Friedrich Wilhelm IV của Phổ

(Đổi hướng từ Friedrich Wilhelm IV)

Friedrich Wilhelm IV (15 tháng 10 năm 17952 tháng 1 năm 1861) là vua nước Phổ từ ngày 4 tháng 6 năm 1840 cho đến khi băng hà vào ngày 2 tháng 1 năm 1861. Friedrich Wilhelm IV "có lẽ là nhà quân chủ người Đức quan trọng nhất giữa Friedrich Đại đếWilhelm II".[1] Phần lớn các nhà sử học Đức thế kỷ 1920, dựa trên quan điểm của thời kỳ thống nhất nước Đức thường phê phán ông như một người tài hoa nhưng không có tính cứng rắn của một nhà chính trị, cũng như là một "Nhà lãng mạn trên ngai vàng" ảo tưởng, lạc hậu. Các sử gia ngày nay đã nhìn nhận lại hình ảnh của Friedrich Wilhelm IV cho phù hợp với thời đại của ông, và khẳng định ông là một quân vương thành công hơn những gì mà lịch sử thường công nhận. Bên cạnh tính cách dễ đổi ý và thất bại chính trị của mình, Friedrich Wilhelm IV đã giữ được ngôi báu trong cơn bão cách mạng năm 1848, đồng thời bảo tồn những cấu trúc căn bản của chế độ quân chủ và định hình cho thể chế "nửa chuyên chế, nửa lập hiến" của nhà nước Phổ cho đến khi sụp đổ năm 1918.[2][3]

Friedrich Wilhelm IV
Friedrich Wilhelm IV qua nét vẽ của một họa sĩ thế kỷ 19
Vua Phổ
Tại vị4 tháng 6 năm 18402 tháng 1 năm 1861
20 năm, 212 ngày
Tiền nhiệmFriedrich Wilhelm III Vua hoặc hoàng đế
Kế nhiệmWilhelm I Vua hoặc hoàng đế
Đại Công tước Posen
Tại vị7 tháng 6 năm 18401857
Tiền nhiệmFriedrich Wilhelm III Vua hoặc hoàng đế
Kế nhiệmTước hiệu bị bãi bỏ
Thân vương Neuchâtel
Tại vị7 tháng 6 năm 18401857
Tiền nhiệmFriedrich Wilhelm III Vua hoặc hoàng đế
Kế nhiệmTước hiệu bị bãi bỏ
Chủ tịch Liên bang Erfurt
26 tháng 5 năm 184929 tháng 11 năm 1850
1 năm, 187 ngày
Tiền nhiệmChức danh được thiết lập
Kế nhiệmChức danh bị bãi bỏ
Thông tin chung
Sinh15 tháng 10 năm 1795
Berlin, Phổ
Mất2 tháng 1 năm 1861 (65 tuổi)
Potsdam, Phổ
An tángLâu đài Charlottenburg, Berlin
Vương hậuElisabeth Ludovika của Bayern
Hoàng tộcNhà Hohenzollern
Hoàng gia caHeil dir im Siegerkranz
Thân phụFriedrich Wilhelm III Vua hoặc hoàng đế
Thân mẫuLouise của Mecklenburg-Strelitz
Tôn giáoThần học Calvin
Xu bạc 2 thaler Friedrich Wilhelm IV, đúc năm 1846

Là con trưởng của vua Friedrich Wilhelm III, Friedrich Wilhelm đã thể hiện tính đa cảm quá lố, cùng với niềm đam mê kiến trúc, văn học lãng mạn và tôn giáo của mình ngay từ khi còn niên thiếu. Các cuộc chiến tranh giữa Phổ với Pháp thời Napoléon, đặc biệt là cuộc chiến năm 1813, đã khơi dậy tinh thần dân tộc của ông với mộng tưởng chủ nghĩa lãng mạn về sự hồi phục niềm vinh quang của đế quốc Đức thời Trung Cổ.[2] Thậm chí ông còn muốn thành lập một tổ chức phòng ngự chung của người Đức và sẵn sàng chấp nhận cho Hoàng đế Áo phục ngôi Hoàng đế La Mã Thần thánh, trong khi các vua Phổ làm Tổng chỉ huy quân đội đế chế. Về chính trị, là người tin vào thần quyền của nhà vua, Friedrich Wilhelm kiên quyết chống đối chủ nghĩa tự do, dân chủhiến pháp.[4] Thay vì đó, ông chủ trương xây dựng một "nhà nước Ki-tô giáo" đoàn kết chặt chẽ. Để đáp ứng những yêu cầu thay đổi xã hội Phổ thời bấy giờ, sau khi lên nối đại thống vào tháng 6 năm 1840, Friedrich Wilhelm IV đã thực hiện hàng loạt cải tổ nhằm biến đổi nhà nướcnhà thờ dựa trên ý tưởng về "nhà nước Ki-tô giáo" của ông (thành hiệp các Ủy ban Liên hiệp năm 1842, Cộng đồng chung Phúc Âm năm 1846 và Nghi viện Liên hiệp năm 1847).[2]

Chú thích

Tham khảo

  • Frederick William IV and the Prussian Monarchy 1840-1862, by David E. Barclay, (Oxford, 1995).
  • Iron Kingdom: The Rise and Downfall of Prussia, 1600-1947, by Christopher Clark, (Harvard University Press, 2006).