đã vi phạm nhãn hiệu 'Filet-O-Fish' của McDonald's. Đáp lại, nhà hàng ấy đã đồng ý ngừng sử dụng cái tên 'Filet O' Fish' để đặt cho món bánh của họ.[24]

Tham khảo

Liên kết ngoài