Lịch sử Đức (1945–1990)

Thời kỳ hậu chiến đến khi đi tái thống nhất.

Lịch sử Đức giai đoạn 1945 đến 1990 là giai đoạn kể từ khi Hội nghị Potsdam sinh ra hiệp ước chung vào ngày 1 tháng 8 năm 1945, đất nước và dân tộc Đức cuối cùng đã bị ba nước chiến thắng lớn nhất (Mỹ, Anh, Liên Xô) tự ý chia cắt thành hai miền riêng biệt theo hai ý thức hệ chính trị đối lập; kéo dài cho đến khi tái thống nhất hòa bình vào ngày 3 tháng 10 năm 1990. Đức bị tước bỏ mọi quyền lợi mà họ giành được trước và trong Thế chiến, các vùng lãnh thổ phía Đông bị Ba LanLiên Xô sáp nhập. Vào cuối cuộc chiến, có khoảng 8 triệu người nước ngoài ở Đức,[1] chủ yếu là tù nhân và lao động cưỡng bức, trong đó có hơn 400.000 người từ phần hệ thống Trại tập trung của Đức Quốc xã toàn hầu khắp châu Âu,[2] chỉ một phần ở trong số đó là sống sót, còn phần nhiều đã bị chết do đói, điều kiện thời tiết khắc nghiệt hoặc bị giết hay bị bắt bị ép làm việc đến chết. Hơn 10 triệu người tị nạn nói tiếng Đức đã di cư đến Đức từ các quốc gia ở TrungĐông Âu. Khoảng 9 triệu người Đức là tù nhân chiến tranh, phần đông bị buộc phải làm lao động cưỡng bức trong nhiều năm, nhằm tái thiết rất nhiều các quốc gia bị thiệt hại trong chiến tranh bởi Đức gây ra. Lãnh thổ Saarland của Đức bị Pháp đặt dưới chế độ bảo hộ vào năm 1946, nhưng rồi quay về với Tây Đức năm 1957 thông qua một cuộc trưng cầu dân ý.

Quan hệ liên Đức
Bản đồ vị trí Đông Đức và Tây Đức

Đông Đức

Tây Đức

Trong Chiến tranh Lạnh, nước Đức bị chiếm đóng bởi quân Đồng minh phương Tây (Hoa Kỳ - dẫn đầu, AnhPháp) ở miền tây lãnh thổ và Liên Xô chiếm miền đông. Chế độ quân quản của khối Đồng minh phương Tây và Liên Xô kéo dài cho đến khi thành lập hai nước ở hai miền vào năm 1949:

Bắt đầu với Kỳ tích sông Rhine, Tây Đức phát triển nhanh chóng, trở thành nền kinh tế thịnh vượng nhất toàn châu Âu. Dưới sự lãnh đạo của thủ tướng Konrad Adenauer; Tây Đức thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với Anh, Pháp, Israel, và đặc biệt là Hoa Kỳ. Tây Đức cũng gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cùng Cộng đồng kinh tế châu Âu (sau này trở thành Liên minh châu Âu). Đông Đức, trái lại, phát triển một cách đình trệ bởi nền kinh tế của quốc gia này vốn được tổ chức nhằm đáp ứng các nhu cầu kinh tế của Liên Xô, với lực lượng cảnh sát mật (stasi) kiểm soát chặt chẽ cuộc sống người dân, và Bức tường Berlin (xây năm 1961) ngăn dòng người tị nạn về phía Tây Đức (Republikflucht). Sau sự tan rã của khối Cộng sản và sự sụp đổ của Đảng SED ở Đông Đức, nước Đức tái thống nhất vào năm 1990.

Xem thêm

Tham khảo

Liên kết ngoài