Kinh tế Indonesia

Nền Kinh Tế Hạng 16 Thế Giới (sau México) (JAKARTA)

Kinh tế Indonesia là một nền kinh tế thị trường công nghiệp mới trong đó chính phủ và các doanh nghiệp tư nhân đóng vai trò chủ đạo, đây là nền kinh tế có quy mô lớn nhất khu vực Đông Nam Á, thứ 5 châu Á, xếp hạng 16 theo GDP danh nghĩa hoặc hạng 7 toàn cầu theo GDP sức mua tương đương. Năm 2019, nền kinh tế Internet của Indonesia đạt 40 tỷ USD và dự kiến sẽ đạt 130 tỷ USD vào năm 2025. Kinh tế Indonesia là nền kinh tế duy nhất của Đông Nam Á đạt mốc nghìn tỷ USD cũng như góp mặt trong G-20. Quốc gia này hiện có hơn 141 công ty sở hữu quốc doanh, hoạt động kinh doanh các mặt hàng cơ bản như dầu mỏ, gạo, và điện lực. Trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á từ giữa năm 1997, chính phủ đã nắm lấy một tỷ lệ đáng kể các tài sản thuộc sở hữu tư nhân đã tăng một cách đáng ngạc nhiên[16]. Trong khoảng 30 năm cầm quyền của tổng thống Suharto, nền kinh tế Indonesia đã tăng trưởng nhanh chóng, GDP bình quân đầu người từ mức chỉ khoảng 70 USD đã lên đến trên 1.000 USD trong năm 1996. Nhờ chính sách tài chínhtiền tệ khôn ngoan, tỷ lệ lạm phát được giữ trong khoảng 5%-10%, đồng Rupiah đã trở lên ổn định, chính phủ đã tránh được sự thâm hụt ngân sách.

Kinh tế Indonesia
Jakarta, trung tâm tài chính của Indonesia.
Tiền tệRupiah (IDR)
Năm tài chínhNăm dương lịch
Tổ chức kinh tếAPEC, G-20, RCEP, AFTA, ASEAN, EAS, OPEC, ADB, WTO, người khác
Số liệu thống kê
GDPTăng $1.39 nghìn tỉ (danh nghĩa, 2023 Ước lượng.) [1]Tăng $4.39 nghìn tỉ (PPP, 2023 Ước lượng.)[2]
Xếp hạng GDP16th (danh nghĩa, 2023) 7th (PPP, 2023)
Tăng trưởng GDP
  • 3.69% (2021)
  • 5.3% (2022)[3]
  • 5.0% (2023)[4]
GDP đầu người
  • Tăng $5,016 (danh nghĩa; 2023 Ước lượng.)[2]
  • Tăng $15,855 (PPP; 2023 Ước lượng.)[2]
GDP theo lĩnh vựcnông nghiệp: 13.7%, công nghiệp: 42.9%, dịch vụ: 43.3% (2013 est.)
Lạm phát (CPI)Giảm theo hướng tích cực 4.97% (Bước đều 2023)[5]
Tỷ lệ nghèo3.5% (2017)[6]
Hệ số GiniTăng theo hướng tiêu cực 37.9 (2021)[7]
Lực lượng lao động139,2 triệu (2022)[8]
Cơ cấu lao động theo nghềnông nghiệp: 38.9%, công nghiệp: 22.2%, dịch vụ: 47.9% (2012 est.)
Thất nghiệp3.83% (2014)[9]
Các ngành chínhDầu và khí tự nhiên; sợi dệt, quần áo, giầy dép; mỏ, xi măng, phân bón hóa chất, gỗ dán; cao su; thục phẩm; du lịch
Xếp hạng thuận lợi kinh doanh73rd (dễ, 2020)[10]
Thương mại quốc tế
Xuất khẩuTăng $291.98 tỷ (2022)[11]
Mặt hàng XKdầu cọ, thép, kim loại, máy móc và thiết bị công nghiệp, hóa chất, sản phẩm giày dép, ô tô, sản phẩm vận tải, sản phẩm gỗ, sản phẩm nhựa
Đối tác XK
Nhập khẩuTăng $237.52 tỷ (2022)[11]
Mặt hàng NKmáy móccông nghiệp thiết bị, thép, thực phẩm, dầu mỏ sản phẩm, hàng điện tử, nguyên liệu thô, hóa chất, sản phẩm vận chuyển
Đối tác NK
Tổng nợ nước ngoài$400.4 tỷ (2022)[12]
Tài chính công
Nợ công$194 tỉ (2022)[12]
ThuUS$142 tỷ (2021)[13]
ChiUS$191 tỷ (2021)[14]
Dự trữ ngoại hốiTăng 145,2 tỷ đô la (tháng 3 năm 2023)[15]
Nguồn dữ liệu: CIA.gov
Tất cả giá trị đều tính bằng đô la Mỹ, trừ khi được chú thích.

Xu hướng kinh tế vĩ mô

Đây là bảng thống kê tổng sản phẩm quốc nội của Indonesia theo giá cả thị trường[17] bởi Quỹ Tiền tệ Quốc tế, đơn vị tính là triệu Rupiah.

NămGDPtỷ giá hối đoái USD/rupiahChỉ số lạm phát
(2000=100)
198060.143.191626.9812
1985112.969.7921.110,5820
1990233.013.2901.842,8029
1995502.249.5582.248,60 44
20001.389.769.7008.396,33 100<
20051.678.664.0969.705,16155

Chú thích