Hiệp hội Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế

Hiệp hội Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế, viết tắt theo tiếng AnhIPRA (International Peace Research Association) là một tổ chức phi chính phủ - phi lợi nhuận quốc tế hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu hòa bình và an ninh.[1]

Hiệp hội Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế
Tập tin:IPRA logo.jpg
International Peace Research Association
Tên viết tắtIPRA
Thành lập1964
LoạiTổ chức phi lợi nhuận quốc tế về khoa học
Vùng phục vụ
Toàn cầu
Ngôn ngữ chính
Tiếng Anh
Chủ quản
Hội đồng KH Quốc tế ISC
Trang webIPRA Official website

IPRA thành lập năm 1964[1], là thành viên liên hiệp khoa học của Hội đồng Khoa học Quốc tế [2], và của Hội đồng Khoa học Xã hội Quốc tế (ISSC) trước đây.[3]

IPRA có vị trí cố vấn tại Hội đồng Kinh tế và Xã hội Liên Hợp Quốc (ECOSOC, Economic and Social Council).[4]

Tổ chức

Theo Điều 71 của Hiến chương Liên Hợp Quốc và Nghị quyết ECOSOC 1996/31, tổ chức cố vấn danh sách có thể đóng góp vào các mục tiêu và chương trình của Liên Hợp Quốc bằng cách phục vụ với tư cách chuyên gia kỹ thuật, cố vấn hoặc chuyên gia tư vấn, tại các cuộc họp của Hội đồng ECOSOC hoặc Uỷ ban của nó, khi được Tổng Thư ký mời. IPRA cũng có thể tham gia vào các hoạt động của Hội nghị các tổ chức phi chính phủ ở vị trí tư vấn với LHQ.[4]

Hoạt động

Năm 1989 IPRA nhận được giải thưởng UNESCO về Giáo dục Hòa bình (UNESCO Prize for Peace Education).

IPRA tổ chức đại hội 2 năm một kỳ.

Các đại hội IPRA
Nr.Đại hộiĐịa điểm
27.IPRA 2018
26.IPRA 2016 Lưu trữ 2016-10-28 tại Wayback MachineFreetown  Sierra Leone
25.IPRA 2014 Lưu trữ 2015-08-23 tại Wayback MachineIstanbul  Thổ Nhĩ Kỳ
24.IPRA 2012Tsu  Nhật Bản
23.IPRA 2010Sydney  Úc
22.IPRA 2008Leuven  Bỉ
21.IPRA 2006Calgary  Canada
20.IPRA 2004Sopron  Hungary
19.IPRA 2002Suwon  Hàn Quốc
18.IPRA 2000Tampere  Phần Lan
17.IPRA 1998Durban  Nam Phi
16.IPRA 1996Brisbane  Úc
15.IPRA 1994Valletta  Malta
14.IPRA 1992Kyoto  Nhật Bản
13.IPRA 1990Groningen  Hà Lan
12.IPRA 1988Rio de Janeiro  Brasil
11.IPRA 1986Sussex  Anh
10.IPRA 1983Győr  Hungary
9.IPRA 1981Orillia  Canada
8.IPRA 1979Königstein, Bavaria  Tây Đức
7.IPRA 1977Oaxtepec  México
6.IPRA 1975Turku  Phần Lan
5.IPRA 1974Varanasi  Ấn Độ
4.IPRA 1971Bled  Nam Tư
3.IPRA 1969Karlovy Vary  Tiệp Khắc
2.IPRA 1967Tallberg  Thụy Điển
1.IPRA 1965Groningen  Hà Lan

Ngày lễ quốc tế vì Hòa bình và Phát triển

Các ngày lễ quốc tế hướng tới Hòa bình, do Liên Hợp Quốc[5] hoặc các tổ chức trực thuộc đề xuất và ban hành.

  • Ngày Quốc tế Thể thao vì Phát triển và Hòa bình (International Day of Sport for Development and Peace)được cử hành vào ngày 6 tháng 4. Ngày này được Liên Hợp Quốc thông qua trong Nghị quyết A/RES/67/296.
  • Ngày Quốc tế Hòa bình (International Day of Peace) được cử hành vào ngày 21 tháng 9. Ngày này được Liên Hợp Quốc thông qua trong Nghị quyết A/RES/36/67 và A/RES/55/282.
  • Ngày Khoa học Thế giới vì Hòa bình và Phát triển (World Science Day for Peace and Development) được cử hành vào ngày 10 tháng 11 hàng năm. Ngày này được UNESCO đề xuất trong Nghị quyết "C/Resolution 20"[6] để tổ chức các hoạt động nhằm thúc đẩy nhận thức vì hòa bình và phát triển trên toàn thế giới. Đề xuất được Liên Hợp Quốc công nhận.[7]
  • Năm Quốc tế về Văn hóa Hòa bình (International Year for the Culture of Peace) được Liên Hợp Quốc chọn là năm 2000.

Tham khảo

Liên kết ngoài