Hệ thống sông Hồng

Hệ thống sông Hồng là một mạng lưới các con sông, tập hợp quanh con sông chính là sông Hồng, góp nước cho sông Hồng hoặc nhận nước của con sông này đổ ra Biển Đông. Hệ thống sông Hồng tạo nên phần lớn diện tích đồng bằng Bắc Bộ, một vùng bình nguyên tam giác châu thổ lớn thứ hai của Việt Nam. Cùng với hệ thống sông Thái Bình ở phần phía Đông Bắc đồng bằng Bắc Bộ, tạo nên đồng bằng này, đồng thời hệ thống sông Hồng còn được nối thông và góp một phần lưu lượng nước của mình cho hệ thống sông Thái Bình, do đó cả hai hệ thống sông này còn được biết tới với cái tên chung là Hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình. Hệ thống sông Hồng bồi đắp nên phần trung tâm và phần phía Nam đồng bằng Bắc Bộ. [1]

Lưu vực

sông Hồng, đoạn chảy qua Hà Nội

Hợp lưu

Các dòng sông gom nước trực tiếp cho hệ thống sông Hồng, gồm:

Phân lưu

Dòng chính sông Hồng

Các cửa sông thuộc hệ thống sông Hồng, đổ ra Biển Đông

  • Cửa Ba Lạt, cửa chính của sông Hồng, nằm giữa hai tỉnh Thái Bình và Nam Định
  • Cửa Diêm Hộ, ở huyện Thái Thụy (Thái Bình)
  • Cửa Trà Lý, giữa huyện Thái Thụy và huyện Tiền Hải (Thái Bình)
  • Cửa Lân, thuộc huyện Tiền Hải
  • Cửa sông Sò, tại địa phận xã Giao Lâm (Giao Thủy) và Hải Hậu) thuộc tỉnh Nam Định
  • Cửa Lạch Giang, cửa sông Ninh Cơ, nằm giữa hai huyện Hải Hậu và Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định.
  • Cửa Đáy, trên sông Đáy, nằm giữa hai tỉnh Nam ĐịnhNinh Bình.
  • Cửa Lạch Càn trên sông Càn, nằm giữa hai tỉnh Ninh BìnhThanh Hóa.

Hệ thống đê bao

Hệ thống đê bao này được hình thành từ rất lâu đời, nhưng chính thức được nhà nước tu bổ tôn tạo là từ triều đại Nhà Lý, thời vua Lý Nhân Tông. Ước tính hiện nay tổng chiều dài của hệ thống đê bao tất cả các con sông thuộc Hệ thống sông Hồng dài khoảng 3000 km.

Tham khảo

Liên kết ngoài