Học viện Kỹ thuật Quân sự

Học viện Kỹ thuật Quân sự (tiếng Anh: Military Technical Academy – MTA), (mã tuyển sinh là KQH), hay còn được gọi với cái tên dân sự là Trường Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn là Đại học đầu ngành kỹ thuật, công nghệ quân sự và công nghiệp quốc phòng nằm trong Nhóm các Đại học trọng điểm Quốc gia Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, sự chỉ đạo nghiệp vụ của Bộ giáo dục và Đào tạo. Học viện có nhiệm vụ đào tạo cán bộ kỹ thuật, công nghệ quân sự, chỉ huy tham mưu kỹ thuật có trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ cho quân đội. Đồng thời, Học viện có nhiệm vụ nghiên cứu khoa học công nghệ quân sự, kết hợp nghiên cứu với triển khai ứng dụng, chuyển giao công nghệ với sản xuất và thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu của quân đội.[1]. Học viện Kỹ thuật Quân sự là cơ sở nòng cốt để xây dựng, phát triển nền khoa học kỹ thuật, công nghệ quân sự và công nghiệp quốc phòng Việt Nam, trong bối cảnh cuộc cách mạng kỹ thuật quân sự trên thế giới đang phát triển nhanh chóng.

Học viện Kỹ thuật Quân sự (KQH)
Bộ Quốc phòng
Biểu trưng của Học viện Kỹ thuật Quân sự (MTA)
Quốc gia Việt Nam
Thành lập28 tháng 10 năm 1966; 57 năm trước (1966-10-28)
Nhiệm vụĐào tạo chỉ huy, kỹ sư quân sự và dân sự
Đào tạo Thạc sĩ, Tiến sĩ
Nghiên cứu Khoa học và Công nghệ
Quy mô18.000 người
Bộ phận của Bộ Quốc phòng (Việt Nam)
Bộ chỉ huysố 236, đường Hoàng Quốc Việt, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội
Tên khácTrường Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn
Đặt tên theothứ tự thời gian:

+ Năm 1966: Phân hiệu II Đại học Bách khoa
+ Năm 1968: Đại học Kỹ thuật Quân sự
+ Năm 1981: Học viện Kỹ thuật Quân sự

+ Năm 1991: Trường Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn.
Khẩu hiệuTrí tuệ tỏa sáng
Hành khúcĐi tới ngày mai
Lễ kỷ niệmngày 28 tháng 10 hằng năm
Vinh danhAnh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân
Huân chương Hồ Chí Minh Huân chương Hồ Chí Minh
Huân chương Độc lập Huân chương Độc lập hạng Nhất
Huân chương Độc lập Huân chương Độc lập hạng Nhì
Huân chương Độc lập Huân chương Độc lập hạng Ba
Huân chương Quân công Huân chương Quân công hạng Nhất ×2
Huân chương Quân công Huân chương Quân công hạng Nhì
Huân chương Quân công Huân chương Quân công hạng Ba
Huân chương Lao động Huân chương Lao động hạng Ba
Huân chương Chiến công Huân chương Chiến công hạng Nhất
Huân chương Chiến công Huân chương Chiến công hạng Nhì
Huân chương Chiến công Huân chương Chiến công hạng Ba
Điện thoại069.515200
Websitemta.edu.vn
Chỉ huy
Giám đốc
Lê Minh Thái
Chính ủy
Trần Văn Thưởng

Địa chỉ trụ sở chính và các chi nhánh

  • Tổng diện tích mặt bằng các chi nhánh và trụ sở chính của Học viện Kỹ thuật Quân sự là hơn 50ha.
  • Các cơ sở của Học viện:[2]
    1. Cơ sở 1: Trụ sở chính (khu A), số 236 đường Hoàng Quốc Việt, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Là nơi làm việc của Ban giám đốc, các cơ quan chức năng, các Khoa, Viện, Trung tâm nghiên cứu và cũng là nơi sinh hoạt, rèn luyện, học tập, nghiên cứu khoa học của đối tượng học viên, sinh viên đào tạo đại học và sau đại học.
    2. Cơ sở 2: Khu B, đường Kiều Mai, phường Phương Canh, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội: Gồm Ký túc xá, Giảng đường, Khu thể thao, Nhà ăn; Xưởng Chế thử/Trung tâm Công nghệ; Trung tâm dạy nghề lái xe; Hệ đào tạo Sau đại học;
    3. Cơ sở 3: Đại diện khu vực phía Nam tại số 71 đường Cộng Hòa, phường 04, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh; điện thoại: 069 662 644; Gồm cơ quan đại điện và đào tạo sau đại học tại phía Nam.
    4. Cơ sở 4: Trung tâm Huấn luyện tại số 125 Vĩnh Phúc, đường Nguyễn Văn Linh, phường Liên Bảo, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc (10ha): Gồm các Xưởng thực hành, thực tập và là nơi sinh hoạt, rèn luyện, học tập của các đối tương đào tạo liên thông, chuyển cấp, văn bằng 2 và các lớp đào tạo ngắn hạn.
    5. Cơ sở 5: Khu Hòa Lạc tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc, xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội (23ha): Trung tâm nghiên cứu, phát triển và chuyển giao công nghệ Hòa Lạc; Trường bắn Thử nghiệm vũ khí; Khu huấn luyện dã ngoại, Khu hậu cần,...
    6. Cơ sở 6: Khu Kim Chung, Kim Nỗ, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội là Khu nghiên cứu khoa học quân sự, huấn luyện, đào tạo.
    7. Cơ sở 7: phường Long Bình Tân, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai (5ha).

Tổng quan

Học viện Kỹ thuật quân sự (Military Technical Academy – MTA) là trường đại học nghiên cứu (research university), được tổ chức theo mô hình trường đại học kỹ thuật tổng hợp, vừa đào tạo và nghiên cứu ứng dụng những thành tựu của khoa học và công nghệ hiện đại vào thiết kế, chế tạo, sản xuất và khai thác sử dụng vũ khí, khí tài, trang thiết bị và phương tiện kỹ thuật quân sự trong bối cảnh cuộc cách mạng kỹ thuật quân sự đang phát triển nhanh chóng trên thế giới, cũng như phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhà khoa học

Hơn 1300 cán bộ với hơn 900 giảng viên, trong đó:

Cơ sở vật chất

  • Tổng diện tích mặt bằng của Trụ sở chính tại 236 - Hoàng Quốc Việt và các chi nhánh khác: hơn 50 hecta.
  • Hệ thống các giảng đường, thư viện, phòng thí nghiệm,khu giáo dục thể chất, ký túc xá...; các trang thiết bị nghiên cứu và giảng dạy hiện đại, đồng bộ phù hợp với chương trình đào tạo Học viện đang áp dụng, cụ thể: hơn 200 giảng đường, phòng đào tạo từ xa, phòng thí nghiệm, sân vận động, bể bơi... Thư viện với trên 2000 m2 sử dụng với 76.000 đầu sách, cơ sở vật chất, thiết bị hạ tầng thông tin trang bị đồng bộ, có hệ thống phòng đọc, phòng tra cứu Internet. Hệ thống thư viện điện tử với nhiều cơ sở dữ liệu giáo trình,tài liệu, máy chủ và máy trạm khai thác dữ liệu trực tuyến trên Internet…

Hợp tác

Lịch sử

  • Ngày 08/08/1966 Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 146-CP thành lập Phân hiệu II Đại học Bách Khoa.
  • Ngày 28/10/1966, Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ công bố quyết định thành lập Phân Hiệu II Đại học Bách Khoa đồng thời khai giảng khóa đào tạo 1 tại Thủ đô Hà Nội. Từ đó tới nay, ngày 28/10 hàng năm trở thành ngày truyền thống của Nhà trường.
  • Ngày 18/6/1968, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 88-CP chuyển "Phân hiệu II Đại học Bách khoa" thuộc Bộ Đại học và trung học chuyên nghiệp thành "Trường Đại học Kỹ thuật Quân sự" thuộc Bộ Quốc phòng.[4]
  • Ngày 15/12/1981, Bộ Quốc phòng quyết định thành lập Học viện Kỹ thuật Quân sự trên cơ sở trường Đại học Kỹ thuật Quân sự.
  • Ngày 06/5/1991: Thủ tướng Chính phủ quyết định cho Học viện Kỹ thuật Quân sự được sử dụng tên dân sự Trường Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn với 2 nhiệm vụ đào tạo quân sự và dân sự.[5]
  • Ngày 31/1/2008, Học viện Kỹ thuật Quân sự được Chính phủ quyết định đưa vào danh sách 15 trường đại học trọng điểm quốc gia Việt Nam.

Lãnh đạo hiện nay[6]

TTChức vụHọ tênĐảm nhiệmGhi chú
1Giám đốc
Lê Minh Thái

(GS, TS)

Từ 2023
2Chính ủy
Trần Văn Thưởng

(ThS)

Từ 2022Bí thư Đảng ủy
3Phó Giám đốc
Trần Xuân Nam

(GS, TS)

Từ 2020
4Phó Giám đốc

(Phụ trách KHCN, Thông tin KHQS, Kỹ thuật)

Mai Quang Huy

(PGS, TS)

Từ 2022
5Phó Giám đốc

(Phụ trách Hậu cần, Quân sự)

Từ 2022
6Phó Chính ủy
Trần Văn Duy
Từ 2022

Năm 2006, thực hiện chế độ Chính ủy, Chính trị viên trong Quân đội. Theo đó Đảng bộ trong Học viện Kỹ thuật quân sự bao gồm:

  • Đảng bộ Học viện Kỹ thuật quân sự là cao nhất;
  • Đảng bộ các Khoa đào tạo, Viện nghiên cứu, Trung tâm nghiên cứu, các Hệ quản lý học viên trực thuộc Học viện Kỹ thuật quân sự;
  • Chi bộ thuộc các Phòng, Ban, Bộ môn, các đơn vị cơ sở.

Đào tạo

Đại học

  • Thời gian đào tạo là 5 năm, mỗi năm 2 học kỳ. Đào tạo về Các môn học khối kiến thức cơ bản, Các môn học khối cơ sở ngành và chuyên ngành, Các môn học khối kiến thức chuyên ngành theo hướng đào tạo, Khối kiến thức về Khoa học xã hội - Nhân văn và Giáo dục quốc phòng.
  • Hệ quân sự: Hiện nay, Học viện đào tạo 45 chuyên ngành quân sự thuộc các ngành/lĩnh vực: Điện tử truyền thông; Điện-Điện tử; Điều khiển và Tự động hóa; Kỹ thuật máy tính; Khoa học máy tính; Hệ thống thông tin; Mạng máy tính; Công nghệ phần mềm; An ninh, An toàn thông tin; Công nghệ thông tin; Toán-Tin học; Địa-Tin học; Hàng không vũ trụ; Cơ khí; Vũ khí; Động lực; Xây dựng; Công trình giao thông;; Hóa học; Vật liệu; Môi trường; Cơ - Điện tử; Quang học và Quang - Điện tử;...
  • Hệ dân sự: Hiện nay, Học viện đào tạo 21 chuyên ngành dân sự: công nghệ thông tin; khoa học máy tính; trí tuệ nhân tạo và khoa học dữ liệu; hệ thống thông tin; công nghệ phần mềm; truyền thông và mạng máy tính; an toàn thông tin; công nghệ hóa học, kỹ thuật môi trường; kỹ thuật điện - điện tử; điều khiển công nghiệp; tự động hóa; vi điện tử bán dẫn; điện tử viễn thông; điện tử y sinh; cơ điện tử; kỹ thuật hàng không; kỹ thuật hệ thống sản xuất; cơ kỹ thuật; kỹ thuật thủy khí; kỹ thuật nhiệt lạnh; kỹ thuật thiết kế; chế tạo máy; gia công áp lực; kỹ thuật ô tô; máy xây dựng; xây dựng dân dụng và công nghiệp; cầu đường bộ;... Đến năm 2019, theo đề án chủ truơng mới của Bộ Quốc phòng, Học viện dừng tuyển sinh và đào tạo khối dân sự.

Thạc sĩ

Danh sách ngành đào tạo trình độ thạc sĩ: 18 ngành[7]

STTTên ngànhKhoa chủ quản
1Khoa học máy tínhViện Công nghệ thông tin và Truyền thông
2Kỹ thuật phần mềmViện Công nghệ thông tin và Truyền thông
3Hệ thống thông tinViện Công nghệ thông tin và Truyền thông
4Kỹ thuật cơ khíKhoa Cơ khí
5Cơ kỹ thuậtKhoa Cơ khí
6Cơ học vật rắnKhoa Cơ khí
7Kỹ thuật cơ khí động lựcViện Cơ khí Động lực
8Kỹ thuật Cơ Điện tửKhoa Hàng không Vũ trụ
9Kỹ thuật điều khiển và tự động hóaViện Tên lửa và kỹ thuật điều khiển
10Kỹ thuật điện tửKhoa Vô tuyến Điện tử
11Kỹ thuật ra đa – dẫn đườngKhoa Vô tuyến Điện tử
12Kỹ thuật viễn thôngKhoa Vô tuyến điện tử
13Kỹ thuật hóa họcKhoa Hóa-Lý kỹ thuật
14Kỹ thuật xây dựng công trình đặc biệtViện Công trình đặc biệt
15Kỹ thuật xây dựng công trình ngầmViện Công trình đặc biệt
16Kỹ thuật xây dựng công trình giao thôngViện Công trình đặc biệt
17Chỉ huy, quản lý kỹ thuậtKhoa Chỉ huy tham mưu kỹ thuật
18Quản lý Khoa học và Công nghệKhoa Cơ khí

Tiến sĩ

Danh sách ngành đào tạo trình độ tiến sĩ: 15 ngành[8]

STTTên ngànhKhoa
1Toán ứng dụngViện Công nghệ thông tin và Truyền thông
2Cơ sở toán học cho Tin họcViện Công nghệ thông tin và Truyền thông
3Khoa học Máy tínhViện Công nghệ thông tin và Truyền thông
4Hệ thống thông tinViện Công nghệ thông tin và Truyền thông
5Kỹ thuật Hóa họcKhoa Hóa Lý kỹ thuật
6Cơ học vật rắnKhoa Cơ khí
7Cơ học kỹ thuậtKhoa Cơ khí và Khoa Vũ khí
8Kỹ thuật cơ khí (Chế tạo máy, Gia công áp lực)Khoa Cơ khí
9Kỹ thuật cơ khí động lực (ô-tô, động cơ, tăng-thiết giáp, xe máy công binh)Viện Cơ khí Động lực
10Kỹ thuật điện tử (thông tin, điện tử truyền thông, vi xử lý, công nghệ vi điện tử)Viện Vô tuyến Điện tử
11Kỹ thuật ra đa – dẫn đườngViện Vô tuyến Điện tử
12Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa (lý thuyết điều khiển, điều khiển thiết bị bay, tự động hoá)Viện Tên lửa và kỹ thuật điều khiển
13Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông (cầu, đường và sân bay)Viện Công trình đặc biệt
14Kỹ thuật xây dựng công trình đặc biệt (công trình quân sự, công trình biển-đảo và hầm ngầm)Viện Công trình đặc biệt
15Chỉ huy, quản lý kỹ thuật và công nghiệp quốc phòngViện Chỉ huy tham mưu kỹ thuật

Cơ cấu tổ chức

Khối Khoa, Viện, Trung tâm[9]

STTĐơn vịCấp trưởngGhi chú
1Khoa Hóa - Lý kỹ thuật
PGS.TS. Cao Hải Thường
2Khoa Ngoại ngữ
TS. Hồ Thị Thoa
Phụ trách Khoa
3Khoa Cơ khí
GS.TS Nguyễn Thái Chung
4Khoa Vũ khí
PGS.TS Nguyễn Văn Dũng
5Khoa Động lực
PGS.TS Nguyễn Trung Kiên
Tổ chức lại từ Viện Cơ khí Động lực
6Khoa Hàng không Vũ trụ
PGS.TS Tăng Quốc Nam
7Khoa Vô tuyến điện tử
TS Tạ Chí Hiếu
8Khoa Kỹ thuật điều khiển
TS Nguyễn Hữu Sơn
Tổ chức lại từ Viện Tên lửa và kỹ thuật điều khiển
9Khoa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh
PGS.TS Trần Văn Riễn
10Khoa Công tác Đảng-Công tác Chính trị
PGS.TS Trần Đình Thắng
11Khoa Quân sự
TS Hồ Quang Hưng
12Khoa Chỉ huy Tham mưu kỹ thuật
GS.TS Hoàng Ngọc An
13Viện Công nghệ Mô phỏng
GS.TS Chu Anh Mỳ
14Viện Kỹ thuật công trình đặc biệt
PGS.TS Vũ Ngọc Quang
Quyền Viện trưởng
15Viện Tích hợp hệ thống
PGS.TS Hoàng Văn Phúc
16Viện Công nghệ thông tin và truyền thông
PGS.TS Ngô Thành Long
17Trung tâm Công nghệ
PGS.TS Phạm Quốc Hoàng
18Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học
CN. Vũ Thị Khánh
19Trung tâm Hợp tác quốc tế KHCN Việt Nhật
PGS. TS Nguyễn Quốc Định
20Trung tâm Huấn luyện 125 Vĩnh Phúc
ThS. Trần Thanh Từ
21Trung tâm Nghiên cứu bảo đảm kỹ thuật và chuyển giao công nghệ
ThS. Nguyễn Thiếu Vũ

Các Phòng, Ban chức năng[10]

STTCơ quanCấp trưởngGhi chú
1Văn phòng
PGS.TS. Trần Đình Thành
2Phòng Chính trị
TS. Cao Trung Hà
Phụ trách Phòng
3Phòng Đào tạo
TS. Nguyễn Trọng Lưu
4Phòng Hậu cần - Kỹ thuật
ThS. Nguyễn Văn Công
Phụ trách Phòng
5Phòng Khoa học Quân sự
PGS.TS. Trần Đức Tăng
6Phòng Sau đại học
PGS.TS. Đặng Ngọc Thanh
7Phòng Thông tin Khoa học Quân sự
PGS.TS. Nguyễn Hoàng Vũ
8Phòng Hợp tác Quốc tế và Quản lý lưu học sinh Quân sự
PGS.TS. Trần Nguyên Ngọc
9Ban Tài chính
Tạ Văn Hồng
10Ban Quản lý Dự án
ThS. Nguyễn Ngọc Khôi
11Ban Khảo thí và đảm bảo chất lượng giáo dục - đào tạo
PGS.TS. Phan Đức Nhân
12Cơ sở II - Thành phố Hồ Chí Minh
ThS. Trần Minh Vỹ

Đơn vị quản lý học viên[11]

STTĐơn vịCấp trưởngGhi chú
1Tiểu đoàn 1
Vũ Văn Mùi
2Tiểu đoàn 2
Trần Hải Đăng
3Tiểu đoàn 3
Phạm Duy Đông
4Tiểu đoàn 4
Nguyễn Huy Hoàng
5Tiểu đoàn 5
Vũ Tất Khoa
6Hệ I (Hệ Quản lý học viên đào tạo văn bằng 2 hoàn thiện đại học ngành kỹ thuật)
Kim Ngọc Động
7Hệ II (Hệ Quản lý học viên Sau đại học)
Lê Bá Khải
8Hệ III (Hệ quản lý học viên đào tạo ngắn chuyển loại ngành kỹ thuật, tạo nguồn)
Phạm Xuân Trung
9Hệ IV (Hệ Quốc tế)
Nguyễn Quang Huy

Các đơn vị khác

  • Trung tâm R&D Toán ứng dụng;
  • Trung tâm R&D Vật lý kỹ thuật;
  • Trung tâm R&D Kỹ thuật hóa học;
  • Trung tâm R&D Công nghệ Nano;
  • Trung tâm R&D các hệ thống điều khiển và thiết bị bay;
  • Trung tâm Cơ khí động lực và dạy nghề xe cơ giới;
  • Công ty đầu tư và phát triển công nghệ AIC

Hợp tác quốc tế về đào tạo và nghiên cứu

  • Ngày 27/02/2014, Học viện KTQS phối hợp với Cục Đối ngoại đã long trọng tiếp đón và làm việc với GS. Ryosei Kokubun - Hiệu trưởng Trường Đại học Phòng vệ Nhật Bản.
  • Ngày 06/03/2014 Giáo sư Chang Nien Yin thuộc Trường Đại học Colorado (Hoa Kỳ), đến giảng dạy, trao đổi chuyên môn trong lĩnh vực địa kỹ thuật công trình và đề xuất mô hình đào tạo sau đại học đồng hướng dẫn của Học viện Kỹ thuật Quân sự và Trường Đại học Colorado (University of Colorado Denver).
  • Tháng 9/2013, Học viện Kỹ thuật sự đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép đào tạo 02 chương trình tiên tiến (CTTT): "Hệ thống điều khiển các thiết bị bay" hợp tác với trường Đại học Kỹ thuật Quốc gia Moskva Bauman và "Điều khiển và Tin học trong các hệ thống kỹ thuật" hợp tác với trường Đại học Bách khoa Saint Petersburg [12]

Khen thưởng

Hiệu trưởng, Giám đốc qua các thời kỳ

TTHọ tên
Năm sinh-năm mất
Thời gian đảm nhiệmCấp bậc tại nhiệmChức vụ cuối cùngGhi chú
1Vũ Văn Hà1966-1968Trung táĐại tá, Phó Hiệu trưởngPhân Hiệu trưởng Phân hiệu II Đại học Bách Khoa
2Đặng Quốc Bảo
(1927-)
1968-19701974-1976Thiếu tướng (1974)Trưởng ban Khoa giáo Trung ươngPhó giáo sư
3Phạm Hoàng1970-1974Đại táHiệu trưởng Trường Đại học Kỹ thuật Quân sự
5Hoàng Phương
(1924-2001)
1977-1979Thiếu tướng (1974)
Trung tướng (1982)
Viện trưởng Viện Lịch sử Quân sự (1983-1988)Giáo sư, Tiến sĩ
6Nguyễn Văn Tiên
(1924-2003)
1979-1980Trung tướng (1989)Tư lệnh Quân chủng Phòng không-Không quânKỹ sư hàng không
7Nguyễn Quỳ
(1930-2020)
1980-1989Thiếu tướngPhó Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật (1989-1998)Giáo sư (1984) ngành Hóa học
8Nguyễn Hoa Thịnh
(1940-2022)
1989-1997Thiếu tướng (1995)
Trung tướng (2000)
Giám đốc Viện Khoa học và Công nghệ Quân sự
Chủ tịch Hội Cơ học Việt Nam (2007-nay)
Giáo sư (1991) ngành Cơ học
Nhà giáo Nhân dân (1990)
9Nguyễn Đức Luyện1997-2007Trung tướngGiám đốc Học viện Kỹ thuật Quân sựPhó Giáo sư ngành Điều khiển tự động
Nhà giáo Nhân dân
10Phạm Thế Long
(1954)
2007-2014Trung tướng(2009)Viện trưởng Viện Phát triển Công nghệ, Truyền thông và Hỗ trợ cộng đồng
Phó Chủ tịch Hội Toán học Việt Nam
Giáo sư (1996) ngành Toán-Tin học
Nhà giáo ưu tú
11Nguyễn Công Định
(1963-)
2014-3/2023Thiếu tướng (2013)
Trung tướng (2017)
Phó Chủ tịch Hội Tự động hóa Việt NamGiáo sư (2012) ngành Điều khiển tự động, Nhà giáo Nhân dân
12Lê Minh Thái

(1967)

4/2023 - nayTrung tướngGiáo sư ngành Cơ khí động lực, Nhà giáo ưu tú

Chính ủy qua các thời kỳ

Một số giảng viên

Cựu Học viên tiêu biểu

Họ tên
Năm sinh-năm mất
Thời gian họcCấp bậc cuối cùngChức vụ cuối cùngGhi chú
Nguyễn ChiếnK1 (1966-1971)Trung tướngnguyên Trưởng ban Cơ yếu Chính phủTiến sĩ
Nghiêm Sỹ ChúngK1 (1966-1971)Thiếu tướngnguyên Phó Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật
Bùi Đăng Phiệt
(1948-)
K3 (1968-1973)Thiếu tướng (2003)nguyên Phó Tư lệnh Quân chủng Phòng không-Không quân (2002-2009)
Trương Quang KhánhK6 (1971-1976)Thượng tướngThứ trưởng Bộ Quốc phòngTS
Nguyễn Đình ChiếnK6 (1971-1976)Trung tướngnguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Quốc phòng Việt Nam, nguyên Phó Giám đốc Học viện Kỹ thuật Quân sựGiáo sư, Tiến sĩ
Đoàn Nhật Tiến[15]K7Trung tướngnguyên Giám đốc Viện Khoa học và Công nghệ Quân sự
Vũ Thanh HảiK8Thiếu tướngnguyên Phó Giám đốc Học viện Kỹ thuật Quân sựPGS.TS
Phạm Thế Long[15]K8Trung tướngnguyên Giám đốc Học viện Kỹ thuật Quân sựGiáo sư TSKH
Trần Phước Tới[15]K9Trung tướngnguyên Viện trưởng Viện KSQSTW
Lê Hoàng[15]K9Thiếu tướngPhó Cục trưởng Cục Công nghệ Thông tin-BQP
Lê Bá Tấn[15]K9Thiếu tướngTư lệnh Binh chủng Thông tin liên lạc-BQP
Nguyễn Thành Định[15]K9Thiếu tướngPhó Chánh Thanh tra-BQP
Phạm Đình ViThiếu tướngPhó Cục trưởng Cục Nhà trường, Bộ Tổng Tham mưuPGS., TS.
Nguyễn Châu Thanh[15]K10 (1975-1980)Trung tướngnguyên Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật
Khuất Việt DũngK10 (1975-1980)Trung tướngChính ủy Tổng cục Công nghiệp Quốc phòngTS
Ngô Văn SơnK10 (1975-1980)Trung tướngCục trưởng Cục Công nghệ Thông tinTS
Nguyễn Văn ThắngK10 (1975-1980)Thiếu tướngCục trưởng Cục Bản đồ, Bộ Tổng Tham mưu
Hồ Công TrángK10 (1975-1980)Thiếu tướngPhó Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật
Đào Ngọc ThạchK10 (1975-1980)Thiếu tướngTổng Giám đốc Tổng Công ty VAXUCO
Hoàng Ngọc MinhK10 (1975-1980)Thiếu tướngPhó Trưởng ban Cơ yếu Chính phủTS
Hoàng KiềnK11 (1976-1981)Thiếu tướngNguyên Tư lệnh Binh chủng Công binhAnh hùng LLVTND, Giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học và Công nghệ
Nguyễn Văn CươngK11 (1976-1981)Thiếu tướngTư lệnh BTL Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Trần Việt ThắngK12 (1977-1982)Thiếu tướngnguyên Phó Chính ủy Tổng cục II
Nguyễn Văn KhánhK12 (1977-1982) Kỹ sư Xây dựng CTQS;Trung tướng (2013)Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát Quân sự Trung ương
Trịnh Đình TưK12 (1977-1982)Thiếu tướng (2013)Phó Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật
Nguyễn Văn HưngK12 (1977-1982)Thiếu tướng (2014)nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Trần Đại NghĩaPGS., TS.
Võ Hồng ThắngK12 (1977-1982) Kỹ sư Xây dựng CTQS, Tiến sỹThiếu tướngNguyên Tư lệnh Binh đoàn 11, Nguyên Cục trưởng Cục Kinh tế, Bộ Quốc phòng
Lê Quý ĐạmK13 (1977-1982),Trung tướngChủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật, nguyên Phó Tư lệnh Quân khu 9
Nguyễn Minh TânK13 (1978-1983)Thiếu tướngPhó Tổng cục trưởng Tổng cục II
Nguyễn Minh TuấnK13Thiếu tướngGiám đốc Viện Khoa học và Công nghệ Quân sựPGS., TS.
Nguyễn Mạnh Hùng[15]K14Thiếu tướngỦy viên Trung ương Đảng CSVN, Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel
Trần Tấn HùngK14 (1979-1984)Trung tướngChính ủy Học viện Kỹ thuật Quân sựTiến sĩ
Phạm Huy DũngK14 (1979-1984)Trung tướngCục trưởng Cục Tác chiến Điện tửTiến sĩ
Trần Tấn HùngK14 (1979-1984)Trung tướngChính ủy Học viện Kỹ thuật Quân sựTiến sĩ
Đinh Thế CườngK14 (1979-1984)Trung tướngTư lệnh Bộ Tư lệnh Tác chiến Không gian mạng, nguyên Cục trưởng Cục Công nghệ Thông tinPGS, TS
Nguyễn Lạc HồngK14 (1979-1984)Thiếu tướngPhó Giám đốc Học viện Kỹ thuật Quân sựGiáo sư, Tiến sĩ
Nguyễn Đăng ĐàoK14 (1979-1984)Thiếu tướngPhó Trưởng ban Cơ yếu chính phủTiến sĩ
Nguyễn Nam HảiK14 (1979-1984)Thiếu tướngPhó Trưởng ban Cơ yếu Chính phủ kiêm Giám đốc Học viện Kỹ thuật Mật mãTiến sĩ
Ngô Văn GiaoK15 (1980-1985)Thiếu tướngCục trưởng Cục Khoa học Quân sự, nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng cục Công nghiệp Quốc phòngPhó Giáo sư, Tiến sĩ
Nguyễn Công ĐịnhK15 (1980-1985)Trung tướngGiám đốc Học viện Kỹ thuật Quân sựGiáo sư, Tiến sĩ khoa học
Phạm Đức TúThiếu tướngPhó Cục trưởng Cục Nhà trường, Bộ Tổng Tham mưuTS.
Dư Xuân BìnhThiếu tướngChính ủy Binh chủng Hóa học
Vũ Xuân Bình[15]Thiếu tướngPhó Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật
Phạm Việt TrungK15 (1980-1985)Thiếu tướngPhó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Tác chiến Không gian mạngTS
Nguyễn Hồng Dư[15]Thiếu tướngTổng Giám đốc Trung tâm Nhiệt đới Việt-NgaTS
Lê Đăng DũngThiếu tướngnguyên Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel
Lê Đình ĐạtThiếu tướngCục trưởng Cục TC-ĐL-CLTS
Nguyễn Minh ĐứcThiếu tướngPhó Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật
Nguyễn Đức HảiThiếu tướngPhó Chủ nhiệm Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng, nguyên Chủ tịch Tổng công ty đóng tàu Ba Son
Phạm Văn Khánh[15]Thiếu tướngCục trưởng Cục Xe-Máy
Trịnh Quốc KhánhThiếu tướngGiám đốc Trung tâm Nhiệt đới Việt-NgaViện sĩ, TS
Bùi Công Nghĩa[15]Thiếu tướngnguyên Cục trưởng Cục Bản đồ
Đoàn Xuân Nghiệp[15]K14Thiếu tướngCục trưởng Cục Quản lý Công nghệ, TCCNQPTS
Phùng Thế QuảngThiếu tướngPhó Tư lệnh Quân khu 7
Hoàng SơnK14Thiếu tướngPhó Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel
Vũ Chiến ThắngTrung tướngCục trưởng Cục Đối ngoại, Bộ Quốc phòng
Phạm Dũng Tiến[15]Thiếu tướngPhó Chủ nhiệm TMT Tổng cục Kỹ thuậtPGS. TS
Tống Viết Trung[15]Thiếu tướngPhó Tư lệnh, Bộ Tư lệnh Tác chiến Không gian mạng, nguyên Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel
Hoàng Anh XuânTrung tướngTổng Giám đốc Tập đoàn Viettel
Trần Hồng MinhTrung tướngỦy viên Trung ương Đảng khóa XIII, Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng
Cao Minh TiếnK17 (1982-1987Trung tướngChính uỷ Học viện Kỹ thuật Quân sự
Trịnh Ngọc GiaoK17 (1982-1987Thiếu tướngPhó Cục trưởng Cục Quân lực/BTTM
Nguyễn Hồng TháiTrung tướngỦy viên Trung ương Đảng, Tư lệnh Quân khu 1
Hồ Quang TuấnK19Trung tướngChủ nhiệm Tổng cục Công nghiệp Quốc phòngTS.
Đặng Hồng TriểnK19Thiếu tướngTổng Giám đốc Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga
Lê Kim CươngK19Thiếu tướngTổng cục II
Trần Minh ĐứcTrung tướngChủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật
Nguyễn Anh TuấnTrung tướngPhó Giám đốc Học viện Quốc phòng, nguyên Tư lệnh Binh đoàn 12
Nguyễn Đình ChiếnK21 (1986-1991)Thiếu tướng (từ 2021)Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel
Vũ Ngọc ThiềmK21 (1986-1991)Thiếu tướng (từ 2020)Trưởng ban Cơ yếu Chính phủ
Nguyễn Minh ThắngK21 (1986-1991)Thiếu tướng (từ 2021)Chính ủy Bộ Tư lệnh Tác chiến mạngTS
Trần Xuân NamK23 (1986-1991)Thiếu tướng (từ 2023)Phó Giám đốc Học viện Kỹ thuật Quân sự
Vũ Hữu HanhK26 (1991-1996)Thiếu tướngTư lệnh Bộ Tư lệnh Tác chiến mạng
Vũ Thành VănK27 (1992-1997)Thiếu tướngCục trưởng Cục đối ngoại quốc phòng
Nguyễn Hữu HùngK28 (1992-1998)Thiếu tướngPhó Trưởng Ban cơ yếu Chính phủTS
Tống Hữu NghĩaK28 (1992-1998)Thiếu tướngTổng cục II

Cựu Sinh viên tiêu biểu

Họ tênNăm sinh
năm mất
Thời gian họcChức vụ cuối cùngGhi chú
Nguyễn Thiện Nhân1953-K5(1970-?)Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, nguyên Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ.
Giáo sư, Tiến sĩ
Trương Quang Nghĩa1959K15 (1980-1985)Ủy viên BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Sơn La, nguyên Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (2016-10/2017)
Hồ Ngọc HảiPhó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt NamTiến sĩ
Nguyễn BìnhTrưởng khoa Điện tử, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thôngGiáo sư. Tiến sĩ
Đoàn Xuân HưngK9 (1974-1975)Thứ trưởng Bộ Ngoại giao
Nguyễn Cẩm TúK10 (1975-1980)Thứ trưởng Bộ Công thương
Lê Nam ThắngK7(1972-1977)nguyên Thứ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông
Lê Mạnh HàK11 (1976-1981)Phó Chánh Văn phòng Chính phủ, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí MinhTiến sĩ
Trần Văn VĩnhPhó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai
Trần Việt ThanhThứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệTiến sĩ
Lê Quang TiếnK9 (1974-1975)Phó Chủ tịch Tập đoàn FPT
Đào Chí ThànhK10 (1975-1980)Viện trưởng Viện Công nghệ điện tử- thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt NamTiến sĩ khoa học
Hoàng Minh ChâuK10 (1975-1980)Phó Chủ tịch Tập đoàn FPT
Lê Trường TùngChủ tịch Trường Đại học FPT, nguyên Hiệu trưởngTiến sĩ
Đặng Việt DũngK12 (1977-1982), chuyên ngành Cầu Đường bộPhó Chủ tịch UBND Thành phố Đà Nẵng (7/2018-nay), nguyên Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Đà Nẵng (6/2016-2/2017).Tiến sĩ kỹ thuật
Đỗ Cao BảoK14 (1979-1984)Sáng lập viên FPT, Ủy viên HĐQT FPT,nguyên Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn FPT, Chủ tịch FIS, nguyên Tổng Giám đốc FIS
Vũ Văn TiềnK14 (1979-1984)CEO Geleximco Group, Thành viên Ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân của Chính phủ Việt Nam (từ tháng 10/2017), thành viên Ban cố vấn Diễn đàn kinh tế tư nhân
Lê Xuân HảiK14 (1979-1984)Chủ tịch VietSoftware
Trần Anh TúK14 (1979-1984)Chủ tịch HĐQT Công ty CP Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF), nguyên CEO Thái Sơn Nam & Thái Sơn Bắc, nguyên chủ tịch Liên đoàn bóng đá TP.HCM
Hồ Hùng Anh1970K22Chủ tịch HĐQT Techcombank
Ngô Hà Dương1971K22Giáo sư Đại Học Khoa học Ứng dụng Berlin
Trương Gia Bình[15]Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT
Trịnh Thanh Huy1970K22Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty CP BĐS Bình Thiên An (BTA)
Lê Vũ KỳPhó Chủ tịch Ngân hàng ACB
Võ Văn MaiSáng lập viên Tập đoàn FPT, Chủ tịch Tập đoàn HiPT
Nguyễn Ngọc MinhPhó Tổng Giám đốc Tập đoàn HiPT
Phạm Ngọc Minh[15]Chủ tịch, nguyên Tổng Giám đốc Vietnam Airline
Lương Hoài NamTổng Giám đốc Jetsar Pacific
Nguyễn Thành Nam[15]Nguyên Tổng Giám đốc Tập đoàn FPT
Bùi Quang Ngọc[15]Tổng Giám đốc Tập đoàn FPTTiến sĩ
Nguyễn Tiến Dũng1961-K13(1978-1983)Ủy viên BCH Hội Tự động hóa Việt Nam. Ủy viên BBT Tạp chí Tự động hóa ngày nayGS. TSKH

Xem thêm

Chú thích

Lấy từ “https:https://www.search.com.vn/wiki/index.php?lang=vi&q=Học_viện_Kỹ_thuật_Quân_sự&oldid=71256953
🔥 Top keywords: Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTCTrang ChínhĐặc biệt:Tìm kiếmVõ Văn ThưởngCúp FAHan So-heeĐài Truyền hình Việt NamChiến dịch Điện Biên PhủNguyễn Thái Học (Phú Yên)Exhuma: Quật mộ trùng maViệt NamCleopatra VIIRyu Jun-yeolĐoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí MinhHồ Chí MinhGoogle DịchLiverpool F.C.Cha Eun-wooYouTubeFacebookManchester United F.C.Lee Hye-riTô LâmĐặc biệt:Thay đổi gần đâyVõ Nguyên GiápNgày thánh PatriciôBitcoinHentaiThủ dâmVõ Thị SáuTrương Thị MaiPhan Đình TrạcMai (phim)Nữ hoàng nước mắtThành phố Hồ Chí MinhHai Bà TrưngLoạn luânXVideosNguyễn Phú Trọng