Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông

kỳ thi tại Việt Nam

Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (TN THPT) là một kỳ thi quan trọng trong hệ thống giáo dục Việt Nam, được tổ chức từ năm 2001 đến năm 2014 và tổ chức trở lại từ năm 2020 đến nay.

Kỳ thi tốt nghiệp
trung học phổ thông
Biểu trưng từ năm 2020
Viết tắtTN THPT
LoạiKiểm tra trắc nghiệm trên giấy (trừ môn Ngữ văn thi theo hình thức tự luận)[1]
Nhà phát triển / quản lýBộ Giáo dục và Đào tạo (Việt Nam)
Kiến thức / kỹ năng kiểm traVăn học Việt Nam, toán học, khoa học (tự nhiên hoặc xã hội) và ngoại ngữ[1]
Mục đíchXét tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học, cao đẳng
Năm bắt đầu2001; 23 năm trước (2001)
Thời lượngNgữ văn:120 phút
Toán: 90 phút
Ngoại ngữ: 60 phút
Tổ hợp: 150 phút[1]
Thang điểm0–10 (xét tốt nghiệp)
0–30 (tuyển sinh)
Điểm thi được làm tròn tới chữ số thập phân thứ hai
Hiệu lực1 năm, tính đến kỳ thi năm kế tiếp
Tổ chức1 lần/năm
Quốc gia / khu vực Việt Nam
Ngôn ngữTiếng Việt (Ngữ văn, Toán, Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội)
Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Nhật, Tiếng Nga, Tiếng Đức, Tiếng Hàn (Ngoại ngữ)
Số lượng người tham dự thường niênTăng 1.024.063 (năm 2023)
Điều kiện / tiêu chí[2]
Phí tham dựMiễn phí
Điểm được sử dụng bởiHầu hết các trường đại học, cao đẳng trên toàn quốc.
Trang mạngTrang tra cứu điểm thi, sửa đổi nguyện vọng cho thí sinh

Mục đích ban đầu của kỳ thi này là công nhận việc hoàn tất chương trình trung học phổ thông của học sinh và là điều kiện cần để tham dự tiếp Kỳ thi tuyển sinh đại học và cao đẳng. Năm 2015, Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông được nhập chung với Kỳ thi tuyển sinh đại học để mang tên Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia, thí sinh chỉ cần dự thi kỳ thi này và dựa vào điểm thi để xét tốt nghiệp phổ thông trung học và xét tuyển vào các trường đại học. Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia được tổ chức lần cuối cùng vào năm 2019.[3][4]

Kể từ năm 2020, do những tác động từ đại dịch COVID-19 đến việc dạy và học ở các nhà trường, đồng thời xuất hiện những kỳ thi tuyển sinh mới do các đại học, trường đại học tổ chức riêng như Đánh giá năng lực hay Đánh giá tư duy, Kỳ thi THPT quốc gia ngừng tổ chức, thay thế là Kỳ thi tốt nghiệp THPT được tổ chức trở lại với cách thức tổ chức gần giống với kỳ thi THPT quốc gia và mang mục đích chính là xét tốt nghiệp THPT. Các trường đại học vẫn có thể sử dụng kết quả thi tốt nghiệp làm căn cứ tuyển sinh đại học.[5]

Riêng hai năm 2020 và 2021, do dịch bệnh diễn biến phức tạp tại một số địa phương nên kỳ thi được phân hoá làm 2 đợt cụ thể, đợt 1 tập trung vào những tỉnh thành ít chịu ảnh hưởng và đợt 2 dành cho các địa phương bị cách ly xã hội ở đợt 1. Năm 2021, các thí sinh đang ở nơi thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 ở cả 2 đợt được đặc cách xét công nhận tốt nghiệp THPT. Kể từ năm 2022, kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông được tổ chức 1 đợt duy nhất, với mục đích chính là xét tốt nghiệp và tuyển sinh cho một số trường đại học và cao đẳng.

Đối tượng dự thi

Đối tượng tham dự kỳ thi gồm:[6]

  • Học sinh lớp 12 đủ điều kiện dự thi (học lực từ yếu trở lên, hạnh kiểm từ trung bình trở lên).
  • Người đã học xong chương trình cấp THPT nhưng chưa thi tốt nghiệp hoặc đã thi nhưng chưa tốt nghiệp ở những năm trước.
  • Người đã có bằng tốt nghiệp THPT, có bằng tốt nghiệp trung cấp dự thi để lấy kết quả làm cơ sở xét tuyển sinh cao đẳng và đại học.

Lịch thi

Kể từ năm 2020, kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông được tổ chức trong bốn ngày, thời gian tổ chức thi thường vào cuối tháng 6 hoặc đầu tháng 7.

Lịch thi tốt nghiệp trung học phổ thông
NgàyBuổiBài thiThời gian làm bàiGiờ phát đềGiờ bắt đầu làm bài
1SángHọp cán bộ làm công tác coi thi tại điểm thi.08:00
ChiềuThí sinh làm thủ tục dự thi và nghe phổ biến quy chế thi.14:00
2SángNgữ văn120 phút07:3007:35
ChiềuToán90 phút14:2014:30
3SángKhoa học tự nhiênVật lýKhoa học xã hộiLịch sử50 phút07:3007:35
Hóa họcĐịa lý50 phút08:3008:35
Sinh họcGiáo dục công dân50 phút09:3009:35
ChiềuNgoại ngữ60 phút14:2014:30
4Dự phòng

Hình thức

2001–2013

Mỗi năm (năm 2013 về trước), học sinh thi 6 môn trong chương trình học, trong đó có 3 môn cố định là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 3 môn thay đổi theo từng năm (chọn từ các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử và Địa lý).

Sau đây là danh sách các môn thi theo từng năm ngoài 3 môn Toán, Văn và Ngoại ngữ kể từ năm 2001. Môn thi thay thế là môn dùng để thay cho môn Ngoại ngữ đối với thí sinh học chương trình GDTX hoặc không theo học hết chương trình trung học phổ thông hiện hành hoặc có khó khăn về điều kiện học tập.

Danh sách môn thi theo từng năm
NămMôn 1Môn 2Môn 3Giống nămMôn thay thếNguồn
2001Vật lýSinh họcĐịa lýLịch sử[7]
2002Lịch sửHóa họcĐịa lý[8]
2003Địa lýSinh học
2004Sinh họcHóa họcĐịa lýLịch sử[9]
2005Vật lýLịch sử2002Sinh học[10]
2006Địa lýVật lý[11]
2007Vật lý2005Địa lý[12]
2008Vật lýSinh họcLịch sửHóa học[13]
2009Địa lý2001Lịch sử[14]
2010Hoá họcLịch sử2006Vật lý[15]
2011Vật lýSinh học2009Lịch sử[16][17]
2012Hóa họcLịch sử2010Vật lý[18][19]
2013Sinh học2004[20]

2014

Năm 2014, học sinh có 2 môn bắt buộc (Ngữ Văn, Toán) và 2 môn do thí sinh tự chọn trong 6 môn còn lại (Hóa học, Vật lý, Địa lý. Lịch sử, Sinh học, Ngoại ngữ). Tỉ lệ thí sinh đỗ tốt nghiệp trên cả nước đạt 99,02% ở hệ giáo dục THPT, 89,01% hệ giáo dục thường xuyên, bình quân chung là 99,09%.[21] Đây là năm cuối cùng tổ chức thi tốt nghiệp, trước khi tổ chức trở lại vào năm 2020.[4]

2020–nay

Từ năm 2020 đến nay, đối với thí sinh học chương trình THPT phải làm 4 bài thi, gồm 3 bài thi độc lập Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 1 trong 2 bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học) hoặc Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân).[22] Đối với thí sinh học chương trình GDTX phải làm 3 bài thi, gồm 2 bài thi độc lập Toán, Ngữ văn và 1 bài thi tổ hợp Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý).

Đề thi tốt nghiệp THPT của Bộ Giáo dục và Đào tạo thuộc danh mục bí mật nhà nước cấp độ Tối mật theo quy định của pháp luật.

Bài thiMôn thi thành phầnHình thứcThời gian làm bàiSố câu hỏiMức điểm
Ngữ vănTự luận120 phút63+2+5
ToánTrắc nghiệm90 phút500,2
Khoa học tự nhiênVật lýTrắc nghiệm50 phút1200,25
Hóa học50 phút
Sinh học50 phút
Khoa học xã hộiLịch sửTrắc nghiệm50 phút1200,25
Địa lý50 phút
Giáo dục công dân50 phút
Ngoại ngữTrắc nghiệm60 phút500,2

Bài thi Ngữ văn được chia làm hai phần. Phần Đọc hiểu cho một đoạn ngữ liệu cho sẵn yêu cầu thí sinh phải thực hiện 4 yêu cầu bên dưới, tổng 3 điểm. Phần Làm văn có 2 câu hỏi, một câu 2 điểm yêu cầu thí sinh viết một đoạn văn nghị luận về một vấn đề, thường sẽ có liên quan tới ngữ liệu trước đó, một câu 5 điểm yêu cầu thí sinh nghị luận về một vấn đề văn học.

Bài thi tổ hợp gồm 3 môn thi thành phần. Mỗi môn thi có 40 câu hỏi với 0,25 điểm một câu, thời gian làm bài là 50 phút. Các môn thi thành phần trong bài thi tổ hợp sẽ được làm liên tiếp nhau, mỗi môn cách nhau 15 phút.

Với bài thi Ngoại ngữ, thí sinh có thể lựa chọn thi một trong các môn Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Đức, Tiếng Nhật, Tiếng Nga, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Hàn.

Tuyển sinh đại học và cao đẳng

Để tuyển sinh vào các trường đại học và cao đẳng trên toàn quốc, thí sinh lựa chọn ba trong số sáu môn thi (được gọi là tổ hợp hoặc khối) để xét tuyển. Đây là danh sách các khối thi phổ biến thường được nhiều trường đại học sử dụng làm căn cứ tuyển sinh.

  • Khối A00: Toán, Vật lý, Hóa học
    • Khối A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh (từ 2012)
  • Khối B00: Toán, Hóa học, Sinh học
  • Khối C00: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý
  • Khối D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
    • Khối D02: Ngữ văn, Toán, Tiếng Nga
    • Khối D03: Ngữ văn, Toán, Tiếng Pháp
    • Khối D04: Ngữ văn, Toán, Tiếng Trung Quốc
    • Khối D05: Ngữ văn, Toán, Tiếng Đức (từ 2008)
    • Khối D06: Ngữ văn, Toán, Tiếng Nhật (từ 2008)
    • Khối D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh
    • Khối D78: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh (từ 2017)
    • Khối DD2: Ngữ văn, Toán, Tiếng Hàn (từ 2021)

Với các khối thi năng khiếu, các trường đại học tự tổ chức thi riêng.[23]

  • Khối H: Ngữ văn, Mỹ thuật (vẽ chì và trang trí màu)
  • Khối K: Toán, Vật lý, Kỹ thuật
  • Khối M: Ngữ văn, Toán, Năng khiếu mẫu giáo (hát, kể chuyện, đọc diễn cảm)
  • Khối N: Ngữ văn, hai môn Năng khiếu âm nhạc (thanh nhạc, biểu diễn nhạc cụ, kiến thức âm nhạc cơ bản)
  • Khối R: Ngữ văn, Lịch sử, Năng khiếu báo chí
  • Khối S: Ngữ văn, hai môn Năng khiếu sân khấu
  • Khối T: Sinh học, Toán, Năng khiếu thể dục thể thao (Chạy cự li ngắn, Bật tại chỗ, Gập thân)
  • Khối V: Toán, Vật lý, Mỹ thuật

Danh sách kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông

2001–2014

NămĐợtSố lượng thí sinhTỉ lệ tốt nghiệp
Dự thiHệ THPTHệ bổ túc/GDTX
2002714.000714.00090,00%
2003896.000754.000142.00092,70%
2004894.506751.783142.72392,87%
2005822.29090,62%
20061.075.964881.795191.26493,78%
200711.064.263906.971157.29267,13%
2402.914291.504111.410
200811.326.6331.110.965215.66876,36%
2340.000250.00090.000
200911.060.009912.792147.21783,82%
2300.000
20101.051.460914.186137.27492,57%
20111.053.081918.282134.79995,72%
2012963.571856.271107.30097,63%
2013946.064854.35591.70997,52%
2014910.831823.79687.03599,09%

2020–nay

NămĐợtNgày bắt đầuNgày kết thúcSố lượng thí sinhTỉ lệ dự thiTỉ lệ tốt nghiệp
Đăng kýDự thi
202019 tháng 810 tháng 8900.152845.47393,93%98,34%
23 tháng 94 tháng 926.014
202117 tháng 78 tháng 71.021.341992,22297,15%98,60%
26 tháng 87 tháng 811.65711,42197,98%
20227 tháng 78 tháng 71.011.589982.72697,15%98,57%
202328 tháng 629 tháng 61.025.1661.008.23998,35%98,88%

Bê bối

Lộ đề thi môn Sinh học năm 2021

Xem thêm

Tham khảo