Hội Kinh tế lượng

Hội Kinh tế lượng (tiếng Anh: The Econometric Society), một Hội quốc tế nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của Lý thuyết Kinh tế trong quan hệ với Thống kê họcToán học, được thành lập ngày 29.12.1930 tại khách sạn Stalton ở Cleveland, Ohio, Hoa Kỳ.

Mười sáu hội viên sáng lập là: Ragnar Frisch, Charles F. Roos, Joseph A. Schumpeter, Harold Hotelling, Henry Schultz, Karl Menger, Edwin B. Wilson, Frederick C. Mills, William F. Ogburn, J. Harvey Rogers, Malcolm C. Rorty, Carl Snyder, Walter A. Shewhart, Øystein Ore, Ingvar Wedervang và Norbert Wiener.

Chủ tịch đầu tiên của Hội là Irving Fisher. Hội xuất bản một báo chuyên đề về Kinh tế học là báo Econometrica, một báo chuyên ngành thuộc loại có uy tín nhất thế giới. Hội cũng lập ra một giải thưởng gọi là Huy chương Frisch, để thưởng cho các nhà kinh tế học có công lao đóng góp cho ngành Kinh tế học.

Ngoài ra, Hội cũng tổ chức các buổi thuyết trình về Kinh tế học như:

Thuyết trình Fisher-Schultz

Thuyết trình Fisher-Schultz là một buổi thuyết trình hàng năm về kinh tế học do "Hội Kinh tế lượng" tổ chức, do một hội viên ngoài châu Âu thuyết trình tại cuộc họp ở châu Âu, hoặc tại Cuộc họp thế giới vào các năm họp Đại hội thế giới. Buổi thuyết trình này được đặt theo tên 2 nhà kinh tế học Irving Fisher và Henry Schultz.

Dưới đây là các buổi thuyết trình Fisher-Schultz:

2009 Faruk R. Gül, Đại học Princeton

2008 Joel L. Horowitz, Đại học miền Tây Bắc Hoa Kỳ (Northwestern University)

2007 Matthew O. Jackson, Đại học Stanford

2006 Lars Peter Hansen, Đại học Chicago

2005 Ariel Pakes, Đại học Harvard

2004 Paul R. Milgrom, Đại học Stanford

2003 Charles F. Manski, Đại học miền Tây Bắc Hoa Kỳ

2002 Douglas Gale, Đại học New York

2001 Gary E. Chamberlain, Đại học Harvard

2000 James J. Heckman, Đại học Chicago

1999 Alvin E. Roth, Đại học Harvard

1998 David Card, Đại học California tại Berkeley

1997 Bengt R. Holmström, Học viện Công nghệ Massachusetts

1996 Robert F. Engle, Đại học California tại San Diego

1995 George A. Akerlof, Đại học California tại Berkeley

1994 Peter C. B. Phillips, Đại học Yale

1993 Clive W. J. Granger, Đại học California tại San Diego

1992 Robert H. Porter, Đại học miền Tây Bắc Hoa Kỳ

1991 Robert E. Lucas, Jr., Đại học Chicago

1990 David M. Kreps, Đại học Stanford

1989 Angus S. Deaton, Đại học Princeton

1988 Oliver Hart, Học viện Công nghệ Massachusetts

1987 Joseph E. Stiglitz, Đại học Princeton

1986 Robert B. Wilson, Đại học Stanford

1985 Andreu Mas-Colell, Đại học Harvard

1984 Hugo F. Sonnenschein, Đại học Princeton

1983 Arnold Zellner, Đại học Chicago

1982 Jerry A. Hausman, Học viện Công nghệ Massachusetts

1981 Peter A. Diamond, Học viện Công nghệ Massachusetts

1980 Martin S. Feldstein, Đại học Harvard

1979 Daniel L. McFadden, Học viện Công nghệ Massachusetts

1978 Herbert E. Scarf, Đại học Yale

1977 Christopher A. Sims, Đại học Minnesota

1976 John S. Chipman, Đại học Minnesota

1975 Dale W. Jorgenson, Đại học Harvard

1974 Lionel W. McKenzie, Đại học Rochester

1973 Zvi Griliches, Đại học Harvard

1972 Roy Radner, Đại học California tại Berkeley

1971 Arthur Goldberger, Đại học Wisconsin, Madison

1970 Marc Nerlove, Đại học Chicago

1969 Gérard Debreu, Đại học California tại Berkeley

1968 Franklin M. Fisher, Học viện Công nghệ Massachusetts

1967 Lawrence R. Klein, Đại học Pennsylvania

1966 Tjalling C. Koopmans, Đại học Yale

1965 Jacob Marschak, UCLA

1964 James Tobin, Đại học Yale

1963 Leonid Hurwicz, Đại học Minnesota

1962 Robert M. Solow, Học viện Công nghệ Massachusetts

Thuyết trình Jacob Marschak

Mỗi năm (ngoài năm Đại hội thế giới) Quỹ Marschak của hội tài trợ một buổi thuyết trình gọi là "Thuyết trình Jacob Marschak", được tổ chức luân phiên tại các nơi có cuộc họp cấp vùng, ở ngoài Bắc Mỹchâu Âu:

2008 Clive W. J. Granger, Đại học California ở San Diego

2007 Robert M. Townsend, Đại học Chicago

Xem thêm

Tham khảo

Liên kết ngoài