Huân chương Mặt trời mọc

huân chương Nhật Bản

Huân chương Mặt trời mọc (旭日章 (Húc nhật chương) Kyokujitsu-shō?) là một huân chương của Nhật Bản, được thành lập vào năm 1875 bởi Thiên hoàng Minh Trị. Huân chương này là huân chương quốc gia đầu tiên được trao tặng bởi chính phủ Nhật Bản,[1] được tạo ra ngày 10 tháng 4 năm 1875 bởi theo nghị định của Hội đồng Nhà nước.[2] Huân chương có chứa các tia tượng trưng cho các tia nắng lúc mặt trời mọc. Thiết kế của Huân chương Mặt trời mọc tượng trưng cho năng lượng mạnh mẽ như mặt trời mọc,[3] song song với khái niệm "mặt trời mọc" của Nhật Bản ("Vùng đất Mặt trời mọc").

Huân chương Mặt trời mọc
旭日章
Húc Nhật chương
Huân chương Mặt trời mọc hạng Nhất, Đại Thập tự
Trao bởi Thiên hoàng
LoạiTước hiệu
Ngày thành lập10 tháng 4 năm 1875
Trao chosự phục vụ lâu dài và/hoặc đặc biệt xứng đáng trong lĩnh vực dân sự hoặc quân sự
Tình trạng
đang được trao
Hoàng đếThiên hoàng Bệ hạ
Phân hạngHạng Nhất tới Hạng Tám (1875-2003)
Từ 2003:
Đại Thập tự
Sao Vàng và Bạc (Tia sáng, Hạng lớn)
Tia sáng Vàng với Ruy băng cổ (Thập tự, Hạng trung)
Tia sáng Vàng với Nơ (Thập tự, Hạng nhỏ)
Tia sáng Vàng và Bạc (Tia đôi)
Tia sáng Bạc (Tia đơn)
Thông tin khác
Bậc trênHuân chương Đồng Hoa
Bậc dướiHuân chương Thụy Bảo
Đô đốc Hải quân Mỹ Dennis C. Blair giới thiệu huân chương và ruy băng của Huân chương Mặt trời mọc. (2002)
Nam tước Descamps đeo huân chương Đại Thập tự.

Huân chương được trao cho những người có thành tích xuất sắc trong các lĩnh vực sau đây: quan hệ quốc tế, phát triển văn hoá Nhật Bản, những tiến bộ trong lĩnh vực của họ, phát triển phúc lợi xã hội hoặc giữ gìn môi trường.[4] Trước khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai, nó cũng được trao cho sự gương mẫu trong phục vụ quân sự. Bắt đầu từ năm 2003, hai hạng thấp nhất (hạng Bảy và hạng Tám) bị bãi bỏ, hạng cao nhất của nó là Đại thập tự với Đồng hoa được tách ra thành một huân chương mới cao hơn là Huân chương Đồng hoa, với một hạng đơn nhất là Đại Thập tự.[5]

Trong khi là huân chương cao thứ ba được trao tặng bởi chính phủ Nhật Bản thì Huân chương Mặt trời mọc lại là huân chương cao cấp nhất thường được trao tặng. Huân chương cao nhất của Nhật Bản, Huân chương Hoa cúc (Order of the Chrysanthemum), được dành cho nguyên thủ quốc gia hoặc người đứng đầu hoàng gia, trong khi huân chương cao thứ hai, Huân chương Đồng hoa chủ yếu là dành cho các chính trị gia.

Phiên bản hiện đại của niềm vinh dự này được trao cho người nhận không phải người Nhật bắt đầu từ năm 1981 (mặc dù một số người nước ngoài đã được ban cho vinh dự từ trước Thế chiến II); và phụ nữ được trao tặng tước hiệu này bắt đầu từ năm 2003 (trước đó, phụ nữ được trao tặng Huân chương Bảo quan).[6] Việc trao tặng tước hiệu được quản lý bởi Cục Vinh danh của Văn phòng Thủ tướng. Nó được trao tặng theo tên của Hoàng đế và có thể được truy tặng.

Huân chương này có thể được trao cho người mang hoặc không mang quốc tịch Nhật Bản.

Các thứ hạng

Huân chương này được trao với chín hạng (hạng Đại thập tự với Đồng hoa, hạng 1 đến hạng 8) cho tới năm 2003, khi hạng Đại Thập tự với Huân chương Đồng hoa được được tách ra thành Huân chương Đồng hoa, và hai hạng thấp nhất là hạng 7 và 8 bị bãi bỏ. Kể từ đó, nó đã được trao tặng với sáu hạng. Thông thường, một giấy chứng nhận được chuẩn bị để đi cùng với huân chương, và trong một số trường hợp hiếm, chữ ký cá nhân của Thiên hoàng sẽ được thêm vào. Như một minh hoạ của từ ngữ trong văn bản, một bản dịch của một giấy chứng nhận năm 1929 đại diện cho biết:

Bởi ân điển của Thiên giới, Thiên hoàng, ngự trên ngai vàng được nắm giữ từ cùng một triều đại từ thời xa xưa,

Chúng ta trao Huân chương Hoàng gia Minh Trị hạng Hai cho Henry Waters Taft, một công dân Hoa Kỳ và một giám đốc của Hiệp hội Nhật Bản tại New York, và uỷ thác ông với phù hiệu của cùng một hạng của Huân chương Tia sáng đôi của Mặt trời mọc, trong biểu hiện của ý muốn tốt đẹp mà chúng ta đặt hy vọng từ ông.

Để làm bằng chứng, chúng ta đính theo đây quyền hạn của chúng ta và sử dụng Đại Quốc Ấn để được đóng dấu tại Hoàng cung, Tokyo, ngày mười ba này của tháng thứ năm của năm Chiêu Hoà thứ tư, tương ứng với năm thứ 2.589 từ sự đăng cơ của Thần Vũ Thiên Hoàng."[7]

Phù hiệu

Ngôi sao cho Đại Thập tựHạng Nhì là một ngôi sao bạc tám đỉnh, mỗi đỉnh có ba tia màu bạc thay thế; huy hiệu trung tâm là đại diện cho phù hiệu. Nó được đeo trên ngực trái cho Đại Thập tự, đeo trên ngực phải cho hạng Nhì.

Phù hiệu cho Đại Thập tự cho tới Hạng Sáu là một huy hiệu tám đỉnh mang một đĩa dạng mặt trời tráng men màu đỏ đặt ở trung tâm, với các đỉnh mạ vàng (hạng Một tới Tư), với bốn đỉnh mạ vàng và bốn đỉnh mạ bạc (hạng Năm), hoặc với các đỉnh mạ bạc (hạng Sáu); mỗi đỉnh gồm ba tia màu trắng được tráng men. Nó được treo ba lá Đồng hoa tráng men (không phải lá của hoa cúc như thông tin của Cục Vinh danh) trên một dải ruy băng màu trắng với sọc viền màu đỏ, đeo như một khăn choàng vào vai phải cho tước Đại Thập tự, như một dây chuyền cho hạng Hai và Ba và đính trên ngực trái cho hạng Tư đến Sáu (với một nơ (rosette) cho hạng Bốn).

Phù hiệu cho Hạng Bảy và Tám bao gồm một huy chương bằng bạc trong hình dạng của ba lá Đồng hoa, tráng men cho hạng Bảy và nhẵn cho hạng Tám. Cả hai được treo trên một ruy băng, một lần nữa với màu trắng với sọc viền màu đỏ, và đeo trên ngực trái. Cả hai hạng đã được bãi bỏ vào năm 2003 và thay thế bằng Huân chương Đồng hoa, một tước hiệu đơn hạng hiện tại có thứ tự cao hơn Huân chương Mặt trời mọc.

Những người nhận đáng chú ý

Hạng Nhất, Đại Thập tự

Hạng Nhì, Sao Vàng và Bạc

Hạng Ba, Tia sáng Vàng với Ruy băng cổ

Hạng Tư, Tia sáng Vàng với Nơ

Hạng Năm, Tia sáng Vàng và Bạc

Hạng Sáu, Tia sáng Bạc

  • Henry Hajimu Fujii (1886–1976), 1971[252]
  • Bolesław Orliński, 1926[141]
  • Fudeko Reekie, 2013[253]

Hạng Bảy, Huy hiệu Lá Đồng hoa Xanh

Năm 2003, hạng Bảy và Tám - được đặt tên theo lá cây Đồng hoa, được sử dụng lâu dài như một mon (biểu tượng) cho các thứ hạng cao nhất của xã hội Nhật Bản – đã được chuyển sang một tước hiệu mới và khác biệt, chỉ có một thứ hạng đơn nhất là Huân chương Đồng hoa.[5]

  • Iwamoto Tetsuzō 1942
  • Leonard Kubiak 1926[254]

Hạng Tám, Huy hiệu Lá Đồng hoa Trắng

Năm 2003, hạng Bảy và Tám - được đặt tên theo lá cây Đồng hoa, được sử dụng lâu dài như một mon (biểu tượng) cho các thứ hạng cao nhất của xã hội Nhật Bản – đã được chuyển sang một tước hiệu mới và khác biệt, chỉ có một thứ hạng đơn nhất là Huân chương Đồng hoa.[5]

Không rõ thứ hạng

  • Aung, San (1915–1947)[66]
  • Burzagli, Ernesto (1873–1944), 1906[255]
  • Craig, Albert M. (1988)[256]
  • de Bary, William Theodore (1993)[257]
  • Eichelberger, Robert Lawrence (1886–1961)[258]
  • Ellis, Alfred John (b. 1915), 1989[259]
  • Fortescue, Granville Roland (1875–1952)[260]
  • Gibney, Frank B. (1976)[261]
  • Józef Gieysztor[262]
  • Grondijs, Louis (1878–1961)
  • Hosoya, Judayu (1840–1907)
  • Ibrahim, Sultan của Johor (1873–1959)
  • Knott, Cargill G. (1856–1922), 1891[263]
  • Wiesław Kotański, 1986[264]
  • Kunz, George Frederick (1856–1932)
  • Charles, Bá tước Limburg Stirum (1906–1989)
  • Henryk Lipszyc, 1992[265]
  • Macrae, Norman, 1988[266]
  • McKenzie, Lionel W. (1995)
  • Morrison, George F. (1867–1943)
  • Musa Ghiatuddin Riayat Shah, Sultan của Selangor (1893–1955)
  • Ozaki Yukio (1858–1954)[267]
  • Paine, Godfrey (1871–1932), 1918[268]
  • Patrick, Hugh Talbot 1994[269]
  • Raymond, Rossiter W. (1840-1918)
  • Takamine Hideo (1854–1910)
  • Tokuda, Kip (1946-2013), 2012[270]
  • Tsutakawa, George (1910–1997), 1874
  • Wasson, J.R. (1855–1913), 1874[271]
  • pl:Franciszek Ziejka[272]
  • Ivan Ivanovich Zarubin, trung tướng[ru] (1822-1902), 1881[273]
  • Xem thêm

    • Huân chương Quốc dân (Hàn Quốc)
    • Huân chương Chula Chom Klao và Huân chương Voi Trắng (Thái Lan)
    • Huân chương Thánh Michael và Thánh George (Vương quốc Anh)
    • Bắc Đẩu Bội tinh (Pháp)
    • Huân chương Công lao của Cộng hoà Liên bang Đức (Order of Merit) (tương đương với Đại Thập tự Công lao, Thập tự Công lao và Huy hiệu Công lao and Merit Medal)
    • Huân chương "For Merit to the Fatherland" (Nga)
    • Huân chương Isabella Tín đồ Công giáo (Tây Ban Nha)
    • Huân chương Công lao của Cộng hoà Ý
    • Huân chương Vinh danh cho Phục vụ Cộng hoà Áo (Đại Huân chương Vàng với Dây choàng, Vàng với Ngôi sao, Vàng, Đại Huân chương Danh dự, Huân chương Danh dự Vàng, Huân chương Công lao Vàng)
    • Huân chương Hoàng tử Henry (Bồ Đào Nha)

    Chú thích

    Tham khảo

    • Peterson, James W., Barry C. Weaver and Michael A. Quigley. (2001). Orders and Medals of Japan and Associated States. San Ramon, California: Orders and Medals Society of America. ISBN 1-890974-09-9

    Liên kết ngoài