Indra

thần sấm Vệ Đà

Indrā (tiếng Phạn: इन्द्र, tiếng Pali: Indā[4], chữ Hán: 因陀羅, tiếng Hán trung cổ: ʔɪndɑlɑ, Hán Việt: Nhân Đà La) hay còn gọi Đế Thích Thiên (Chữ Hán:帝釋天/帝释天, Tiếng Quan Thoại: Dìshìtiān) hoặc giản lược là Đế Thích (Chữ Hán:帝釋/帝释, Tiếng Quan Thoại: Dìshì) là vị thần của sấm sét, một trong những vị thần tối cao của Tôn giáo Vệ Đà cổ và nay là đạo Hindu (Ấn Độ giáo).

Indra
Vua của các vị thần
Nam thần của tia chớp, sấm sét, bão tố, bầu trời, mưa, dòng sông và chiến tranh
Indra, Parjanya
Tranh vẽ thần Indra trên con voi của mình, Airavata, c. 1820.
Devanagariइन्द्र
Chuyển tự tiếng PhạnIndra
Liên hệDeva, Adityas, Dikpala
Nơi ngự trịAmarāvati, thủ phủ Indraloka tại Svarga[1]
Vũ khíKim cương chử (tia sét), Astras, Vasavi Shakti
Biểu tượngVajra, Indra's net
Vật cưỡiAiravata (voi trắng), ngựa Uchchaihshravas (ngựa trắng)
Kinh vănVệ đà, Ramayana, Mahabharata, Puranas
Thông tin cá nhân
Cha mẹ
Phối ngẫuShachi
Con cáiJayanta, Rishabha, Midhusha, Jayanti, Devasena, Vali và Arjuna
Tương ứng
Tương ứng Hi LạpZeus
Tương ứng La MãJupiter
Tương ứng Bắc ÂuThor
Tương ứng SlavPerun

Theo truyền thuyết thần này là con của thần trời (Dyauspitar) và thần đất (Prithvi). Sau khi được sinh ra nhờ uống được thứ rượu thần là soma thần bỗng dưng cao lớn và có sức mạnh khủng khiếp làm cho cha mẹ mình quá sợ hãi nên bỏ chạy, chạy mãi nhưng lại chạy theo 2 hướng khác nhau nên trời và đất mới cách xa nhau như ngày hôm nay.

Còn khoảng không gian to lớn thì lại thuộc quyền cai quản của thần Indra. Thần Indra ngoài ra còn được xem như là một vị thần chiến tranh. Những người chiến binh thời xưa rất tôn thờ vị thần này.

Theo mô tả đây là vị thần được xem là vua các vị thần. Thần có một ngàn con mắt (do bị trúng lời nguyền của đạo sĩ Gotama). Thần xuất hiện với con vật cưỡi là bạch tượng (1 con voi trắng), binh khí của thần là kim cương chử.

Trong ngôn ngữ khác, ông được gọi với cái tên

Ghi chú

Tham khảo