Gyeonggi

tỉnh của Hàn Quốc

Gyeonggi-do (phát âm tiếng Hàn: "kjʌŋ.ɡi.do", âm Hán Việt: Kinh Kỳ đạo) là tỉnh đông dân nhất tại Hàn Quốc. Tỉnh lỵ là thành phố Suwon. Seoul, thành phố lớn nhất và là thủ đô của Hàn Quốc, về mặt địa lý nằm ở giữa Gyeonggi-do nhưng về mặt hành chính là đơn vị riêng trực thuộc trung ương (đặc biệt thị) kể từ năm 1949. Incheon, thành phố lớn thứ ba Hàn Quốc nằm ở duyên hải phía tây xưa thuộc Gyeonggi-do nhưng sau cũng được tách ra là đơn vị hành chính độc lập.

Gyeonggi-do
경기도
—  Tỉnh  —
Chuyển tự tiếng Hàn
 • Hangul
 • Hanja
 • Revised RomanizationGyeonggi-do
 • McCune‑ReischauerKyŏnggido
Hình nền trời của Gyeonggi-do
Hiệu kỳ của Gyeonggi-do
Hiệu kỳ
Biểu trưng chính thức của Gyeonggi-do
Logo
Vị trí của Gyeonggi-do
Gyeonggi-do trên bản đồ Thế giới
Gyeonggi-do
Gyeonggi-do
Quốc giaHàn Quốc
VùngSudogwon
Thủ phủSuwon-si
Phân khu28 thành phố, 3 huyện
Chính quyền
 • Thống đốcKim Dong-yeon
(Đảng Dân chủ Đồng hành)
 • Cơ quan lập phápHội đồng Gyeonggi
Diện tích
 • Tổng cộng10,184 km2 (3,932 mi2)
Thứ hạng diện tíchĐứng thứ 5
Dân số (Tháng 11 năm 2020)
 • Tổng cộng13,413,459
 • Thứ hạngĐứng thứ 1
 • Mật độ1.170,6/km2 (30,320/mi2)
Biểu tượng của tỉnh
 • HoaForsythia
 • CâyBạch quả
 • ChimChim bồ câu
Múi giờUTC+9 sửa dữ liệu
Mã ISO 3166KR-41
Thành phố kết nghĩaAsahikawa, Kanagawa sửa dữ liệu
Phương ngữSeoul
BlogBlog chính thức
Trang webTrang web chính thức (Tiếng Anh)

Ba đơn vị này: Gyeonggi-do, Seoul và Incheon gộp lại gọi chung là vùng thủ đô Seoul với diện tích 11.730 km², và tổng dân số 22.766.850 người (2005), chiếm 48% dân số toàn quốc là khu vực với địa vị quan trọng nhất về mặt chính trị, kinh tế và văn hóa của Hàn Quốc.

Lịch sử

Từ thời cổ đại Tam Quốc lúc bán đảo Triều Tiên có ba vương quốc của người Hàn chia nhau cai trị lãnh thổ thì Gyeonggi với lưu vực sông Hán ở vị trí trung ương đã là nắm địa vị quan trọng. Onjo (Ôn Tộ Vương), người sáng lập ra nước Bách Tế từ thế kỷ đầu trước Công nguyên đã chọn Wiryeseong (Úy Lễ thành) bên bờ sông Hán làm kinh đô. Năm 475 nước Cao Câu Ly đánh vào đến Wiryeseong. Bách Tế phải thiên đô vào Gongju rồi Sabi ở phía nam cho đến khi mất nước hẳn về tay vua nước Silla (Tân La). Vùng Gyeonggi khi thuộc Tân La Thống nhất có tên là Hansanju.

Vào thế kỷ thứ 10 thời Wang Ryung (Vương Long) lên làm vua nước Cao Ly miếu hiệu là Cao Ly Thái Tổ thì nhà vua chọn Kaesong (Khai Thành) làm kinh đô. Địa danh Gyeonggi chính thức khai sinh vào năm 1018 để gọi cả vùng quanh kinh đô. Năm 1104 vua Sukjong (Túc Tông) xây thêm cung điện bên bờ sông Hán, gọi đó là Namgyeong (Nam Kinh) nên Gyeonggi bao gồm cả Kaesong lẫn Namgyeong.

Khi họ Yi lên ngôi vua thế kỷ 14 thì vua Thái Tổ thiên đô về Hanyang (Hán Dương tức Seoul ngày nay); đạo Gyeonggi được tổ chức lại lấy Hanyang lạm trọng tâm gồm thêm các trấn Quang Châu, Suwon, Yeoju, và Anseong. Kể từ thế kỷ 16 đời vua Sejong đến nay đạo Gyeonggi thuở đó gần ăn khớp toàn phần với đạo Gyeonggi ngày nay.

Ngót 500 năm vào năm 1895, đạo Gyeonggi được chia lại thành năm phủ:

  1. Hanseong (Hanseong-Bu; 한성부; 漢城府; Hán Thành phủ)),
  2. Incheon (Incheon-Bu; 인천부; 仁川府; Nhân Xuyên phủ),
  3. Chungju (Chungju-Bu; 충주부; 忠州府; Trung Châu phủ),
  4. Gongju (Gongju-Bu; 공주부; 公州府; Công Châu phủ), và
  5. Kaesong (Gaesong-Bu; 개성부; 開城府; Khai Thành phủ).

Sang thế kỷ 20 khi chiến tranh Triều Tiên kết thúc, thủ đô Seoul được tách ra khỏi Gyeonggi thành đơn vị hành chính riêng. Hơn nữa Kaesong nằm ở phía bắc khu phi quân sự Triều Tiên thì sáp nhập vào đạo Hwanghae Bắc của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên.

Năm 1967, tỉnh lỵ Gyeonggi được chuyển từ Seoul về Suwon.

Năm 1981 thì chính quyền tách Incheon tách khỏi Gyeonggi. OngjinGanghwa cũng cho thuộc về Incheon năm 1995.

Địa lý

Gyeonggi nằm chếch phía tây trung phần bán đảo Triều Tiên, chiếm 10,2% lãnh thổ Hàn Quốc, 10.131 kilômét vuông (3.912 dặm vuông Anh). Tỉnh có 86 kilômét (53 mi) đường giới tuyến ở phía bắc giáp các tỉnh Hwanghae-namHwanghae-puk của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên và 413 kilômét (257 mi) bờ biển ở phía tây; phía đông giáp hai tỉnh Gangwon và tỉnh Chungcheong Bắc. Phía nam giáp Chungcheong Nam. Nằm lọt vào giữa Gyeonggi là thủ đô Seoul. Tuy tỉnh lỵ Gyeonggi đặt tại Suwon, nhưng một số trụ sở hàng tỉnh lại đặt ở Uijeongbu để tiện việc quản lý các khu vực phía bắc.

Hành chính

#TênHangulHanjaDân số (Tháng 5 năm 2015)[1]Đơn vị hành chính
Thành phố lớn
1Suwon수원시水原市1,177,3764 ilban-gu — 41 haengjeong-dong
2Seongnam성남시城南市974,5803 ilban-gu — 39 haengjeong-dong
3Goyang고양시高陽市1,041,7063 ilban-gu — 46 haengjeong-dong
4Yongin용인시龍仁市968,3463 ilban-gu — 1 eup, 6 myeon, 23 haengjeong-dong
5Bucheon부천시富川市852,75836 haengjeong-dong
6Ansan안산시安山市704,7652 ilban-gu — 24 haengjeong-dong
7Anyang안양시安養市599,4642 ilban-gu — 31 haengjeong-dong
8Namyangju남양주시南楊州市640,5795 eup, 4 myeon, 7 haengjeong-dong
9Hwaseong화성시華城市565,2694 eup, 10 myeon, 10 haengjeong-dong
Thành phố
10Uijeongbu의정부시議政府市431,14915 haengjeong-dong
11Siheung시흥시始興市393,35617 haengjeong-dong
12Pyeongtaek평택시平澤市453,4373 eup, 6 myeon, 13 haengjeong-dong
13Gwangmyeong광명시光明市346,88818 haengjeong-dong
14Paju파주시坡州市416,4394 eup, 9 myeon, 7 haengjeong-dong
15Gunpo군포시軍浦市288,49411 haengjeong-dong
16Gwangju광주시廣州市304,5033 eup, 4 myeon, 3 haengjeong-dong
17Gimpo김포시金浦市344,5853 eup, 3 myeon, 6 haengjeong-dong
18Icheon이천시利川市204,9882 eup, 8 myeon, 4 haengjeong-dong
19Yangju양주시楊州市203,5191 eup, 4 myeon, 6 haengjeong-dong
20Guri구리시九里市186,6118 haengjeong-dong
21Osan오산시烏山市207,5966 haengjeong-dong
22Anseong안성시安城市181,4781 eup, 11 myeon, 3 haengjeong-dong
23Uiwang의왕시義王市157,9166 haengjeong-dong
24Hanam하남시河南市155,75212 haengjeong-dong
25Pocheon포천시抱川市155,6291 eup, 11 myeon, 2 haengjeong-dong
26Dongducheon동두천시東豆川市97,4078 haengjeong-dong
27Gwacheon과천시果川市69,9146 haengjeong-dong
28Yeoju여주시驪州市110,5601 eup, 8 myeon, 3 haengjeong-dong
Huyện
29Yangpyeong양평군楊平郡106,4451 eup, 11 myeon
30Gapyeong가평군加平郡61,4031 eup, 5 myeon
31Yeoncheon연천군漣川郡45,3142 eup, 8 myeon

Tôn giáo

Tôn giáo ở Gyeonggi (2005)[2]

  Không tôn giáo (51.1%)
  Tin Lành (21.9%)
  Phật giáo (16.8%)
  Công giáo Rôma (12.4%)

Theo điều tra dân số năm 2005, dân số của Gyeonggi 34.2% theo Kitô giáo (21.9% Tin Lành và 12.4% Công giáo) và 16.8% theo Phật giáo. 51.1% dân số phần lớn không theo tôn giáo hoặc theo chủ nghĩa Muism và các tôn giáo bản địa khác.

Chú thích

Tham khảo