Hương (tế lễ)

Hương, còn được gọi là nhang được chế tạo từ các chất của thực vật có mùi thơm, thông thường được bổ sung thêm tinh dầu chiết ra từ thực vật hay có nguồn gốc động vật, dùng để tỏa ra khói có mùi thơm khi cháy. Nhan được sử dụng trong các mục đích tôn giáo, chữa bệnh theo kinh nghiệm hay đơn thuần mang tính thẩm mĩ.

Nhang, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội, Việt Nam
Nhang được đem phơi ở đồng bằng sông Cửu Long.
Nhang vòng.

Hương ở dạng bột hay hạt nhỏ được bỏ vào than nóng hay trong bình hương, lư hương. Hương cũng được làm ở dạng thuận tiện hơn cho việc đốt như que, vòng hình nón hay dạng cái nêm. Với những dạng này, người ta đốt hương để cho nó bắt lửa sau đó dập tắt ngọn lửa để nó cháy chậm hơn và tỏa ra khói có mùi thơm.

Hương đóng một vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của người châu Á, thường được sử dụng trong ngày rằm, ngày lễ, tết. Loại hương được nhiều người Việt cũng như Á Đông ưa thích nhất và giá trị của nó cũng cao nhất đó là hương trầm. Trong hương trầm có một thành phần tham gia trích ly từ cây trầm hương Lưu trữ 2009-02-15 tại Wayback Machine.

Một số chất tạo mùi thơm bao gồm:

Phân loại hương (nhang)

  • Hương nén
  • Hương vòng
  • Hương nụ

Cấu tạo nén hương

  • Tăm hương: Được làm bằng thân cây tre tách nhỏ thành từng thanh bé
  • Bột hương: Làm từ hỗn hợp bột gỗ được nghiền nhỏ từ các loại cây: Trầm hương, Hoàng đàn, Quế chi, Hương bài, Bách xù, Long não, thảo dược, hương bài,...
  • Keo kết kính bột và tăm hương: Có 2 loại keo thường được dùng là keo bời lời và keo tràm

Một số quan điểm

- Một số chuyên gia cho biết, giống như khói thuốc lá, khói than, khói các loại hương hóa chất có chứa các hoạt chất độc hại như benzen, toluen, xylene... có thể dẫn đến ung thư hoặc tử vong.[1]

Hộp nhang tại Nhật Bản
Hương, nhang, và vàng mã Trung Quốc, phục vụ cho việc tế lễ

- Ngoài ra khi đốt qua nhiều hương, có thể gây ngạt thở cho những người mẫn cảm hay làm tăng nguy cơ hỏa hoạn.

- Các loại hương có tàn trắng như vôi được làm bằng bột đá vôi dùng trong xây dựng (CaCO3) có lần nhiều tạp chất, và có thể (tùy từng vùng khai thác) chứa các kim loại như chì, thủy ngân, v.v... Nếu người sản xuất nhang sử dụng quá nhiều bột đá vôi, nhang đó sẽ có tác hại vô cùng lớn với người sử dụng.

- Các cơ quan chức năng cũng đã phát hiện về việc nhang tẩm hóa chất như H3PO4 để cuốn tàn (nhang có tàn uốn cong). Đến nay, nhiều loại nhang giá siêu rẻ đều có mặt hóa chất này và tung ra bình thường. Chất độc hại sẽ tồn tại trong không khí, khi tác động lên da sẽ làm da bị mẫn cảm; tác động lên hệ hô hấp gây viêm nhiễm phù nề, co thắt, khó thở; tác động lên giác mạc gây ngứa mắt, sung huyết, chảy nước mắt.[2]

- H3PO4, lưu huỳnh, Kali Nitrat: các chất độc hại được tìm thấy nhiều trong bột và tăm hương. Không chỉ độc hại trong quá trình bị đốt cháy, bản thân H3PO4 với nồng độ lên đến 85% (độ độc rất mạnh) và bột lưu huỳnh trong quá trình sản xuất cũng gây hại đối với người làm hương.[3]

- SO2, CO, NO2: các khí độc được tìm thấy nhiều trong khói hương.

- Khí formaldehyd độc hại có trong khói hương cao hơn mức cho phép 125 lần, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đường hô hấp.

Cách phân biệt

  • Nhang phải có mùi thơm đặc trưng, cháy đượm, cháy lâu, vị hương êm dịu, không gắt, không cay mắt.
  • Để phân biệt bằng mắt thường, có thể tách một ít phần bột để nhìn vào màu của tăm nhang phía trong. Tăm nhang truyền thống có màu nâu đen và sự sần sùi thô mộc, còn nếu có màu vàng suộm và độ láng mịn thì chắc chắn là tăm nhang tẩm acid phosphoric(H3PO4).
  • Để phân biệt nhang có bột đá vôi hay không thì chỉ có thể biết được khi thắp lên, tàn nhang có màu trắng như tuyết, mùi nồng của đá vôi nung, rất khó chịu cho khứu giác.[4]

Lưu ý khi sử dụng hương

  • Không nên thắp nhang trong một không gian kín, đóng cửa, không thông thoáng có thể gây ra những tác động xấu cho sức khỏe khi hít quá nhiều khói nhang.
  • Đừng cắm nhang vào những vị trí dễ cháy hay những bình lọ dễ đổ ngã như tường gỗ, tường giấy, gần những chất liệu dễ cháy như xăng, cồn, dầu hỏa hay các loại keo dán công nghiệp dễ bắt lửa có thể gây hỏa hoạn nghiêm trọng.
  • Không nên cho người già và trẻ em tiếp xúc nhiều với khói hương do sức đề kháng kém, rất dễ bị nhiễm độc.
  • Trong những dịp cúng kiếng đặc biệt, chỉ nên thắp 1-3 cây nhang/ngày.
  • Khi đốt nhang tránh ngửi nhiều mùi hương.
  • Không nên dùng chân nhang làm tăm xỉa răng hay cắm chân nhang vào đồ ăn cúng tế để tránh bị ngộ độc.[4]

Tham khảo