Hans Fischer

về họa sĩ người Thụy Sĩ, xem Hans Fischer (họa sĩ)

Hans Fischer (27.7.1881 – 31.3.1945) là một nhà hóa học hữu cơ người Đức, đã đoạt giải Nobel Hóa học năm 1930.

Hans Fischer
Sinh27.7.1881
Höchst on Main, Đức
Mất31 tháng 3, 1945(1945-03-31) (63 tuổi)
München, Đức
Quốc tịchĐức
Trường lớpĐại học Lausanne,
Đại học Marburg
Giải thưởngGiải Nobel Hóa học (1930)
Sự nghiệp khoa học
NgànhHóa học
Nơi công tácĐại học Innsbruck,
Đại học Wien,
Đại học Kỹ thuật München
Người hướng dẫn luận án tiến sĩEmil Fischer

Tiểu sử

Thời niên thiếu

Fischer sinh tại Höchst on Main. Cha là Dr. Eugen Fischer – giám đốc hãng Kalle & Co ở Wiesbaden kiêm Privatdozent[1] ở trường Cao đẳng Kỹ thuật Stuttgart - mẹ là Anna Herdegen.

Ông học tiểu học ở Stuttgart, rồi học "Humanistisches Gymnasium"[2]Wiesbaden, tốt nghiệp năm 1899. Sau đó ông học hóa họcy học, ban đầu ở Đại học Lausanne rồi Đại học Marburg.

Ông tốt nghiệp cử nhân năm 1904, và tiến sĩ y khoa năm 1908.

Sự nghiệp

Ban đầu, ông làm việc ở một bệnh xá ở München, sau đó ở "Viện Hóa học Berlin thứ nhất" (First Berlin Chemical Institute) dưới sự lãnh đạo của Emil Fischer.

Năm 1911, ông trở lại München và một năm sau làm giảng viên về khoa nội (y học). Năm 1913 ông làm giảng viên khoa sinh lý học ở "Viện Sinh lý München". Năm 1916 ông trở thành giáo sư môn Hóa Y (Medical Chemistry) ở Đại học Innsbruck rồi chuyển sang Đại học Wien năm 1918.

Từ năm 1921 tới khi qua đời, ông đảm nhiệm chức giáo sư môn hóa học hữu cơĐại học Kỹ thuật München.

Công trình khoa học chủ yếu của Fischer liên quan tới việc nghiên cứu về sắc tố trong máu, mậtchất diệp lục ở lá cây, cũng như về hóa học của pyrrole[3] từ đó xuất ra các sắc tố.

Công trình quan trọng nhất của ông là việc tổng hợp bilirubin[4]heme. Ông nhận được nhiều vinh dự và giải Nobel Hóa học năm 1930 cho công trình này. Hố trên Mặt Trăng Fischer được đặt theo tên ông (và Hermann Emil Fischer) năm 1976.

Đời tư

Fischer kết hôn với Wiltrud Haufe năm 1935. Ông tự sát ở München sau khi công trình và viện (nơi ông làm việc) bị phá hủy trong những ngày cuối cùng của Chiến tranh thế giới thứ hai.

Chú thích

Tham khảo

  • Heinrich Wieland (1950). “Hans Fischer und Otto Hönigschmid zum Gedächtniss”. Angewandte Chemie. 62 (1): 1–4. doi:10.1002/ange.19500620102.
  • Bickel, M H (2001), “[Henry E. Sigerist and Hans Fischer as pioneers of a medical history institute in Zurich]”, Gesnerus, 58 (3–4), tr. 215–9, PMID 11810971
  • Stern, A J (1973), “Hans Fischer (1881-1945)”, Ann. N. Y. Acad. Sci., 206, tr. 752–61, doi:10.1111/j.1749-6632.1973.tb43252.x, PMID 4584221
  • Watson, C J (1965), “Reminiscences of Hans Fischer and his laboratory”, Perspect. Biol. Med., 8 (4), tr. 419–35, PMID 5323649
  • Kämmerer, H (1961), “Hans Fischer (1881-1945). A reminiscence on the 80th anniversary of his birth.”, Münchener medizinische Wochenschrift (1950) (xuất bản 1961 Nov 3), 103, tr. 2164–6, PMID 14036988 Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |publication-date= (trợ giúp)

Liên kết ngoài