Kiểm duyệt Facebook

Facebook đã thay thế các phương thức liên lạc truyền thống kể từ khi thành lập vào năm 2008-2009.[1] Facebook đã hạn chế nội dung được đăng. Vì thế việc sử dụng Facebook cũng đã bị hạn chế ở các quốc gia:Trung Quốc,[2] Iran,[3] Syria,[4]Triều tiên.[5][6].Tính đến tháng 5 năm 2016, các quốc gia cấm truy cập Facebook là Trung Quốc, Iran, SyriaTriều Tiên. Tuy nhiên, vì hầu hết cư dân Triều Tiên không được quyền truy cập Internet,[7]Trung Quốc và Iran là 2 nước duy nhất hạn chế quyền truy cập Facebook.

Facebook logo
Facebook logo

Facebook được nói đến rất nhiều trên các phương tiện truyền thông, bao gồm nhiều tranh cãi. Những điều này thường liên quan đến quyền riêng tư của người dùng (như vụ bê bối dữ liệu Cambridge Analytica), thao túng chính trị (như cuộc bầu cử ở Mỹ năm 2016), giám sát hàng loạt, các tác động tâm lý như nghiện Facebook và lòng tự trọng thấp, và nội dung mà một số người dùng thấy phản cảm, bao gồm cả tin tức giả mạo, thuyết âm mưu, lời nói căm thù và vi phạm bản quyền.[8] Facebook cũng không xóa thông tin sai lệch khỏi các trang của mình, điều này mang đến những tranh cãi liên tục.[9] Các nhà bình luận tuyên bố rằng Facebook giúp lan truyền thông tin sai lệch và tin tức giả mạo cũng như phóng đại số lượng người dùng của mình để thu hút các nhà quảng cáo.[10][11][12][13]

Kiểm duyệt theo thuật toán

Việc Facebook Kiểm duyệt theo thuật toán làm dấy lên những lo ngại bao gồm việc theo đõi các thông tin liên lạc và việc sử dụng các hệ thống có khả năng gây ra lỗi và sai lệch.[14]

Kiểm duyệt theo quốc gia

Bản đồ các quốc gia hiện đang cấm hoặc đã cấm Facebook trong quá khứ
  Đang bị cấm
  Trước đây bị cấm

Áo

Áo có luật cấm đăng bài liên quan đến Holocaust. Điều này khiến 78 bài đăng trên Facebook bị cấm trên toàn quốc vào năm 2013.[15]

Bangladesh

Bangladesh đã từng cấm Facebook trước đây.[16]Lệnh cấm bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 12 năm 2015.[17]Chính phủ Bangladesh do Đảng Liên đoàn Awami lãnh đạo đã công bố lệnh cấm trên toàn quốc đối với Facebook và các trang web mạng xã hội khác.Thủ tướng Sheikh Hasina đề xuất thành lập một ủy ban giám sát Internet với sự giúp đỡ của các cơ quan tình báo Bangladesh.Các đảng chính trị đã phản đối các blogger và những người mà họ coi là "báng bổ" vào thời điểm đề xuất.Những kẻ cực đoan trong nước đã giết chết tám người theo chủ nghĩa thế tục, bao gồm blogger Ahmed Rajib Haider đã bị đâm chết vào tháng 2 năm 2013.

Chính phủ Bangladesh đã dỡ bỏ lệnh cấm vào ngày 20 tháng 12 năm 2015.

Trung Quốc

Tại Trung Quốc, Facebook đã bị chặn sau Bạo động tại Ürümqi, tháng 7 năm 2009 vì những người biểu tình từ Phong trào Độc lập Đông Turkestan đã sử dụng Facebook như một phần của mạng truyền thông của họ để tổ chức các cuộc tấn công trên toàn thành phố, và Facebook phủ nhận việc cung cấp thông tin của những người biểu tình.[18]Một số người dùng Trung Quốc cũng tin rằng Facebook sẽ không thành công ở Trung Quốc sau các vấn đề của Google Trung Quốc.[19]Renren có nhiều tính năng tương tự như Facebook và tuân thủ các quy định của Chính phủ Trung Quốc liên quan đến lọc nội dung.

Tính đến ngày 20 tháng 8 năm 2013, đã có báo cáo về việc Facebook bị bỏ chặn một phần ở Trung Quốc.[20]Tuy nhiên, Facebook vẫn bị chặn kể từ ngày 7 tháng 12 năm 2019.[21]Facebook không bị chặn ở Hồng KôngMa Cao ,là những đặc khu hành chính hoạt động theo các hệ thống khác nhau. Facebook hiện đang thực hiện một dự án kiểm duyệt cho Trung Quốc, một bên thứ ba sẽ được phép điều chỉnh trên Facebook. Đây sẽ là một nỗ lực lớn trên Facebook để trở lại Trung Quốc.[22]

Vào ngày 6 tháng 7 năm 2020, Facebook tuyên bố rằng công ty sẽ ngừng các yêu cầu từ Hồng Kông trong khi các công ty đánh giá luật an ninh quốc gia Hồng Kông do chính phủ Trung Quốc áp đặt.[23]

Ai Cập

Facebook đã bị chặn vài ngày ở Ai Cập trong Cách mạng Ai Cập 2011.[24]

Pháp

Giống như ÁoĐức, PhápChối bỏ Holocaust. Do đó, 80 bài đăng trên Facebook đã bị gỡ trong năm 2013.[25]

Đức

Tháng 7 năm 2011, các nhà chức trách ở Đức bắt đầu thảo luận về việc cấm các sự kiện được tổ chức trên Facebook. Quyết định này dựa trên nhiều trường hợp quá tải của những người ban đầu không được mời.[26]Trường hợp, 1.600 "khách mời" đã tham dự bữa tiệc sinh nhật lần thứ 16 của một cô gái ở Hamburg, 1 người đã vô tình đăng lời mời tham dự sự kiện này công khai. Sau khi có báo cáo về tình trạng quá tải, hơn một trăm cảnh sát đã được triển khai để kiểm soát đám đông. Một sĩ quan cảnh sát đã bị thương và 11 người tham gia đã bị bắt vì tội tấn công, gây thiệt hại tài sản và chống lại chính quyền.[27]Trong một sự kiện quá tải bất ngờ khác, 41 thanh niên đã bị bắt và ít nhất 16 người bị thương.[28]

Năm 2016, Facebook đã gỡ 84 bài đăng. Những bài đăng này chứa các chủ đề Chối bỏ Holocaust.[29][30][31][32]

Tunisia

Facebook là một phần quan trọng trong các cuộc nổi dậy chính trị của "Mùa xuân Ả Rập" năm 2011.[33]

Thổ Nhĩ Kỳ

Sau khi hình ảnh Mehmet Selim Kiraz bị hai kẻ khủng bố giam giữ bắt đầu lan truyền trên phương tiện truyền thông xã hội, vào ngày 6 tháng 4 năm 2015, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã cấm Facebook, Twitter, YouTube và 166 trang web khác trong nhiều giờ. Chính phủ không tha thứ cho "tuyên truyền chống chính phủ", và luật ngày càng trở nên nghiêm ngặt hơn. Trong chỉ số tự do báo chí năm 2015 từ phóng viên không biên giới, Thổ Nhĩ Kỳ xếp hạng 149 trong số 180 quốc gia.[34]Facebook đã bị chặn vào ngày 27 tháng 2 năm 2020 lúc 23:30, cùng với một số trang web truyền thông xã hội khác.[35]

Turkmenistan

Turkmenistan cấm Facebook[36][37]

Vương quốc Anh

Tại Vương quốc Anh vào ngày 28 tháng 4 năm 2011, một ngày trước đám cưới của Vương tôn WilliamCatherine Middleton, một số nhóm và trang Facebook có liên quan chính trị đã bị xóa hoặc đình chỉ như một phần của cuộc đàn áp trên toàn quốc đối với hoạt động chính trị.Các nhóm và trang chủ yếu quan tâm đến sự phản đối cắt giảm chi tiêu của chính phủ, và nhiều người đã Biểu tình trong cuộc Biểu tình của sinh viên Anh năm 2010.[38][39][40][41]Trong số những người bị bắt có một người cộng sảnxã hội chủ nghĩa, và một vài thành viên của một nhóm nhà hát đường phố lên kế hoạch cho một buổi biểu diễn chặt đầu hình nộm đối lập với chế độ quân chủ.[42]

Việt Nam

Facebook đã bị chặn ở Việt Nam trong 2 tuần vào tháng 5 năm 2016 do biểu tình cá chết.[43]

Tổng số người dùng FacebookViệt Nam khoảng 52 triệu người và là 1 trang mạng để sử dụng hàng ngày. Tuy nhiên, chính phủ không chịu trách nhiệm trước những bài đăng của người dùng.[44] Vào năm 2018, chính phủ đã thành lập 1 tổ chức An ninh mạng để chặn các bài đăng có chứa "quan điểm sai trái" trên mạng. Để xoa dịu chính phủ, Facebook đã xóa 160 tài khoản "độc hại" vì phát ngôn chống lại Đảng Cộng sản vào năm 2017.[45]

Lệnh cấm hoặc lệnh cấm trước đây bởi các quốc gia

CountryStart of banEnd of banNotes
 Bangladesh20152015Cấm trong 1 tháng 2 ngày
 Trung Quốc2009Vẫn bị cấm, trừ Hồng Kông và Mau
 Ấn Độ20172017Cấm trong 3 ngày.[46]
 Iran20092013Ban đầu bị cấm do cuộc bầu cử tổng thống Iran năm 2009. .[47]
 Mauritius20072007Bị cấm trong 1 ngày.[48]
 Myanmar2021Cấm do cuộc đảo chính quân sự Myanmar 2021[49] . Vẫn bị cấm
 Nauru20152018[50]
 Bắc Triều Tiên2016Xem Facebook đã là một tội ở Bắc Triều Tiên từ 2016.[51] Vẫn bị cấm.
 Pakistan2010, 20172010, 2017Năm 2010 cấm 12 ngày.[52] Năm 2017 cấm 1 ngày.[53]
 Papua New Guinea20182018Bị cấm trong một tháng do người dùng đăng thông tin sai lệch và nội dung khiêu dâm.[54]
 Russia2022Cấm do chiến tranh Nga - Ukraina. Vẫn bị cấm
 Sri Lanka2018, 20192018, 2019Facebook đã bị cấm bốn lần ở Sri Lanka. Lần đầu tiên là trong ba ngày vào năm 2018, lần thứ hai trong chín ngày vào năm 2018, lần thứ ba trong một ngày vào năm 2019 và lần thứ tư trong bốn ngày vào năm .
 Syria20082011[55]
 Tajikistan20122012[56]
 Turkey20202020[57]
 Turkmenistan2018[58][59]
 Uganda2021Bị cấm do cuộc tổng tuyển cử năm 2021 ở Uganda. Vẫn bị cấm.
 Việt Nam20162016Cấm trong 2 tuần.[60]

Tham Khảo