Hiệp hội Phòng chống Ung thư Quốc tế

Hiệp hội Phòng chống Ung thư Quốc tế, viết tắt là UICC (Union for International Cancer Control) là một tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận quốc tế hoạt động trong lĩnh vực phòng chống, phát hiện và điều trị bệnh ung thư.[1]

Hiệp hội Phòng chống
Ung thư Quốc tế
Union for International Cancer Control
Tên viết tắtUICC
Thành lập1933
LoạiTổ chức phi chính phủ quốc tế
Vùng phục vụ
Toàn cầu
Ngôn ngữ chính
Tiếng Anh, Pháp
Chủ tịch
Sanchia Aranda
 Úc
Chủ quản
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)
Trang webUICC Official website

UICC thành lập năm 1933 tại Geneva,  Thụy Sĩ[1]. UICC có số hội viên là hơn 760 tổ chức ở 155 quốc gia, và là hiệp hội ung thư lớn nhất thế giới với các bộ y tế, các viện nghiên cứu và các nhóm bệnh nhân. Cùng với các thành viên và các đối tác chính, Tổ chức Y tế Thế giới, Diễn đàn Kinh tế thế giới và những tổ chức khác, UICC đấu tranh chống bệnh ung thư trên quy mô toàn cầu.

Mục tiêu

UICC hướng đến mục tiêu nêu trong Tuyên bố Ung thư Thế giới thông qua quan hệ đối tác chiến lược với các thành viên và các tổ chức khác quan tâm đến chiến đấu chống ung thư. Mục đích của chúng tôi là cứu giúp hàng triệu mạng sống bằng cách tập trung vào những gì cần phải được thực hiện trong việc:

  • Kết nối cộng đồng phòng chống ung thư toàn cầu;
  • Vận động và đưa ung thư vào trong chương trình nghị sự y tế toàn cầu;
  • Phối hợp các chương trình tác động cao toàn cầu.[2]

Tổ chức

Cơ quan cao nhất của UICC là Đại hội đồng. UICC tổ chức hai năm một kỳ Đại hội Ung thư Thế giới (World Cancer Congress), bầu ra hội đồng Chủ tịch (Board of Directors) có 17 ủy viên, là cơ quan chấp hành điều hành công việc giữa các kỳ đại hội.

Các đại hội và chủ tịch UICC
NămĐịa điểmNhiệm kỳChủ tịch
2018
11/2016Paris  Pháp[3]2016-2018Sanchia Aranda  Úc[4]
12/2014Melbourne  Úc2014-2016Tezer Kutluk  Thổ Nhĩ Kỳ [5]
2012Montréal  Canada2012-2014

Hoạt động

Ngày ung thư thế giới được UICC và Tổ chức Y tế Thế giới sáng lập để hỗ trợ các mục tiêu của Tuyên bố Ung thư Thế giới năm 2008, được tổ chức vào ngày 4 tháng 2 hàng năm[6][7] và được Liên Hợp Quốc ghi nhận.

Các hoạt động được đưa vào Programmes[8]

V.tắtTênTên tiếng Anh
GETIHành động về Giáo dục và Đào tạo toàn cầuGlobal Education and Training Initiative
GAPRITiếp cận toàn cầu về chống đauGlobal Access to Pain Relief Initiative
CCIHành động về Ung thư cổ tử cungCervical Cancer Initiative
ChiCaUng thư ở trẻ emChildhood Cancer
GICRHành động toàn cầu về phát triển ghi nhận ung thưGlobal Initiative for Cancer Registry Development

Tham khảo

Xem thêm

Liên kết ngoài