Hệ đo lường cổ Việt Nam

Đơn vị đo
chiều dài
Việt Nam xưa

Hệ thập phân
Trượng
Ngũ
Thước
𡬷Tấc
Phân
Ly
Hào
Ti
Hốt
Vi

Các đơn vị khác
...
...Dặm
...Sải

Xem thêm
Hệ đo lường cổ Việt Nam

Hiện nay Việt Nam sử dụng Hệ đo lường quốc tế, nhưng trong thông tục tập quán Việt Nam có một hệ đo lường khác.

Khoảng cách

Các đơn vị đo độ dài cổ của Việt Nam theo hệ thập phân, ngoại trừ ngũ, dựa trên một cây thước cơ bản.

Tuy nhiên, trước khi Pháp chiếm đóng Đông Dương, đã có nhiều loại thước ở Việt Nam, phục vụ cho các mục đích khác nhau và có độ dài khác nhau. Theo Từ điển tiếng Việt[1] thì trong hệ đo lường cổ Việt Nam có ít nhất hai loại thước đo chiều dài với các giá trị trước năm 1890[2]thước ta (hay thước mộc, bằng 0,425 mét) và thước đo vải (bằng 0,645 m). Theo Nguyễn Đình Đầu[3] thì cả trường xíchđiền xích đều bằng 0,4664 mét. Theo Ths. Phan Thanh Hải trong bài "Hệ thống thước đo thời Nguyễn" thì có ba loại thước chính: thước đo vải (từ 0,6 đến 0,65 mét), thước đo đất (luôn là 0,47 mét) và thước mộc (từ 0,28 đến 0,5 mét).

Khi Pháp chiếm Nam kỳ, Nam kỳ dùng mét theo tiêu chuẩn của Pháp. Trung kỳBắc kỳ tiếp tục dùng thước đo đất, điền xích, với độ dài 0,47 mét. Theo Dương Kinh Quốc[4] (tr. 236), vào ngày 2 tháng 6 năm 1897, Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer đã ra sắc lệnh quy định, kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1898, ở địa bàn Bắc kỳ áp dụng cách tính 1 thước ta = 0,40 mét. Quy định này cũng đã thống nhất tất cả các loại thước (thước ta, thước mộc, điền xích...) thành một loại thước ta bằng 0,40 mét. Trung kỳ vẫn dùng chuẩn cũ và dẫn đến trong việc đo đất, các đơn vị chiều dài và diện tích (ví dụ sào) ở Trung kỳ gấp 4,7/4 và (4,7/4)² lần các đơn vị tương ứng ở Bắc kỳ.

Theo [5] và một sách hướng dẫn của Liên Hợp Quốc[6], các đơn vị đo chiều dài cổ của Việt Nam, vào đầu thế kỷ 20[2], là:

Đơn vị đoHán/Nôm[7][8]Giá trị cổChuyển đổi cổGiá trị hiện nayChuyển đổi hiện nay
trượng4 m2 ngũ = 10 thước......
ngũ2 m5 thước......
thước hay xích40 cm10 tấc1 m10 tấc
tấc𡬷4 cm10 phân10 cm10 phân
phân4 mm10 ly1 cm10 ly
ly hay li0,4 mm10 hào1 mm...
hào0,04 mm10 ti......
ti4 µm10 hốt......
hốt0,4 µm10 vi......
vi0,04 µm.........

Chú ý:

  • Thước còn gọi là "thước ta" để phân biệt với "thước tây" (hay mét). Ngoài đo chiều dài, thước còn dùng để đo diện tích đất (trình bày ở dưới). Xem thêm bài thước và đơn vị đo chiều dài cổ Việt Nam.
  • Theo sách hướng dẫn của Liên Hợp Quốc[6], một số nơi dùng 1 trượng = 4,7 mét một cách không chính thức. Theo Từ điển tiếng Việt[1] (tr. 1093), trượng có 2 nghĩa: 10 thước Trung Quốc cổ (khoảng 3,33 mét) hoặc 4 thước mộc (khoảng 1,70 mét).
  • Đơn vị tấc được một tài liệu ghi là "túc". Theo sách hướng dẫn của Liên Hợp Quốc[6], một số nơi dùng 1 tấc = 4,7 xentimét một cách không chính thức.

Ngoài ra:

  • 1 chai vai = 14,63 mét
  • Dặm. Theo Từ điển tiếng Việt[1] (tr. 264) thì 1 dặm = 444,44 mét. Còn theo Từ lâm Hán Việt từ điển[9] (tr.1368) thì 1 dặm = 1800 xích (thước Trung Quốc) = 576 mét.
  • . Theo Từ lâm Hán Việt từ điển[9] có hai loại lý: công lý tức là lý đã được chuẩn hóa theo SI = 1 kilômét = 3125 xích (thước Trung Quốc); còn thị lý là đơn vị đo cổ, dài chừng 1562,55 xích.
  • Sải

Thành ngữ tiếng Việt:

  • "Sai một ly, đi một dặm": thành ngữ này muốn nói một sai sót rất nhỏ có thể dẫn đến hậu quả rất lớn (1 dặm bằng khoảng 106 ly).

Diện tích

Theo sách hướng dẫn của Liên Hợp Quốc[6], các đơn vị đo diện tích cổ của Việt Nam là:

Đơn vị đoHán/Nôm[7]Giá trị cổChuyển đổi cổSuy từ khoảng cáchGiá trị ở miền Trung
mẫu3600 10 sào...4970 m²
sào360 m²10 miếng...497 m²
miếng...36 m²1.5 xích3 ngũ × 3 ngũ...
xích hay thước尺/𡱩24 m²10 tấc...33 m²
than...4 m²...1 ngũ × 1 ngũ...
tấc hay thốn𡬷/寸2,4 m²10 phân...3,3135 m²
phân...0,24 m²1.5 ô......
ô hay ghế...0,16 m²10 khấu1 thước × 1 thước...
khấu...0,016 m².........

Chú ý:

  • Các giá trị diện tích ở miền Trung Việt Nam lớn gấp (4,7/4)² lần các giá trị phổ thông. Điều này là do quy ước đơn vị đo chiều dài (trượng, tấc...) ở miền Trung lớn gấp 4,7/4 lần các giá trị phổ thông, như đã giải thích ở trên.

Cách tính cũng tùy theo vùng miền và cũng rất tùy tiện, không đồng nhất.

1 mẫu ở khu vực Bắc Bộ khoảng 3.600m2,1 mẫu ở khu vực Trung Bộ khoảng 5.000m2,1 mẫu ở khu vực Nam Trung Bộ khoảng 10.000m2,Tuy nhiên vẫn có vài nơi trên Việt Nam đặc biệt là vùng Tây Nguyên và Cao Nguyên Đồng Văn, nơi đa số là người dân tộc Ê Đẽ và H'Mông sinh sống thì 1 mẫu (1 Hécta) được quy đổi ra khoảng 1.000m2

  • Theo sách hướng dẫn của Liên Hợp Quốc[6], "phân" còn được viết là "phấn".
  • Đơn vị "sào" đã có tài liệu ghi là "cao". Sào có hai loại khác nhau: sào Bắc Bộ và sào Trung Bộ.

Ngoài ra:

Thể tích

Theo sách hướng dẫn của Liên Hợp Quốc[6]Hán-Việt từ điển của Thiều Chữu[7], các đơn vị đo thể tích cổ của Việt Nam là:

Đơn vị đoHán/Nôm[7]Giá trị cổChuyển đổi cổSuy từ khoảng cáchChú ý
hộc (hợp)0,1 lít
miếng...14,4 m³...3 ngũ × 3 ngũ × 1 thướcĐo đất trong mua bán đất
lẻ hay than...1,6 m³...1 ngũ × 1 ngũ × 1 thướcKhi đong gạo, 1 lẻ ≈ 0,1 lít
thưng hay thăng...1 lít.........
đấu10 lít2 bát = 5 cáp......
bát...0,5 lít.........
cáp...0,2 lít100 sao......
sao tục gọi là nhắm[10]2 mililít10 toát...Đong ngũ cốc
toát tục gọi là nhón[10]0,2 mililít......Đong ngũ cốc

Ngoài ra:

  • 1 phương gạo = 13 thăng hay 30 bát gạt bằng miệng, năm 1804 (theo Thực Lục, I I I, 241 - Đại Nam Điển Lệ, trang 223).
  • 1 vuông gạo = 604 gr 50, theo Nguyễn vănTrình và Ưng Trình, BAVH, số 1, 1917.
  • 1 phương còn gọi là vuông phổ thông gọi là giạ= 38.5 lít, tuy nhiên cũng có tài liệu ghi là 1 phương = 1/2 hộc, tức khoảng 30 lít
  • 1 giạ = thời Pháp được quy định là 40 lít khi đong gạo nhưng cũng có khi chỉ là 20 lít cho một số mặt hàng[11]
  • 1 túc = 3⅓ micrôlít
  • 1 uyên = 1 lít

Sang thời Pháp thuộcNam Kỳ các đơn vị dung tích được quy định lại như sau:[12]

Đơn vị đoGiá trị cổtính theo mét hệcách dùngtrọng lượng
hộc26 thăng71,905 lítđong thóc1 tạ thóc = 68 kg[13]
vuông13 thăng35,953 lít sau lại định là 40 lítđong gạo
thăng...2,766 lít......
hiệp0,1 thăng0,276 lít......
thược0,01 thăng0,0276 lít......
  • Đong thóc dùng hộc và đong gạo dùng vuông vì một hộc thóc khi xay ra thì được 1 vuông gạo.
  • 1 hộc thóc cân nặng 1 tạ

Đơn vị địa phương

Theo sách hướng dẫn của Liên Hợp Quốc[6]:

Khối lượng

Theo [14],[15], các đơn vị đo khối lượng cổ của Việt Nam là:

Đơn vị đoHán/Nôm[7][8]Giá trị cổChuyển đổi cổGiá trị hiện nayChuyển đổi hiện nay
tấn604,5 kg10 tạ1000 kg10 tạ
quân[10]302,25 kg5 tạ500 kgkhông còn dùng
tạ60,45 kg10 yến100 kg10 yến
bình[10]30,225 kg5 yến50 kgkhông còn dùng
yến...6,04510 cân10 kg10 cân
cân604,5 g16 lạng1 kg10 lạng
nén...378 g10 lạng......
lạng37,8 g10 đồng (hoa)100 g...
đồng hay hoa3,78 g10 phân10 g...
phân0,38 g10 ly......
ly hay li37,8 mg10 hào......
hào3,8 mg10 ti......
ti0,4 mg10 hốt......
hốt0,04 mg10 vi......
vi0,004 mg.........

Chú ý:

  • Tấn khi nói về trọng tải của tàu bè còn có thể mang ý nghĩa chỉ dung tích, 2,8317 mét khối hoặc 1,1327 mét khối, theo [15].
  • Cân còn được gọi là "cân ta" để phân biệt với "cân tây" là kilôgam.
  • Nén còn được chép là 375 gam ở một tài liệu[15], tuy nhiên giá trị này mâu thuẫn với giá trị của lạng từ cùng tài liệu này là 37,8 gam. Giá trị 375 gam phù hợp với quy ước đo khối lượng kim hoàn.
  • Đồng dùng trong đo khối lượng còn được gọi là "đồng cân"[15].

Thành ngữ tiếng Việt:

  • "Của một đồng, công một nén": thành ngữ này muốn về một vật có giá trị vật chất nhỏ nhưng công sức để làm ra lớn (1 nén = 100 đồng).
  • "Kẻ tám lạng, người nửa cân": thành ngữ này muốn nói rằng hai bên bằng nhau (8 lạng = ½ cân, theo chuyển đổi cổ).

Kim hoàn

Trong giao dịch vàng, bạc, đá quý,...

Thời Pháp thuộc chính quyền còn ấn định một số trọng lượng để dễ bề trao đổi:

  • 1 nén = 2 thoi = 10 đính = 10 lượng[10]

Đơn vị địa phương

Thời gian

  • Canh (更): còn gọi là "trống canh" bằng hai giờ hiện nay (7.200 s theo tiêu chuẩn quốc tế).
  • Giờ: còn gọi là "giờ đồng hồ" hay "tiếng đồng hồ"; bằng một giờ của hệ đo lường quốc tế.
  • Khắc: là đơn vị cổ về thời gian ở Việt Nam; đã thay đổi giá trị nhiều lần. Xa xưa, quy định 1 khắc = 1/6 ngày = 2 giờ 20 phút (đêm 5 canh, ngày 6 khắc), sau đó quy định bằng 1/100 ngày, tức là 14 phút 24 giây. Đến triều Nguyễn lại đổi 1 khắc = 1/96 ngày = 15 phút. Hiện được dùng không thông dụng, để chỉ khoảng thời gian bằng 1/4h, tức là 15 phút.

Tiền tệ

Chú thích

Tham khảo

Xem thêm

Liên kết ngoài