Hải An

Quận nội thành thuộc thành phố Hải Phòng

Hải An là một quận nội thành nằm ở phía đông thành phố Hải Phòng, Việt Nam.

Hải An
Quận
Quận Hải An
Một góc quận Hải An về đêm
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Hồng
Thành phốHải Phòng
Trụ sở UBNDLô 11 Lê Hồng Phong, phường Đằng Hải
Phân chia hành chính8 phường
Thành lập2002[1]
Tổ chức lãnh đạo
Chủ tịch UBNDPhạm Chí Bắc
Bí thư Quận ủyPhạm Thành Văn
Địa lý
Tọa độ: 20°49′38″B 106°45′57″Đ / 20,82722°B 106,76583°Đ / 20.82722; 106.76583
MapBản đồ quận Hải An
Hải An trên bản đồ Việt Nam
Hải An
Hải An
Vị trí quận Hải An trên bản đồ Việt Nam
Diện tích103,7 km²[2]
Dân số (1/4/2019)
Tổng cộng132.943 người[3]
Thành thị100%
Mật độ1.282 người/km²
Dân tộcKinh
Khác
Mã hành chính306[4]
Biển số xe15-B1-B2-B3
Websitehaian.haiphong.gov.vn

Địa lý

Quận Hải An nằm ở phía đông của thành phố Hải Phòng, có vị trí địa lý:

Quận có diện tích 103,7 km²[2], dân số năm 2019 là 132.943 người, mật độ dân số đạt 1.282 người/km².[3]

Hành chính

Quận Hải An được chia thành 8 phường: Cát Bi, Đằng Lâm, Đằng Hải, Đông Hải 1, Đông Hải 2, Nam Hải, Thành Tô, Tràng Cát.

Lịch sử

Ngày 16 tháng 12 năm 1901, thống sứ Bắc Kỳ ra nghị định tách một số xã thuộc huyện An Dương ra khỏi tỉnh Phù Liễn (sau đổi thành tỉnh Kiến An) để thành lập ngoại thành Hải Phòng. Tuy nhiên đến ngày 29 tháng 2 năm 1924, chính quyền thực dân Pháp bãi bỏ ngoại thành Hải Phòng, trả lại các xã trên cho tỉnh Kiến An để thành lập một huyện mới có tên là huyện Hải An.[5]

Ngày 7 tháng 4 năm 1966, Chính phủ ban hành Quyết định 67-CP hợp nhất huyện Hải An với huyện An Dương thành huyện An Hải.[6]

Ngày 20 tháng 12 năm 2002, Chính phủ ban hành Nghị định 106/2002/NĐ-CP[1]. Theo đó:

  • Thành lập quận Hải An trên cơ sở tách 5 xã: Đằng Lâm, Đằng Hải, Đông Hải, Nam Hải, Tràng Cát thuộc huyện An Hải và phường Cát Bi thuộc quận Ngô Quyền
  • Chuyển 5 xã: Đằng Lâm, Đằng Hải, Đông Hải, Nam Hải, Tràng Cát thành 5 phường có tên tương ứng.

Sau khi thành lập, quận Hải An có 8.838,97 ha diện tích tự nhiên và 69.862 người với 6 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 6 phường: Cát Bi, Đằng Lâm, Đằng Hải, Đông Hải, Nam Hải, Tràng Cát.

Ngày 5 tháng 4 năm 2007, Chính phủ ban hành Nghị định số 54/2007/NĐ-CP[7]. Theo đó:

  • Chia phường Đông Hải thành 2 phường: Đông Hải 1 và Đông Hải 2
  • Chia phường Đằng Lâm thành 2 phường: Đằng Lâm và Thành Tô; tách 45,80 ha diện tích tự nhiên với 8.240 người của phường Cát Bi để sát nhập về phường Thành Tô mới thành lập.

Từ đó, Quận Hải An có 8 phường trực thuộc như hiện nay.

Giao thông

Dòng người lưu thông trên đường Lê Hồng Phong (đoạn thuộc địa phận quận Hải An)

Ngoài ra, Hải An có các đầu mối giao thông quan trọng của thành phố Hải Phòng, bao gồm các tuyến đường bộ, đường thủy, đường sắtđường hàng không. Địa bàn quận được bao quanh bởi hệ thống sông Lạch Tray, sông Cấm có cửa Nam Triều đổ ra Vịnh Bắc Bộ.

Đây là điểm cuối của tuyến đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng. Trục đường giao thông liên tỉnh quan trọng khác chạy qua địa bàn quận là Quốc lộ 5 nối liền Hà Nội với Hải Phòng. Các tuyến đường trung tâm thành phố chạy đến quận như đường Trần Hưng Đạo, Lê Hồng Phong, đường ra đảo Đình Vũ, Cát Bà. Có Cảng Chùa Vẽ, Cảng Cửa Cấm, Cảng Quân sự và một số cảng chuyên dùng khác, Có tuyến đường sắt từ Ga Lạc Viên đến Cảng Chùa Vẽ. Có cảng hàng không quốc tế Cát Bi với năng lực vận chuyển 2 triệu lượt hành khách và gần 12000 tấn hàng mỗi năm. Đây cũng là một trong những điểm lợi thế của quận cần được chú ý khai thác phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của quận.

Đường phố

  • 7 tháng 3
  • An Khê
  • An Kim Hải
  • An Trung
  • Bắc Trung Hành
  • Bạch Thái Bưởi
  • Bảo Phúc
  • Bến Láng
  • Bình Kiều
  • Bùi Thị Từ Nhiên
  • Bùi Viện
  • Cát Bi
  • Cát Khê
  • Cát Linh
  • Cát Vũ
  • Chợ Lũng
  • Chùa Vẽ
  • Cống Đen
  • Đà Nẵng
  • Đằng Hải
  • Đặng Kinh
  • Đình Vũ
  • Đoàn Chuẩn
  • Đoạn Xá
  • Đông An
  • Đông Hải
  • Đông Mỹ
  • Đông Phong
  • Đông Trung Hành
  • Hạ Đoạn
  • Hạ Lũng
  • Hàng Tổng
  • Hào Khê
  • Hoàng Thế Thiện
  • Kiều Hạ
  • Kiều Sơn
  • Lê Đức Thịnh
  • Lê Hồng Phong
  • Lê Thánh Tông
  • Lũng Bắc
  • Lũng Đông
  • Lương Khê
  • Lý Hồng Nhật
  • Mạc Đình Phúc
  • Mạc Thái Tổ
  • Mai Trung Thứ
  • Nam Hải
  • Nam Hải Đông
  • Nam Hòa
  • Nam Hùng
  • Nam Hưng
  • Nam Phong
  • Nam Thành
  • Nam Trung Hành
  • Ngô Gia Tự
  • Ngô Hùng
  • Nguyễn Bỉnh Khiêm
  • Nguyễn Đồn
  • Nguyễn Khoa Dục
  • Nguyễn Lân
  • Nguyễn Thị Thuận
  • Nguyễn Thiếp
  • Nguyễn Văn Hới
  • Nhà Mạc
  • Nhà Thờ Xâm Bồ
  • Phú Lương
  • Phủ Thượng Đoạn
  • Phú Xá
  • Phương Lưu
  • Tân Vũ
  • Tây Khê
  • Tây Trung Hành
  • Thành Tô
  • Thống Nhất
  • Thư Trung
  • Tiền Phong
  • Tô Vũ
  • Trần Đông
  • Trần Hoàn
  • Trần Văn Giang
  • Trần Văn Lan
  • Tràng Cát
  • Trung Hành
  • Trung Lực
  • Từ Lương Xâm
  • Văn Cao
  • Vĩnh Lưu
  • Vườn Hồng

Chú thích