Lương Tài

Huyện thuộc tỉnh Bắc Ninh

Lương Tài (tên cũ là Lang Tài) là một huyện thuộc tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam.

Lương Tài
Huyện
Huyện Lương Tài
Hồ Thứa ở thị trấn Thứa, huyện Lương Tài
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Hồng
TỉnhBắc Ninh
Huyện lỵthị trấn Thứa
Phân chia hành chính1 thị trấn, 13 xã
Tổ chức lãnh đạo
Chủ tịch UBNDPhạm Thanh Hải
Chủ tịch HĐNDNguyễn Văn Long
Bí thư Huyện ủyLê Tuấn Hồng
Địa lý
Tọa độ: 21°01′04″B 106°12′06″Đ / 21,017699°B 106,201595°Đ / 21.017699; 106.201595
MapBản đồ huyện Lương Tài
Lương Tài trên bản đồ Việt Nam
Lương Tài
Lương Tài
Vị trí huyện Lương Tài trên bản đồ Việt Nam
Diện tích105,9 km²
Dân số
Tổng cộng105.550 người
Mật độ997 người/km²
Dân tộcChủ yếu là Kinh
Khác
Mã hành chính264[1]
Biển số xe99-K1
Websiteluongtai.bacninh.gov.vn

Vị trí địa lý

Huyện Lương Tài nằm ở phía nam của tỉnh Bắc Ninh, nằm cách thành phố Bắc Ninh khoảng 30 km về phía nam, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 52 km, có vị trí địa lý:

Huyện Lương Tài có các trục giao thông huyết mạch nhằm phát triển kinh tế xã hội là tỉnh lộ 280, 281, 284, 285 nối Lương Tài với Gia Bình, Thuận Thành (Bắc Ninh), Lương Tài với Cẩm Giàng (Hải Dương).

Hành chính

Huyện Lương Tài có 14 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc[2], bao gồm thị trấn Thứa (huyện lỵ) và 13 xã: An Thịnh, Bình Định, Lai Hạ, Lâm Thao, Minh Tân, Mỹ Hương, Phú Hòa, Phú Lương, Quảng Phú, Tân Lãng, Trung Chính, Trung Kênh, Trừng Xá.

Có 102 thôn, trên 29.000 hộ và 105.000 nhân khẩu (năm 2013).

Cơ sở hạ tầng

Huyện Lương Tài có đầy đủ các công trình công cộng thiết yếu như: bệnh viện, trường học, trụ sở làm việc của các cơ quan hành chính, trung tâm văn hóa... Nhiều tuyến đường trong huyện liên tục được xây mới và mở rộng, các tuyến đường cũng được trải nhựa và lắp đèn cao áp. Tuyến đường đê sông Thái Bình chạy qua huyện cũng được trang bị đèn cao áp.

Lịch sử

Theo tài liệu Đại Việt Quốc Tổng Lãm Đồ (大越國總覽圖), thì cái tên Lương Tài (良才) đã có từ trước năm 1424.

Thời kỳ thuộc Minh, vùng này thuộc huyện Thương Tài, thuộc châu Gia Lâm, phủ Bắc Giang. Đến thời Hậu Lê, đổi tên thành Thiện Tài, rồi lại đổi là Lang Tài.

Đời Gia Long, thuộc phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc. Năm 1822, Minh Mạng đổi trấn Kinh Bắc thành trấn Bắc Ninh, năm 1831 thì đổi thành tỉnh Bắc Ninh. Lang Tài thuộc phủ Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.

Không rõ vì sao có sự biến âm Lang Tài và Lương Tài. Tài liệu Đại Nam Nhất Thống Chí tập 4, trang 60, vẫn chép là Lang Tài (莨才). Tuy nhiên, đến tháng 8 năm 1950, huyện sáp nhập với huyện Gia Bình thành huyện Gia Lương thuộc tỉnh Hà Bắc.

Từ 9 tháng 8 năm 1999, huyện được tái lập trên cơ sở chia huyện Gia Lương thành huyện Gia Bình và Lương Tài.[3] Huyện Lương Tài khi đó gồm có thị trấn Thứa (xã Phá Lãng cũ) và 13 xã: An Thịnh, Bình Định, Lai Hạ, Lâm Thao, Minh Tân, Mỹ Hương, Phú Hòa, Phú Lương, Quảng Phú, Tân Lãng, Trung Chính, Trung Kênh, Trừng Xá giữ nguyên trạng đến nay.

Tổng quan

Điều kiện tự nhiên:

Huyện có địa hình đồng bằng. Sông Thái Bình chảy qua phía đông huyện. Kinh tế huyện thuần nông, chuyên trồng lúa, ngô, cây ăn quả, hoa màu, dâu nuôi tằm, chăn nuôi bò, gia cầm. Nghề thủ công truyền thống là dệt lụa, đúc đồng.

Dân cư - lao động:

Theo số liệu thống kê mới nhất năm 2013, huyện Lương Tài có 105.000 người. Trong đó dân cư nông thôn chiếm trên 74,1%, dân số thành thị chiếm 25,9%. Thành phần dân số này có xu hướng chuyển dịch theo cơ cấu tăng dân số thành thị và giảm dần số nông thôn.

Từ 1945 trở về trước, huyện Lương Tài ước tính có từ 10 000 đến 30 000 người (nay toàn huyện có trên 100 000 người), tất cả đều là người Kinh (người Việt). Ở miền đất trũng này, nhân dân trong huyện sống bằng nghề làm ruộng là chủ yếu (làm lúa nước). Do đất trũng nên hàng năm ở nhiều xã nước ngập phải đi đò đến ba bốn tháng. Bởi vậy chỉ cấy lúa được một vụ chiêm. Chỉ một ít thôn, xã ven đê và lẻ tẻ có những mảnh ruộng cao trồng thêm các cây màu như: đỗ, lạc, ngô, khoai, cà rốt…

Ngoài nghề trồng lúa nước, từ xưa Lương Tài cũng đã có một số nghề phụ truyền thống chủ yếu phục vụ nhu cầu của địa phương và các huyện lân cận. Nhiều xã, xóm, nơi đồng bãi ở ven đê, trồng khá nhiều dâu và tận dụng các vườn, bờ rào phân cách các nhà để trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt vải. Ở các chợ trong huyện có bán các loại vải: vải dương, lụa, tơ tằm. Tiêu biểu cho nghề "dâu, tằm tơ…" bấy giờ là tổng Ngọc Trì (gọi là Lung Bền) nay là thôn Ngọc Trì, xã Bình Định. Nghề bện thừng ở thị trấn Thứa (xã Phá Lãng cũ); nghề đan lưới đánh cá ở xã Phú Lương, nghề đan võng ở An Trụ (xã An Thịnh), nghề làm bánh đa ở Tử Nê (xã Tân Lãng) và nghề đúc đồng ở thôn Quảng Bố, tổng Quảng Bố nay là xã Quảng Phú… Các nghề phụ là nghề chỉ làm tranh thủ những khi nông nhàn hoặc các thời gian không lao động ngoài trời ngày mưa rét, trưa hè nắng gắt, ban đêm.

Ngày nay ngoài nghề chính là nghề trồng lúa nước mà hiện nay ruộng đất đã xoay vòng từ 2 đến 3 vụ (2 vụ lúa, 1 vụ màu) nên năng suất lúa càng ngày càng cao.

Dân số Lương Tài là dân số trẻ, trên 60% trong độ tuổi lao động. Với chất lượng ngày càng được nâng cao đội ngũ dân số trẻ này là lực lượng lao động hùng hậu trong công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội của huyện Lương Tài cũng như tỉnh Bắc Ninh.

Giao thông:

Về giao thông, huyện Lương Tài có đường liên tỉnh chạy qua. Huyện Lương Tài cũng như tỉnh Bắc Ninh nói chung có điều kiện thuận lợi để phát triển giao thông vận tải. Huyện Lương Tài có các trục giao thông huyết mạch nhằm phát triển kinh tế xã hội là tỉnh lộ 280, 281, 284, 285 nối Lương Tài với Gia Bình, Thuận Thành (Bắc Ninh), Lương Tài với Cẩm Giàng (Hải Dương). Mạng lưới giao thông huyện Lương Tài chủ yếu là đường bộ, đường thủy. Nhiều đường ở nông thôn được nâng cấp và xây dựng mới, góp phần tích cực vào việc mở rộng thông thương, khai thác tiềm năng của huyện.

Thông tin liên lạc:

Tháp thu phát sóng thị trấn Thứa, huyện Lương Tài

Mạng lưới bưu chính viễn thông đã thay đổi căn bản từ hệ analog lạc hậu sang hệ digital hiện đại. Mạng thông tin di động và Internet tuy mới xuất hiện nhưng đã phát triển rất nhanh. Hoạt động của các mạng công nghệ thông tin đã góp phần đáng kể trong công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính của các cơ quan Đảng và Nhà nước huyện Lương Tài. Tuy nhiên đến năm 2016 trên địa bàn huyện Lương Tài mới chỉ có 1 điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng (tại thị trấn Thứa), con số khá khiêm tốn so với các huyện khác như Gia Bình 2 điểm, Thuận Thành 3 điểm, Yên Phong 3 điểm... Trong thời gian tới cần tăng số địa điểm cung cấp dịch vụ để người dân được thuận tiện trong việc tiếp cận với hệ thống thông tin liên lạc.[4]

Giáo dục:

Huyện Lương Tài có trường Trung học phổ thông khá nổi tiếng trong tỉnh là Trường THPT Lương Tài. Trường được thành lập năm 1953. Là trường THPT khá lâu đời ở tỉnh Bắc Ninh.[5]

Mạng lưới trường học ở tất cả các bậc học từ mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông phát triển đều khắp trên địa bàn toàn huyện. Cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên trong các trường ngày càng được củng cố về chất lượng và phát triển về số lượng theo hướng chuẩn hoá. Tính đến nay toàn huyện đã có hơn 51 trường ở tất cả các bậc học. Theo đó chất lượng giáo dục cũng từng bước được nâng cao. Công tác xã hội hoá giáo dục được đẩy mạnh và phát triển bằng các hoạt động thiết thực thông qua các trung tâm giáo dục cộng đồng, các hội khuyến học huyện đến các thôn làng, dòng họ đã góp phần đáng kể vào sự phát triển của giáo dục của huyện Lương Tài.

Tôn giáo:

Về mặt tôn giáo, huyện Lương Tài có 2 tôn giáo chính là: Phật giáoThiên Chúa giáo. Trải qua quá trình lịch sử, đặc biệt là sau cách mạng tháng 8 năm 1945 đến nay, nhân dân bên lương và bên giáo luôn sống chung và giữ vững đoàn kết.

Tất cả mọi người được hưởng quyền tự do, dân chủ (có thể theo đạo Phật, đạo Thiên chúa hoặc không theo đạo nào). Trong lĩnh vực tâm linh, tín ngưỡng được các cấp chính quyền, đoàn thể quan tâm đúng mức. Nhiều chùa triền, nhiều nhà thờ công giáo được trùng tu hoặc xây dựng lại ngày càng khang trang. Các đình, đền, miếu, các di tích lịch sử được xây dựng hoặc tu bổ…chính là nơi giáo dục truyền thống "yêu đất nước, quê hương" cho thế hệ ngày nay cũng như các thế hệ mai sau.

Bất cứ tôn giáo nào cũng có một hệ thống chuẩn mực và giá trị đạo đức nhằm điều chỉnh ý thức và hành vi đạo đức của các tín đồ. Quan niệm đạo đức của hầu hết mọi tôn giáo, ngoài những giá trị đặc thù bảo vệ niềm tin tôn giáo thiêng liêng, còn đề cập đến những chuẩn mực đạo đức mang tính nhân loại, như sống hiếu thảo với cha mẹ, trung thực, nhân ái, hướng tới cái thiện, tránh xa điều ác... Người theo tôn giáo không phải sống thế nào cũng được, mà phải sống theo những khuôn phép đạo đức hợp với tín điều của tôn giáo mình, hành động không phải chỉ là thực hành một số hình thức nghi lễ, mà còn phải sống theo những quy tắc đạo đức nhất định.[6] Niềm tin tôn giáo giúp người dân trên địa bàn huyện Lương Tài tiếp cận với những tư tưởng, đạo đức tôn giáo tốt đẹp, góp phần tạo ra nếp sống tiến bộ, văn minh, hài hòa, đoàn kết, tạo sự phát triển ổn định về mặt văn hóa - xã hội.

Danh nhân

Huyện Lương Tài là quê hương của các danh nhân nổi tiếng như Hàn Thuyên, Vũ Giới, Phạm Quang Tiến, Nguyễn Quốc Đông, Nguyễn Thị Kim, Vũ Miên, Vũ Trinh, Hoàng Sĩ Khải, Nguyễn Bạt Tuỵ... Danh nhân Hàn Thuyên là danh nhân tiêu biểu của huyện Lương Tài nói riêng, tỉnh Bắc Ninh nói chung. Đền thờ ông đặt tại quê hương ông - thôn Lai Hạ, xã Lai Hạ, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh. Ông là danh nhân nổi tiếng của Việt Nam thời nhà Trần. Hiện nay, tên của ông được đặt cho nhiều đường ở Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Bắc Ninh… và nhiều trường học, nhà xuất bản cũng mang tên ông. Tuy nhiên, tiểu sử và cuộc đời của ông đến nay vẫn là một ẩn số. Ông nổi tiếng với bài "Văn tế Cá sấu" kỳ lạ của mình.

Văn tế cá sấu

Ngặc ngư kia hỡi! Mày có hay!

Biển Đông rộng rãi là nơi này

Phù Lương đây thuộc về thánh vực

Lạc lối đâu mà lại đến đây

Há chẳng nhớ rằng nước Việt xưa

Dân quen chài lưới chẳng tay vừa

Đời Hùng vẽ mình vua từng dạy

Xuống nước giao long cũng phải chừa

Thánh thần nối dõi bản triều nay

Dấy từ Hải ấp ngôi trời thay

Võ công lừng lẫy bốn phương tịnh

Biển lặng sông trong mới có rày

Hùm thiêng xa dấu dân cày cấy

Nhân vật đều yên đâu ở đấy

Ta vâng đế mạng bảo cho mày

Hãy vào biển khơi mà vùng vẫy...

Truyền thống khoa bảng

Tỉnh Bắc Ninh là nơi có truyền thống khoa bảng nổi tiếng với diện tích nhỏ nhất nước nhưng số Trạng nguyên nhiều nhất nước, số Tiến sĩ Nho học nhiều nhất nước. Huyện Lương Tài cũng đóng góp Trạng nguyên, Tiến sĩ Nho học thể hiện rõ truyền thống đó.

Trong lịch sử, ở huyện Lang Tài (Lương Tài ngày nay), người đỗ Tiến sĩ đầu tiên là Nguyễn Tiến Lương khoa Nhâm Thìn, Hồng Đức 1472.[7]

Trong thời kỳ Nho học phát triển, ở Lương Tài, theo thống kê chưa đầy đủ đã có tới gần 57 vị học giỏi và đỗ đạt cao từ Tiến sĩ trở lên. Có trên dưới 30 xã (thôn) có người đỗ Tiến sĩ như: Quảng Bố, Lĩnh Mai (xã Quảng Phú), Ngọc Trì, Cổ Lãm (xã Bình Định), Ngọc Quan (xã Lâm Thao), Phá Lãng, Dị Sử (Đạo Sử xã Phá Lãng - nay là thị trấn Thứa), Văn Xá (xã Phú Hoà), Trình Khê, Trung Chinh (xã Trung Chính), Lai Hạ (xã Lai Hạ), Đăng Triều (xã Trừng Xá), Thanh Lâm, An Trụ (xã An Thịnh), Tháp Dương (xã Trung Kênh), Lương Xá (xã Phú Lương), Nhất Trai (xã Minh Tân)…

Trong đó một số thôn có nhiều người đỗ đại khoa, tiêu biểu như: thôn Quảng Bố (xã Quảng Phú) có bốn người đỗ tiến sĩ, trong đó có dòng họ Nguyễn có ba người ở 3 đời. Thôn Văn Xá (xã Phú Hoà) có 5 Tiến sĩ. Thôn Lai Xá (xã Lai Hạ) có tám người. Thôn Ngọc Quan (xã Lâm Thao, tên cũ: xã Xuân Lan thuộc tổng Lâm Thao được biết đến là Thuận An thắng địa - Kinh Bắc danh hương) trong gần 200 năm khoa bảng (1717-1919) có 2 người đỗ đại khoa đều dòng họ Vũ (Hội nguyên Tiến sĩ Vũ Miên; tư cách thực sự của ông là Trạng nguyên nhưng xếp sau 2 vị khi thi Đình; ông vừa là Thủ khoa Nho học vừa là Tể tướng - Tế tửu Quốc sử quán Tổng tài và Ất khoa Tiến sĩ Vũ Chu làm Thái Nguyên tỉnh Bố chính sứ có công lao trong Khởi nghĩa Bãi Sậy), các con cháu Tế tửu Vũ Miên tới ngày nay vẫn giữ được truyền thống tốt đẹp, như Bác sĩ, Giáo sư Vũ Văn Ngũ - nguyên Chủ nhiệm khoa Vi sinh y học Bệnh viện Bạch Mai,...Thôn Lương Xá (xã Phú Lương), có tới 13 người đỗ Tiến sĩ (1 Trạng nguyên là ông Vũ Giới, 1 Thám hoa, 3 Hoàng giáp và 8 người đỗ Tiến sĩ).

Trong những Tiến sĩ đã đỗ ở Lương Tài, nhiều người có những nét rất độc đáo.

Nguyễn Bạt Tuỵ (xã Phá Lãng) đỗ Tiến sĩ sau làm Thượng thư (quan cao nhất Triều đình - sau vua), để lại cho đời một tập thơ là "Nhị thập tri hiếu" (24 điều hiếu).

Nguyễn Thuyên (Hàn Thuyên - người xã Lai Hạ), người nổi tiếng về văn thơ đã lưu lại bài "Văn tế cá sấu", nhiều trường học đã lấy tên ông đặt tên cho trường.

Nguyễn Lệnh Nghi ở Thanh Lâm (xã An Thịnh) đỗ Tiến sĩ năm Mậu Tuất 1718, sau làm Thượng thư, tương truyền hồi nhỏ là người rất thông minh. Năm lên 9 tuổi, một lần ra sông tắm, ông cởi quần áo vắt lên cây thụ, bất ngờ có một viên quan to đi qua, thấy cậu bé trần truồng, hỏi thì nói là học trò, quan liền ra vế đối: "Thiên tàm cổ thụ vị y giả" (Ý: lấy cây cao nghìn tầm làm giá áo), cậu bé không cần phải nghĩ lâu đối ngay: "Vạn phái trường giang tác dục bồn" (Ý: Lấy sông dài muôn nhánh làm chậu tắm), quan chịu, cho là giỏi liền thưởng quà.

Hoàng Sĩ Khải, Tiến sĩ khoa thi 1544, sau làm Thượng thư bộ hộ kiêm tế tửu Quốc tử giám (Hiệu trưởng trường Quốc Tử Giám) (quê làng Lai Xá).

Nguyễn Đăng Triều, thôn Lĩnh Mai (xã Quảng Phú) từ nhỏ rất thông minh, hiếu học. Sau thi đỗ được làm "Hoài viên tượng quân chỉ huy sứ", đi đâu được ngồi đòn bát cống, chỉ kém vua có một đòn.

Nguyễn Toàn ở Tháp Dương (xã Trung Kênh) là người thuộc dòng họ có tiếng, tổ tiên nhiều đời là công hầu.

Rồi Lương Phụng Thìn, Vũ Cận (Lương Xá, xã Phú Lương) đã để lại nhiều bài thơ có giá trị.

Từ những năm 1522 có người đỗ Tiến sĩ khi tuổi còn rất trẻ như Đào Lâm đỗ lúc 18 tuổi tại khoa thi Mậu Tuất (1478).

Có người kiên trì học đến mức tuổi cao (vượt tuổi lên lão đầu tiên 50 tuổi) như Hoàng Sĩ Trạch (Lai Xá) đỗ năm Nhâm Tuất 1502, năm 53 tuổi. Phạm Vĩnh Truyền đỗ năm Bính Tuất 1526, lúc 53 tuổi. Nguyễn Hữu Nho đỗ năm Kỷ Sửu 1581 lúc 61 tuổi. Vũ Miễn (Ngọc Trì - xã Bình Định) đỗ năm Bính Thìn 1616 lúc ở tuổi 69. Có trường hợp con thi đỗ trước bố như: Nguyễn Văn Định (tức Nguyễn Văn Hiến ở Đặng Xá) đỗ lúc 20 tuổi, đó là năm Bính Tuất 1526, trái lại bố là Nguyễn Văn Diễn lại đỗ năm Ất Mùi 1535, đỗ sau con 9 năm.[8]

Có thể nói Lương Tài là huyện vốn có truyền thống hiếu học và có nhiều người học thành đạt từ xa xưa. Truyền thống đó được nối tiếp phát huy qua các triều đại, các triều vua, nhiều dòng họ có truyền thống học tập tốt, nhiều người thông minh, tài giỏi.

Trước đây ở các thôn (làng) đều có khu gọi là "Văn chỉ", nơi này có các bia đá ghi tên những người trong làng đỗ đạt cao; để hàng năm thờ cúng và chiêm ngưỡng. Nay sau nhiều năm bị chiến tranh tàn phá nên hầu như không thôn nào còn. Có chăng chỉ còn sót lại một số tấm bia bị thất lạc ở nơi nào đó. Nay địa phương tìm, đào được thì đưa về đình (hoặc chùa) để giữ lại làm kỷ niệm. Những bia ấy đều viết bằng chữ Hán (Nho) hoặc chữ Nôm.

Xây văn chỉ của thôn, xã, huyện…chứng tỏ người xưa rất coi trọng học hành. Coi trọng người làm nghề "Thầy giáo" "Nhất tự vi sư, bán tự vi sư" "Không thầy đố mày làm nên". Có lẽ đó cũng là nét truyền thống tốt đẹp của tổ tiên, cha ông vậy.

Địa điểm tham quan du lịch

Một số địa điểm tham quan du lịch tiêu biểu trên địa bàn huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh:

  • Đền thờ lưu niệm danh nhân Hàn Thuyên (thuộc thôn Lai Hạ, xã Lai Hạ, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh). Đây cũng là một di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu nhất của huyện Lương Tài cho đến ngày nay. Một di tích cấp Quốc gia được xếp hạng năm 1994. Nơi đây thờ cụ Hàn Thuyên, cụ có tên thật là Nguyễn Thuyên, cụ thuộc dòng dõi nhà quan, là một danh nhân khoa bảng triều Trần.[9]
  • Đình tổ nghề đúc đồng truyền thống Quảng Bố (tên gọi Nôm là Làng Vó) ở xã Quảng Phú, huyện Lương Tài, thờ ông tổ dậy nghề Nguyễn Công Nghệ, ngày hội làng được tổ chức thường niên vào ngày 23-8 Âm lịch hàng năm.
  • Đình làng thờ cụ tổ nghề đúc đồng truyền thống và Lăng mộ cụ ở thôn Quảng Bố, xã Quảng Phú
  • Cổng tam quan Đình làng Quảng Bố
  • Thủy đình của đình làng Quảng Bố
  • Đình làng Quảng Bố
  • Cổng vào Lăng mộ cụ tổ truyền nghề đúc đồng thôn Quảng Bố
  • Mộ cụ tổ truyền nghề đúc đồng thôn Quảng Bố
  • Am Trinh Nghĩa: tại thôn Tỳ Điện, xã Phú Hòa, huyện Lương Tài; thờ Hoàng phi Nguyễn Thị Kim, phi của vua Lê Chiêu Thống, dựng năm 1804, trùng tu lớn năm 1848.
  • Khu di tích lịch sử văn hóa cấp nhà nước tại thôn Ngọc Quan, xã Lâm Thao, huyện Lương Tài.[10]

Lễ hội

Một số lễ hội trên địa bàn huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh:

  • Ngày 4 / tháng Giêng (Âm lịch): Hội làng Vó (tức Quảng Bố) ở xã Quảng Phú, huyện Lương Tài.
  • Ngày 13­-15 / tháng Giêng (Âm lịch): Hội làng Thau (Kim Thao) ở xã Lâm Thao, huyện Lương Tài.
  • Ngày 21-22 / tháng Giêng (Âm lịch): Lễ hội làng Giàng, thị trấn Thứa, huyện Lương Tài.
  • Ngày 2 / tháng 3 (Âm lịch): Lễ hội Truyền thống Chùa Làng Nhất Trai, xã Minh Tân, huyện Lương Tài.
  • Ngày 10 / tháng 2 (Âm lịch): Hội đình làng tứ thôn, lễ hội rước thành hoàng của 4 thôn Thận Trai, Đạm Trai, Hương Trai và An Cường, xã Minh Tân, huyện Lương Tài
  • Ngày 8 / tháng 4 (Âm lịch): Hội Đình Đám (nắp Dừa) ở xã Quảng Phú, huyện Lương Tài.
  • Ngày 23 / tháng 8 (Âm lịch): Giỗ tổ nghề đúc đồng Làng Vó (Quảng Bố) ở xã Quảng Phú, huyện Lương Tài.[11]

Các lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm góp phần quan trọng vào việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của huyện Lương Tài nói riêng, tỉnh Bắc Ninh nói chung.

Các di tích lịch sử huyện Lương Tài

STTTên di tíchĐịa điểmGhi chú
1Đình làng BùiThôn Bùi, thị Trấn Thứa
2Chùa làng Phượng TrìThôn Phượng Trì, thị Trấn Thứa
3Chùa làng Đông HươngThôn Đông Hương, thị Trấn Thứa
4Chùa Vĩnh LongThôn Đạo Sử, thị Trấn Thứa
5Chùa Kim ĐàoThôn Kim Đào, thị Trấn Thứa
6Chùa Lộc HồngThôn Giàng, thị Trấn Thứa
7Chùa Tân LinhThôn Tân Dân, thị Trấn Thứa
8Chùa làng BùiThôn Bùi, thị Trấn Thứa
9Nhà thờ thiên chúa giáoThôn Phượng Giáo, thị trấn Thứa
10Đình làng Thanh LâmThôn Thanh Lâm, xã An Thịnh
11Đình làng Lôi ChâuThôn Lôi Châu, xã An Thịnh
12Đình làng Cường TrángThôn Cường Tráng, xã An Thịnh
13Đình làng Cát ThủyThôn Cát Thủy, xã An Thịnh
14Đình làng Thanh HàThôn Thanh Hà, xã An Thịnh
15Chùa Lâm PhúcThôn Thanh Lâm, xã An Thịnh
16Chùa làng Cường TrángThôn Cường Tráng, xã An Thịnh
17Chùa làng Lôi ChâuThôn Lôi Châu, xã An Thịnh
18Chùa Hưng LongThôn Thanh Hà, xã An Thịnh
19Chùa làng An PhúThôn An Phú, xã An Thịnh
20Chùa làng Cát ThủyThôn Cát Thủy, xã An Thịnh
21Nghè làng An PhúThôn An Phú, xã An Thịnh
22Nghè làng Lôi ChâuThôn Lôi Châu, xã An Thịnh
23Miếu Làng Thanh LâmThôn Thanh Lâm, xã An Thịnh
24Miếu làng An TrụThôn An Trụ, xã An Thịnh
25Đình làng Lai HạThôn Lai Hạ, xã Lai Hạ
26Đình làng Thanh KhêThôn Thanh Khê, xã Lai Hạ
27Chùa Thiên MinhThôn Lai Hạ, xã Lai Hạ
28Chùa làng Bồng LaiThôn Bồng Lai, xã Lai Hạ
29Chùa làng Văn PhạmThôn Văn Phạm, xã Lai Hạ
30Chùa làng Thanh KhêThôn Thanh Khê, xã Lai Hạ
31Nhà thờ họ Phạm VănThôn Lai Hạ, xã Lai Hạ
32Đình làng Nghĩa HươngThôn Nghĩa Hương, xã Mỹ Hương
33Đình làng An MỹThôn An Mỹ, xã Mỹ Hương
34Đình làng My XuyênThôn My Xuyên, xã Mỹ Hương
35Chùa Khánh VânThôn Nghĩa Hương, xã Mỹ Hương
36Chùa Linh QuangThôn An Mỹ, xã Mỹ Hương
37Chùa Phúc ÂmThôn An Mỹ, xã Mỹ Hương
38Chùa Phúc XuyênThôn My Xuyên, xã Mỹ Hương
39Nghè làng My XuyênThôn My Xuyên, xã Mỹ Hương
40Đình làng Đạm TraiThôn Đạm Trai, xã Minh Tân
41Đình làng Hương TraiThôn Hương Trai, xã Minh Tân
42Đình làng An CườngThôn An Cường, xã Minh Tân
43Chùa Đông Nhất(Khánh Vân)Thôn Nhất Trai, xã Minh Tân
44Chùa làng Đạm TraiThôn Đạm Trai, xã Minh Tân
45Chùa Kim QuangThôn Hương Trai, xã Minh Tân
46Chùa Phúc Sinh (Linh Quang)Thôn An Cường, xã Minh Tân
47Chùa Thiên QuangThôn Thận Trai, xã Minh Tân
48Chùa Ngọc TrìThôn Ngọc Trì, xã Bình Định
49Chùa Cổ HiềnThôn Cổ Lãm, xã Bình Định
50Chùa Đại BiThôn Quảng Cầu, xã Bình Định
51Chùa làng Tỉnh NgôThôn Tỉnh Ngô, xã Bình Định
52Chùa Phúc SinhThôn Ngô Phần, xã Bình Định
53Lăng họ Vũ XuânThôn Ngọc Trì, xã Bình Định
54Đền làng Ngọc TrìThôn Ngọc Trì, xã Bình Định
55Nghè làng Ngọc TrìThôn Ngọc Trì, xã Bình Định
56Văn chỉ làng Cổ LãmThôn Cổ Lãm, xã Bình Định
57Nhà thờ họ VũThôn Ngọc Trì, xã Bình Định
58Miếu làng Ngô PhầnThôn Ngô Phần, xã Bình Định
59Đình làng Văn Xá TrongThôn Văn Xá Trong, xã Phú Hòa
60Đình làng Hương ChiThôn Hương Chi, xã Phú Hòa
61Đình làng Phương MớiThôn Phương Mới, xã Phú Hòa
62Đình làng Duyện DươngThôn Duyện Dương, xã Phú Hòa
63Đình làng Văn Xá NgoàiThôn Văn Xá Ngoài, xã Phú Hòa
64Chùa Ngọc XáThôn Phương Xá, xã Phú Hòa
65Chùa Sùng QuangThôn Tỳ Điện, xã Phú Hòa
66Chùa Bảo LâmThôn Bà Khê, xã Phú Hòa
67Chùa Vân HoaThôn Phú Văn Dưới, xã Phú Hòa
68Chùa Hương ChiThôn Hương Chi, xã Phú Hòa
69Chùa làng Phương MớiThôn Phương Mới, xã Phú Hòa
70Chùa làng Phương ThanhThôn Phương Thanh, xã Phú Hòa
71Chùa làng Tĩnh XáThôn Tĩnh Xá, xã Phú Hòa
72Chùa làng Phú Văn TrênThôn Phú Văn Trên, xã Phú Hòa
73Chùa làng Văn Xá TrongThôn Văn Xá Trong, xã Phú Hòa
74Chùa làng Văn Xá NgoàiThôn Văn Xá Ngoài, xã Phú Hòa
75Chùa làng Ngọc ThượngThôn Ngọc Thượng, xã Phú Hòa
76Chùa làng Duyện DươngThôn Duyện Dương, xã Phú Hòa
77Nghè làng Bà KhêThôn Bà Khê, xã Phú Hòa
78Lăng họ ĐặngThôn Tỳ Điện, xã Phú Hòa
79Nhà thờ họ NguyễnThôn Phú Văn Trên, xã Phú Hòa
80Nhà thờ họ ĐoànThôn Ngọc Thượng, xã Phú Hòa
81Am Trinh NghĩaThôn Tỳ Điện, xã Phú Hòa
82Miếu làng Tĩnh XáThôn Tĩnh Xá, xã Phú Hòa
83Đình làng Lĩnh MaiThôn Lĩnh Mai, xã Quảng Phú
84Đền làng Thanh GiaThôn Thanh Gia, xã Quảng Phú
85Chùa Bảo KhánhThôn Quảng Bố, xã Quảng Phú
86Chùa Pháp ThánhThôn Phú Thọ, xã Quảng Phú
87Chùa làng Tuyên BáThôn Tuyên Bá, xã Quảng Phú
88Chùa Vĩnh TháiThôn Thanh Gia, xã Quảng Phú
89Chùa Tây ThiênThôn Lĩnh Mai, xã Quảng Phú
90Chùa làng Quảng NạpThôn Quảng Nạp, xã Quảng Phú
91Đình làng Ngọc KhámThôn Ngọc Khám, xã Lâm Thao
92Chùa làng Ngọc QuanThôn Ngọc Quan, xã Lâm Thao
93Chùa làng Thái TrìThôn Thái Trì, xã Lâm Thao
94Chùa làng Lâm ThaoThôn Lâm Thao, xã Lâm Thao
95Chùa Bảo ThápThôn Kim Thao, xã Lâm Thao
96Chùa Ngọc KhánhThôn Ngọc Khám, xã Lâm Thao
97Đình làng Trung ChinhThôn Trung Chinh, xã Trung Chính
98Đình làng Thiên ĐứcThôn Thiên Đức, xã Trung Chính
99Đình làng Đào XáThôn Đào Xá, xã Trung Chính
100Đình làng Chinh PhúThôn Chinh Phú, xã Trung Chính
101Đình làng Lai ĐôngThôn Lai Đông 1+2+3, xã Trung Chính
102Đình làng Thiên PhúcThôn Thiên Phúc, xã Trung Chính
103Đình làng Trình KhêThôn Trình Khê + Thanh Dương, xã Trung Chính
104Đình làng Thiên LộcThôn Thiên Lộc, xã Trung Chính
105Chùa Hộ phápThôn Đào Xuyên, xã Trung Chính
106Chùa làng Trung ChinhThôn Trung Chinh, xã Trung Chính
107Chùa làng Đào XuyênThôn Đào Xuyên, xã Trung Chính
108Chùa Thiên ĐứcThôn Thiên Đức, xã Trung Chính
109Chùa Hưng LongThôn Đào Xá, xã Trung Chính
110Chùa Khánh VânThôn Chinh Phú, xã Trung Chính
111Chùa làng Ấp NgoàiThôn Ấp Ngoài, xã Trung Chính
112Chùa làng Ấp DừaThôn Ấp Dừa, xã Trung Chính
113Chùa làng Lai ĐôngThôn Lai Đông 1+2 + 3, xã Trung Chính
114Chùa Thiên PhúcThôn Thiên Phúc, xã Trung Chính
115Chùa Mạ XáThôn Trình Khê + Thanh Dương, xã Trung Chính
116Chùa làng Đan QuếThôn Đan Quế, xã Trung Chính
117Chùa làng Thiên LộcThôn Thiên Lộc, xã Trung Chính
118Chùa làng Tuần LaThôn Tuần La, xã Trung Chính
119Nghè làng Đào XáThôn Đào Xá, xã Trung Chính
120Miếu làng Đào XáThôn Đào Xá, xã Trung Chính
121Nhà thờ Thiên Chúa GiáoThôn Nghĩa La, xã Trung Chính
122Nhà thờ Thiên Chúa GiáoThôn Lai Tê, xã Trung Chính
123Đình làng Cáp HạThôn Cáp Hạ, xã Trung Kênh
124Đình làng Tháp DươngThôn Tháp Dương, xã Trung Kênh
125Đình làng Lai NguyễnThôn Lai Nguyễn, xã Trung Kênh
126Chùa Mục ĐồngThôn Tảo Hoà, xã Trung Kênh
127Chùa làng Tháp DươngThôn Tháp Dương, xã Trung Kênh
128Chùa làng Quan KênhThôn Quan Kênh, xã Trung Kênh
129Nghè làng Cáp TrênThôn Cáp Trên, xã Trung Kênh
130Đình làng Hữu ÁiThôn Hữu Ái, xã Tân Lãng
131Chùa làng Tam SơnThôn Tam Sơn, xã Tân Lãng
132Chùa làng Ngọc CụcThôn Ngọc Cục, xã Tân Lãng
133Chùa làng Hữu ÁiThôn Hữu Ái, xã Tân Lãng
134Chùa làng Lạng KhêThôn Lạng Khê, xã Tân Lãng
135Nhà thờ Thiên Chùa GiáoThôn Ngọc Cục, xã Tân Lãng
136Nhà thờ Thiên Chùa GiáoThôn Tử Nê, xã Tân Lãng
137Nhà thờ Thiên Chùa GiáoThôn Bái Giang, xã Tân Lãng
138Nhà thờ Thiên Chùa GiáoThôn Hương La, xã Tân Lãng
139Đình làng Vĩnh TraiThôn Vĩnh Trai, xã Trừng Xá
140Chùa Văn QuangThôn Đăng Triều, xã Trừng Xá
141Chùa Linh QuangThôn Đỉnh Dương, xã Trừng Xá
142Chùa Phúc ThắngThôn Vĩnh Trai, xã Trừng Xá
143Chùa Kim QuangThôn Nhị Trai, xã Trừng Xá
144Chùa Đại Khánh (Lai Ứng)Thôn Trừng Xá, xã Trừng Xá
145Đình làng Bích KhêThôn Bích Khê, xã Phú Lương
146Đình làng Lạng DươngThôn Lạng Dương, xã Phú Lương
147Đình làng Phú LâuThôn Phú Lâu 1 + 2, xã Phú Lương
148Chùa làng Lạng DươngThôn Lạng Dương, xã Phú Lương
149Chùa Bảo LâmThôn Phú Lâu 1+2, xã Phú Lương
150Chùa làng Lương XáThôn Lương Xá, xã Phú Lương
151Chùa làng Bích KhêThôn Bích Khê, xã Phú Lương
152Miếu làng Phú LâuThôn Phú Lâu 1+2, xã Phú Lương
153Phủ Thờ MẫuThôn Phú Lâu 1+2, xã Phú Lương
154Nhà thờ Thiên Chúa GiáoThôn Thọ Ninh, xã Phú Lương
Tổng số di tích huyện Lương Tài: 154 di tích

Hình ảnh

Cơ sở hạ tầng

Văn hóa, nghệ thuật, tôn giáo

Làng nghề truyền thống

Tri ân, tưởng niệm

Xem thêm

Làng nghề

Các làng nghề truyền thống trước đây và làng nghề mới ở huyện Lương Tài:

Liên kết ngoài

Chú thích