Gia Viễn

Huyện thuộc tỉnh Ninh Bình

Gia Viễn là một huyện nằm ở cửa ngõ phía bắc tỉnh Ninh Bình, Việt Nam.

Gia Viễn
Huyện
Huyện Gia Viễn
Chùa Bái Đính ở huyện Gia Viễn
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Hồng
TỉnhNinh Bình
Huyện lỵThị trấn Me
Trụ sở UBNDPhố Me, thị trấn Me
Phân chia hành chính1 thị trấn, 20 xã
Thành lập869
Tổ chức lãnh đạo
Chủ tịch UBNDTrương Cộng Hòa[1]
Chủ tịch HĐNDNgô Thanh Bình[1]
Bí thư Huyện ủyNgô Thanh Bình[1]
Địa lý
Tọa độ: 20°20′23″B 105°50′04″Đ / 20,339718°B 105,834389°Đ / 20.339718; 105.834389
MapBản đồ huyện Gia Viễn
Gia Viễn trên bản đồ Việt Nam
Gia Viễn
Gia Viễn
Vị trí huyện Gia Viễn trên bản đồ Việt Nam
Diện tích177,31 km²[2]
Dân số (2021)
Tổng cộng123.552 người[2]
Mật độ697 người/km²
Dân tộcKinh
Khác
Mã hành chính373[3]
Biển số xe35-C1
Số điện thoại0303.868.025
Websitegiavien.ninhbinh.gov.vn

Đây là huyện có địa hình đa dạng với đủ cả rừng núi, đồng bằng, hồ đầm, sông bãi. Gia Viễn còn được biết đến với nhiều danh lam thắng cảnh như: khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long, suối Kênh Gà, động Vân Trình, chùa Bái Đính, chùa Địch Lộng,...

Địa lý

Huyện Gia Viễn nằm ở phía bắc của tỉnh Ninh Bình, nằm cách thành phố Ninh Bình khoảng 20 km, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 73 km, có vị trí địa lý:

Địa hình

Gia Viễn là huyện chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng. Vì thế địa hình của huyện tương đối phức tạp:

  • Núi chiếm khoảng 1/4 diện tích tập trung nhiều ở phía bắc huyện thuộc các xã Gia Hưng, Gia Hòa, Gia Vân, Gia Thanh và tập trung ở cực nam huyện thuộc xã Gia Sinh.
  • Các vùng khác chủ yếu là đồng bằng chiêm trũng như đầm Cút và các bãi sông Hoàng Long.

Hành chính

Huyện Gia Viễn có 21 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Me (huyện lỵ) và 20 xã: Gia Hòa, Gia Hưng, Gia Lạc, Gia Lập, Gia Minh, Gia Phong, Gia Phú, Gia Phương, Gia Sinh, Gia Tân, Gia Tiến, Gia Thanh, Gia Thắng, Gia Thịnh, Gia Trấn, Gia Trung, Gia Vân, Gia Vượng, Gia Xuân, Liên Sơn.

Lịch sử

Theo tài liệu lịch sử địa danh Huyện Gia Viễn được triều đại phong kiến nhà Đinh lập ra năm 968 với tên gọi đầu tiên là Như Viễn thuộc Châu Đại Hoàng nước Đại Cồ Việt. Sau đó các triều đại phong kiến sau này sáp nhập chia tách vào các Châu Phủ khác nhau, sau đổi thành An Viễn, thời thuộc Minh là Uy Viễn. Đến Triều đại nhà Lê năm (1433-1442) Đời Lê Thái Tông gọi là huyện Gia Viễn thuộc Phủ Trường Yên Trấn Thanh Hoa rồi lại nhập vào Sơn Nam thừa tuyên, năm Minh Mạng thứ 12 (1831) thuộc Tỉnh Ninh Bình. Theo tài liệu năm 1802, huyện Gia Viễn có 12 tổng gồm: Kỳ Vĩ, Trường Yên, Lê Xá, Đa Giá, Trì Hối, Đại Hữu, Thanh Quyết, La Mai, Vân Trình, Quán Vinh, Uy Viễn, Viên Đăng.

Sau năm 1954, huyện Gia Viễn có 28 xã: Gia Hòa, Gia Hưng, Gia Lạc, Gia Lâm, Gia Lập, Gia Minh, Gia Ninh, Gia Phong, Gia Lai, Gia Phú, Gia Phương, Gia Sinh, Gia Sơn, Gia Tân, Gia Thắng, Gia Thanh, Gia Thịnh, Gia Thủy, Gia Tiến, Gia Trấn, Gia Trung, Gia Tường, Gia Vân, Gia Vượng, Gia Xuân, Liên Sơn, Trường Yên, Xích Thổ.

Ngày 27 tháng 4 năm 1977, huyện Gia Viễn hợp nhất với huyện Nho Quan thành huyện Hoàng Long, thuộc tỉnh Hà Nam Ninh.

Ngày 9 tháng 4 năm 1981, huyện Gia Viễn được tái lập, gồm 21 xã: Gia Hòa, Gia Hưng, Gia Phú, Gia Thịnh, Gia Vượng, Gia Minh, Gia Phong, Gia Sinh, Gia Lạc, Gia Phương, Gia Trung, Gia Tiến, Gia Thắng, Gia Vân, Gia Lai, Gia Lập, Gia Xuân, Gia Trấn, Gia Thanh, Gia Tân và Liên Sơn.

Riêng các xã Gia Lâm, Gia Tường, Gia Thủy, Gia Sơn, Xích Thổ vẫn thuộc huyện Hoàng Long (nay là huyện Nho Quan); xã Trường Yên được chuyển về huyện Hoa Lư. Trụ sở huyện đóng ở xã Gia Vượng.

Ngày 1 tháng 4 năm 1986, thành lập thị trấn Me, thị trấn huyện lỵ huyện Gia Viễn với diện tích 89,3 ha, 3.297 nhân khẩu, gồm 70,80 ha diện tích tự nhiên của xã Gia Vượng và 18,5 ha diện tích tự nhiên của xã Gia Thịnh.

Ngày 6 tháng 11 năm 2008, Chính phủ ban hành Nghị định số 06/NĐ-CP[4] về việc điều chỉnh một phần diện tích và nhân khẩu của các xã Gia Vượng, Gia Thịnh về thị trấn Me quản lý.

Huyện Gia Viễn có 17.846,37 ha diện tích tự nhiên và 117.356 nhân khẩu, có 21 đơn vị hành chính trực thuộc.

Kinh tế

Công nghiệp và thương mại

Gia Viễn có 3 cụm công nghiệp:

  • Khu công nghiệp Gián Khẩu: Nằm tại xã Gia Trấn và Gia Xuân với diện tích: 93 ha, cách thành phố Ninh Bình 10 km, là điểm nút giao thông đi Hà Nội, các tỉnh đồng bằng và vùng Tây Bắc, cơ sở hạ tầng tốt, địa hình bằng phẳng. Bố trí: Các cơ sở sản xuất công nghiệp vật liệu cao cấp; Sản xuất hàng tiêu dùng, may mặc và Dịch vụ thương mại, du lịch.
  • Cụm công nghiệp Gia Sinh: Nằm tại xã Gia Sinh (khu vực núi Đính) với diện tích: 70 ha. Thuận lợi: Địa hình bằng phẳng (trước đây đã được san lấp dự kiến xây dựng khu hoá chất), xa khu dân cư, giàu nguyên liệu đá vôi, đất sét. Bố trí: Công nghiệp vật liệu xây dựng, phân bón.
  • Cụm công nghiệp Gia Vân: Xã Gia Vân với diện tích: 20 ha. Nằm cạnh khu du lịch Vân Long, địa hình bằng phẳng. Bố trí: Các làng nghề thủ công mỹ nghệ, mây tre đan và Dịch vụ du lịch.

Hệ thống chợ Gia Viễn

Gia Viễn có các chợ sau là được xếp hạng chợ loại 2, 3 ở Ninh Bình:

  • Chợ Đò: Thôn Thượng Hoà, xã Gia Thanh
  • Chợ Giá: Thôn An Ninh, xã Gia Hoà
  • Chợ Gia Phú: Thôn Ngô Đồng, xã Gia Phú
  • Chợ Gián Khẩu: Thôn Gián Khẩu, xã Gia Trấn
  • Chợ Hối: Thôn Vân, xã Gia Tân
  • Chợ Liên Huy: Thôn Liên Huy, xã Gia Thịnh
  • Chợ Me: Phố Mới, thị trấn Me
  • Chợ Viến: Đội 9, xã Gia Hưng
  • Chợ Hàng: Thôn Bình Khang, xã Liên Sơn
  • Chợ Đình: Thôn An Thái, xã Gia Trung
  • Chợ Lê: Thôn Mai Sơn, xã Gia Lạc.

Dân số

Lịch sử phát triển dân số huyện Gia Viễn qua các năm
NămSố dân±%
2016 119.400—    
2017 119.946+0.5%
2018 120.561+0.5%
NămSố dân±%
2019 121.242+0.6%
2020 121.966+0.6%
2021 123.552+1.3%
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Ninh Bình

Huyện Gia Viễn có diện tích 177,31 km², dân số năm 2021 là 123.552 người, mật độ dân số đạt 697 người/km².[2]

Huyện Gia Viễn có diện tích 175,5 km², dân số năm 2019 là 120.992 người[5], mật độ dân số đạt 689 người/km². Huyện có 17% dân số theo đạo Thiên Chúa.

Văn hóa - du lịch

Làng nghề

Các ngành nghề, việc làm chính của người dân là sản xuất nông nghiệp, trồng trọt chăn nuôi dê núi, lợn, bò, gia cầm,... Ngoài ra một số địa phương cũng có thêm những nghề phụ như:

Di tích lịch sử

Gia Viễn là vùng đất cổ giàu truyền thống lịch sử. Đây là vùng đất "sinh vương, sinh thánh"; nơi đã sinh ra vua Đinh Tiên Hoàng và thánh Nguyễn Minh Không (Lý Quốc Sư). Gia Viễn còn nhiều danh nhân tiêu biểu khác như: Tể tướng Nguyễn Bặc, Ngoại giáp Đinh Điền, Thượng thư Trịnh Tú, Thái sư Lưu Cơ thời nhà Đinh và thái sư Trương Bá Ngọc thời Lý. Huyện Gia Viễn có nhiều di tích lịch sử văn hóa như:

Danh lam thắng cảnh

Đặc sản ẩm thực

Vùng quê Gia Viễn có một số đặc sản ẩm thực sau:

  • Mắm tép Gia Viễn là một đặc sản đặc trưng của vùng đất này. Gia Viễn là miền quê được bao bọc bởi sông Hoàng Long, sông Đáy và sông Bôi. Đây là vùng chiêm trũng ngập nước của những ngọn núi đá vôi mọc lên từ những đầm nước ngọt. Người dân vì thế vốn có nghề làm tép riu từ xa xưa. Người ta dùng tép riu làm mắm, gọi là mắm tép. Nghề chế biến mắm tép là công việc bình thường, dân dã ở mỗi gia đình để phục vụ phần chính nhu cầu đời sống, một phần tiêu thụ ra bên ngoài. Làm mắm tép phải theo mùa, khi tép ngon, béo. Người làng Gia Viễn chỉ chọn loại tép riu làm nguyên liệu chế biến thành mắm, tép riu phải là tép già, thân tròn, nhỏ con, màu xanh lam bởi tép gạo tuy to và nạc hơn nhưng làm mắm lại không ngon.
  • Cá chuối Vân Long:là đặc sản quý của đầm Vân Long, được phát hiện đầu tiên ở hang Cá. Cá chuối Vân Long có thân hình to, tròn, sống trong các hang động ngập nước nên có hình dáng đặc trưng. Món cá chuối nướng Vân Long là một đặc sắc ẩm thực của vùng đất phía bắc Gia Viễn.
  • Khoai lang Hoàng Long: được trồng khá nhiều ở vùng bãi sông Hoàng Long. Khoai lang Hoàng Long có ruột khoai vàng, bở, thơm, ngọt.
  • Dê núi Ninh Bình là đặc sản của Ninh Bình nên có điều kiện phát triển tại các khu du lịch lớn như chùa Bái Đính, Vân Long - Kênh Gà. Đoạn Quốc lộ 1 qua Gia Viễn dài gần 4 km cũng phát triển mạnh đặc sản ẩm thực này.

Giao thông

Giao thông đường bộ

Huyện Gia Viễn có Quốc lộ 1 đi qua 3 xã phía đông với chiều dài hơn 4 km, Quốc lộ 37C đi ngang qua huyện, Quốc lộ 21C xuyên dọc huyện. Ngoài ra còn có 2 tuyến tỉnh lộ nối từ thị trấn Me đi là: tỉnh lộ 477B qua Gia Phương, Gia Thắng, Gia Tiến đến cố đô Hoa Lư và tỉnh lộ 477C qua Gia Thịnh, Gia Lạc, Gia Phong đến Quỳnh Lưu.

Tuyến đường Bái Đính - Ba Sao đi qua 6 đơn vị hành chính của huyện Gia Viễn là Gia Tiến, Gia Thắng, Gia Phương, Gia Vượng, Gia Hòa và thị trấn Me.

Giao thông đường sông

Giao thông đường thủy trên địa bàn huyện cũng khá thuận lợi với 2 tuyến quốc gia là sông Hoàng Long và sông Đáy.

Theo Quyết định số: 2179/ QĐ-UBND ngày 17 tháng 9 năm 2007 của UBND tỉnh Ninh Bình V/v phê duyệt Quy hoạch giao thông đường thủy nội địa tỉnh Ninh Bình đến năm 2015 và định hướng phát triển đến năm 2020 thì Gia Viễn có các cảng và các bến đò đường thủy sau:

  • Cảng Đế: thuộc xã Gia Phú, huyện Gia Viễn
  • Cảng Gián Khẩu: tại Gia Trấn - Gia Viễn
  • Cảng chuyên dụng của nhà máy xi măng Vinakansai: thuộc xã Gia Tân, huyện Gia Viễn
  • Các bến cảng sông khác: Bến Gia Thanh, Bến 30, bến Đồng Chưa, bến Cầu Quàng, Bến Viến

Dưới đây là danh sách các bến đò ở Gia Viễn:

Tên bến đòVị tríSôngLý trìnhMức độ liên kếtGiai đoạn
Bến đò Gián KhẩuGia TrấnSông Đáy79Liên tỉnh2010-2015
Bến đò Chấn HưngGia LạcSông Hoàng Long14Liên xã2010-2015
Bến đò Cầu phao Đồng TrưaGia ThịnhSông Hoàng Long15Liên huyện2010-2015
Bến đò Cầu phao Gia SinhGia Sinh Gia ViễnSông Hoàng Long10Liên xã2010-2015
Bến đò Đông KhêGia SinhSông VạcLiên xã2010-2015
Bến đò Cơ PhòngGia TrấnSông Đáy77Liên huyện2016-2020
Bến đò Kim ĐàiGia TrấnSông Hoàng Long28Liên xã2016-2020
Bến đò Bãi TrữGia ThắngSông Hoàng Long1Liên xã2016-2020
Bến đò Đập ĐiềmGia Trung Gia ViễnSông Hoàng Long9Liên xã2016-2020
Bến đò Đông KhêGia TrungSông Hoàng Long13Liên xã2016-2020
Bến đò Chấn HưngGia TrungSông Hoàng Long14Liên xã2016-2020

Danh nhân

Thời phong kiến

Chính trị, quân sự

Các lĩnh vực khác

Kết nghĩa

Huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu

Chú thích

Liên kết ngoài