Lịch sử hành chính Cần Thơ

bài viết danh sách Wikimedia

Cần Thơthành phố trung tâm ở Đồng bằng sông Cửu Long, phía bắc giáp các tỉnh Đồng ThápVĩnh Long, phía đông giáp tỉnh Hậu Giang, phía nam giáp tỉnh Kiên Giang và phía tây giáp tỉnh An Giang.

Tập tin:Ben-ninh-kieu-Tuong Lam Photos.jpg
Toàn cảnh Thành phố Cần Thơ

Trước năm 1975

Vào năm Mậu Tý 1708, ông Mạc Cửu dâng đất Hà Tiên cho chúa Nguyễn Phúc Chu. Vùng Cần Thơ lúc ấy vẫn chưa được tổ chức thành một đơn vị hành chánh của Hà Tiên.

Sau khi Mạc Cửu mất vào năm Ất Mão 1735] Mạc Thiên Tứ nối nghiệp cha, khai phá thêm vùng hữu ngạn sông Hậu. Năm Kỷ Mùi 1739, Mạc Thiên Tứ thành lập thêm 4 vùng đất mới ở phía hữu ngạn sông Hậu để sáp nhập vào đất Hà Tiên: Long Xuyên (Cà Mau), Kiên Giang(Rạch Giá), Trấn Giang (Cần Thơ) và Trấn Di (Bắc Bạc Liêu).

Năm 1739, vùng đất Cần Thơ được khai mở và chính thức có mặt trên dư đồ Việt Nam với tên gọi là Trấn Giang, do Mạc Thiên Tích có công khai phá cùng thời với đất Cà Mau, Rạch Giá và Bắc Bạc Liêu. Sau đó cùng sáp nhập vào đất Hà Tiên. Mạc Thiên Tích đã sớm nhận thấy vị trí chiến lược của Trấn Giang - là hậu cứ vững chắc cho Hà Tiên trong việc chống lại quân Xiêm và quân Chân Lạp - nên đã tập trung xây dựng nơi đây thành Thủ sở với các thế mạnh cả về quân sự lẫn kinh tế và văn hoá.

Năm 1771, quân Xiêm tấn công Hà Tiênnhưng không chiếm được Trấn Giang. Năm 1774, nghĩa quân Tây Sơn kéo quân vào Nam đánh chiếm thành Gia Định, sau đó kéo xuống miền Tây và Trấn Giang. Sau trận Rạch Gầm - Xoài Mút (tháng 1 năm 1785), vào năm 1787 quân Tây Sơn rút khỏi các dinh trấn miền Tây, Trấn Giang trở lại dưới quyền bảo hộ của Nhà Nguyễn. Suốt thập niên 70 của thế kỷ XVIII, Trấn Giang trở thành một cứ điểm quan trọng và phát triển mạnh trong bối cảnh lịch sử đầy xáo động.

Năm 1808, dưới triều vua Gia Long, đất Trấn Giang thuộc trấn Vĩnh Thanh (trước đó từng có tên là dinh Long Hồ, dinh Hoằng Trấn, Vĩnh Trấn), một trong 5 trấn của Gia Định bấy giờ là: Phiên An, Biên Hoà, Vĩnh Thanh, Định Tường và Hà Tiên. Năm Quý Dậu 1814 (năm Gia Long thứ 12), huyện Vĩnh Định được thành lập. Vùng Cần Thơ thuộc huyện Vĩnh Định (Nam sông Hậu), trấn Vĩnh Thanh (có 2 huyện: Vĩnh An và Vĩnh Định), phủ Định Viễn. Huyện Vĩnh Định có vị trí địa lý: Đông giáp biển, Tây giáp Cao Miên, Nam giáp Hà Tiên, Bắc giáp huyện Vĩnh An và huyện Bình Minh. Vào thời Gia Long, huyện Vĩnh Định chưa chia tổng. Tổ chức hành chánh của huyện được chia thành 37 thôn.

Năm 1832, dưới triều vua Minh Mạng, ngũ trấn được đổi thành lục tỉnh là Biên Hoà, Gia Định, Định Tường, Vĩnh Long, An GiangHà Tiên. Đất Cần Thơ ngày nay (tức Trấn Giang ngày xưa) được lập thành huyện Vĩnh Định và cắt về phủ Tân Thành, tỉnh An Giang. Do có nhiều cuộc nội loạn ở vùng Nam Bộ, đặc biệt là cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi (1833-1835) nên thủ sở Trấn Giang vào thời Minh Mạng được tái thiết. Với tiềm năng kinh tế và vị trí địa lý của mình, thương mại Trấn Giang - Cần Thơ đã phát triển khá mạnh với chợ Sưu ở gần bến sông Cần Thơ, chợ Tân An liền hướng bến sông Bình Thủy và chợ Thới An Đông trên vùng gần cửa sông Ô Môn.

Vào năm Minh Mạng thứ 17 (Bính Thân 1836), địa bạ tỉnh An Giang (2 phủ, 4 huyện, 18 tổng, 161 thôn) được hoàn thành. Huyện Vĩnh Định có 4 tổng là Định An, Định Bảo, Định Khánh và Định Thới, phân cấp hành chánh cơ sở thành 30 thôn.

Năm 1839 (năm Minh Mạng thứ 20), huyện Vĩnh Định lại được đổi tên thành huyện Phong Phú, và cho huyện Phong Phú thuộc về phủ Tuy Biên (Châu Đốc), tỉnh An Giang. Huyện Phong Phú có 3 tổng và 31 thôn với huyện trị đặt tại thôn Tân An, ven bờ sông Cần Thơ.

Đến cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 là giai đoạn lịch sử có nhiều biến động dữ dội ở Nam Kỳ lục tỉnh. Thực dân Pháp chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ (Biên Hòa, Gia Định, Định Tường) theo hoà ước nhượng bộ của Nhà Nguyễn vào năm 1862. Vào các ngày 20, 22 và 24 tháng 6 năm 1867, Pháp vi phạm hòa ước 1862, chiếm 3 tỉnh miền Tây là Vĩnh Long, An GiangHà Tiên.

Thời Pháp thuộc

Ngày 1 tháng 1 năm 1868, Thống đốc Nam Kỳlà Bonard quyết định sáp nhập huyện Phong Phú với vùng Bãi Sào (Sóc Trăng) lập thành quận đặt dưới sự cai trị của người Pháp, lập Toà Bố tại Sa Đéc. Hạt Sa Đéc (phủ Tân Thành) đặt lỵ sở tại Sa Đéc gồm có 3 huyện: Vĩnh An, An Xuyên và Phong Phú.

Huyện Phong Phú có địa giới hành chính Bắc giáp phủ Tân Thạnh và phủ Lạc Hóa, Tây - Bắc giáp huyện Tây Xuyên, Đông - Nam giáp huyện Vĩnh Định, phía Nam có nhiều rừng tràm và hổ báo. Huyện Phong Phú được phân cấp hành chính cơ sở gồm 8 tổng (3 tổng cũ, 5 tổng mới phía Nam sông Hậu). Vào thời điểm này ở huyện Phong Phú có 5 chợ chính là: Cần Thơ, Ô Môn, Bình Thủy, Trà Niềng và Cái Răng.

Ngày 30 tháng 4 năm 1872, Thống đốc Nam Kỳ ra Nghị định sáp nhập huyện Phong Phú với vùng Bắc Tràng (thuộc phủ Lạc Hóa, tỉnh Vĩnh Long trước đây) để lập thành một hạt, đặt Toà Bố tại Trà Ôn. Một năm sau, Tòa Bố từ Trà Ôn lại dời về Cái Răng.

Ngày 23 tháng 2 năm 1876, Thống đốc Nam Kỳ ra Nghị định mới lấy huyện Phong Phú và một phần huyện An XuyênTân Thành để lập hạt Cần Thơ với thủ phủ là Cần Thơ. Hạt Cần Thơ thuộc khu vực Bassac (Hậu Giang). Hạt Cần Thơ chia làm 11 tổng, 119 làng, dân số 53.910 người.

Năm 1899, Pháp đổi các đơn vị hành chính cấp hạt thành tỉnh và huyện đổi thành quận. Tỉnh Cần Thơ được thành lập theo Nghị định ngày 20 tháng 12 năm 1899 của Toàn quyền Đông Dương trên cơ sở đổi tên gọi tiểu khuhay hạt tham biện (arrondissement) thành tỉnh(province), kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1900. Như vậy, tỉnh Cần Thơ là một trong 20 tỉnh ở Nam Kỳ lúc bấy giờ.

Năm 1917 tỉnh Cần Thơ có diện tích 2.191 km², gồm 4 quận: Châu Thành, Phụng Hiệp, Ô Môn, Cầu Kè. Năm 1921 có thêm quận Trà Ôn. Tỉnh lỵ tỉnh Cần Thơ đặt tại làng Tân An thuộc quận Châu Thành.

Năm 1928, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định thành lập các thành phố Bạc Liêu, Cần Thơ, Rạch Giá và Mỹ Tho có Ủy ban thành phố, thị trưởng do chủ tỉnh bổ nhiệm và có ngân sách riêng. Tuy nhiên sau này vẫn thường gọi là thị xã Cần Thơ.

Nghị định ngày 30 tháng 11 năm 1934 sắp xếp đất đai thị xã Cần Thơ thành 5 vùng và 1 vùng ngoại ô để thu thuế thổ trạch.

Từ năm 1876 đến năm 1954, địa giới hành chính tỉnh Cần Thơ dưới quyền kiểm soát của chính quyền Pháp không có sự thay đổi. Tuy nhiên, trong thời gian chiến tranh Đông Dương, chính quyền kháng chiến của Việt Minh có điều chỉnh một phần địa giới hành chính của tỉnh Cần Thơ. Năm 1947, chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập thị xã Cần Thơ thuộc tỉnh Cần Thơ. Trong 2 năm 1948 và 1949, tỉnh Cần Thơ nhận thêm huyện Thốt Nốt từ tỉnh Long Xuyên, nhận các huyện Long Mỹ, Gò Quao, Giồng Riềng, thị xã Rạch Giá từ tỉnh Rạch Giá vừa bị giải thể và nhận huyện Kế Sách từ tỉnh Sóc Trăng. Đồng thời, tỉnh Cần Thơ giao 2 huyện Trà ÔnCầu Kè về tỉnh Vĩnh Trà (gồm hai tỉnh Vĩnh LongTrà Vinhngày nay).

Từ năm 1975

  • Thành lập tỉnh Hậu Giang: tồn tại đến ngày 26 tháng 12 năm 1991.
    • Tháng 2 năm 1976, thành phố Cần Thơ và 3 tỉnh Chương Thiện, Phong Dinh, Ba Xuyên hợp nhất thành tỉnh Hậu Giang.
    • Ngày 15 tháng 12 năm 1977, Hội đồng Chính phủ hợp nhất huyện Long Mỹ và thị xã Vị Thanh thành một đơn vị hành chính lấy tên là huyện Long Mỹ; thị xã Vị Thanh chuyển xuống thành thị trấn Vị Thanh thuộc huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang.
    • Ngày 23 tháng 10 năm 1978, Hội đồng Chính phủ thành lập xã Vị Tân thuộc huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang và xác định địa giới của thị trấn Vị Thanh, thuộc huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang.
    • Ngày 21 tháng 4 năm 1979, Hội đồng Chính phủ điều chỉnh địa giới một số xã thuộc thành phố Cần Thơ và các huyện Long Mỹ, Thạnh Trị, Kế Sách, Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.
    • Ngày 15 tháng 9 năm 1981, Hội đồng Bộ trưởng chia một số xã để thành lập các xã mới thuộc các huyện Thốt Nốt, Châu Thành, Vĩnh Châu, Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang.
    • Ngày 26 tháng 10 năm 1981, Hội đồng Bộ trưởng chia huyện Long Mỹ thành hai huyện lấy tên là huyện Long Mỹ và huyện Mỹ Thanh, tỉnh Hậu Giang.
    • Ngày 06 tháng 4 năm 1982, Hội đồng Bộ trưởng đổi tên huyện Mỹ Thanh thành huyện Vị Thanh thuộc tỉnh Hậu Giang.
    • Ngày 07 tháng 7 năm 1982, Hội đồng Bộ trưởng phân vạch địa giới xã thuộc các huyện Mỹ Xuyên, Thạnh Trị, tỉnh Hậu Giang.
    • Ngày 28 tháng 3 năm 1983, Hội đồng Bộ trưởng phân vạch địa giới một số xã thuộc các huyện Thốt Nốt, Ô Môn, Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.
    • Ngày 23 tháng 12 năm 1988, Hội đồng Bộ trưởng chia một số xã để thành lập các xã mới thuộc huyện Mỹ Tú, tỉnh Hậu Giang.
    • Ngày 26 tháng 12 năm 1991, giải thể tỉnh Hậu Giang.
  • Thành lập tỉnh Cần Thơ: ngày 26 tháng 12 năm 1991
    • Ngày 26 tháng 12 năm 1991, chia tỉnh Hậu Giang thành hai tỉnh là tỉnh Cần Thơ và tỉnh Sóc Trăng. Tỉnh Cần Thơ có bảy đơn vị hành chính gồm: thành phố Cần Thơ và sáu huyện: Châu Thành, Long Mỹ, Ô Môn, Phụng Hiệp, Thốt Nốt, Vị Thanh.
    • Ngày 21 tháng 4 năm 1998, Chính phủ điều chỉnh địa giới hành chính thành lập thị trấn Cờ Đỏ và các xã Đông Bình, Đông Hiệp thuộc huyện Ô Môn, tỉnh Cần Thơ.
    • Ngày 01 tháng 7 năm 1999, Chính phủ chia huyện Vị Thanh thành thị xã Vị Thanh và huyện Vị Thủy, thành lập xã, thị trấn thuộc huyện Vị Thủy, chuyển xã Vị Thắng thuộc huyện Long Mỹ về huyện Vị Thủy quản lý.
    • Ngày 24 tháng 8 năm 1999, Chính phủ điều chỉnh địa giới hành chính thành lập các xã thuộc các huyện Thốt Nốt và Phụng Hiệp, tỉnh Cần Thơ.
    • Ngày 04 tháng 8 năm 2000, Chính phủ điều chỉnh địa giới hành chính thành lập thị trấn thuộc các huyện Thốt Nốt, Ô Môn và Phụng Hiệp, tỉnh Cần Thơ.
    • Ngày 06 tháng 11 năm 2000, Chính phủ điều chỉnh địa giới hành chính huyện Châu Thành để tái lập huyện Châu Thành A.
    • Ngày 10 tháng 7 năm 2001, Chính phủ điều chỉnh địa giới hành chính thành lập xã, thị trấn thuộc các huyện Châu Thành và Châu Thành A, tỉnh Cần Thơ.
    • Ngày 19 tháng 4 năm 2002, Chính phủ điều chỉnh địa giới hành chính thành lập xã thuộc các huyện Ô Môn, Phụng Hiệp và Thốt Nốt, tỉnh Cần Thơ.
    • Ngày 12 tháng 5 năm 2003, Chính phủ điều chỉnh địa giới hành chính thành lập xã, phường, thị trấn thuộc các huyện Châu Thành A, Ô Môn, Phụng Hiệp và thị xã Vị Thanh, tỉnh Cần Thơ.
    • Ngày 26 tháng 11 năm 2003, giải thể tỉnh Cần Thơ.
  • Thành lập thành phố Cần Thơ: ngày 26 tháng 11 năm 2003
    • Ngày 26 tháng 11 năm 2003, chia tỉnh Cần Thơ thành thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang. Thành phố Cần Thơ trực thuộc trung ương có diện tích tự nhiên là 138.959,99 ha và dân số hiện tại là 1.112.121 người, bao gồm: diện tích và số dân của thành phố Cần Thơ cũ; huyện Ô Môn; huyện Thốt Nốt; một phần của huyện Châu Thành, bao gồm: thị trấn Cái Răng; các ấp Thạnh Mỹ, Thạnh Huề, Thạnh Thắng, Yên Hạ và 176 ha diện tích cùng với 2.216 người của ấp Phú Quới thuộc xã Đông Thạnh; các ấp Thạnh Hóa, Thạnh Hưng, Thạnh Thuận, An Hưng, Thạnh Phú, Phú Khánh, Khánh Bình và 254,19 ha diện tích cùng với 1.806 người của ấp Phú Hưng thuộc xã Phú An; các ấp Phú Thành, Phú Thạnh, Phú Thuận, Phú Thuận A và 304,61 ha diện tích cùng với 1.262 người của ấp Phú Lợi thuộc xã Đông Phú; một phần của huyện Châu Thành A, bao gồm: xã Trường Long; xã Nhơn Ái; xã Nhơn Nghĩa; ấp Tân Thạnh Đông và 84,7 ha diện tích cùng với 640 người của ấp Tân Thạnh Tây thuộc xã Tân Phú Thạnh.
    • Ngày 02 tháng 1 năm 2004, Chính phủ điều chỉnh địa giới hành chính thành lập các quận Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng, Ô Môn, các huyện Phong Điền, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh, Thốt Nốt và các xã, phường, thị trấn thuộc thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương. Thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, thành lập các đơn vị hành chính trực thuộc có 138.959,99 ha diện tích tự nhiên và 1.112.121 nhân khẩu; gồm 8 đơn vị hành chính là 4 quận: Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng, Ô Môn và 4 huyện: Phong Điền, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh, Thốt Nốt; có 67 đơn vị hành chính phường xã, thị trấn: 30 phường, 33 xã và 4 thị trấn.
    • Ngày 16 tháng 1 năm 2007, Chính phủ thành lập phường, thị trấn thuộc các quận Ninh Kiều, Ô Môn và các huyện Phong Điền, Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ.
    • Ngày 06 tháng 11 năm 2007, Chính phủ điều chỉnh địa giới hành chính xã phường để thành lập phường, xã thuộc các quận Bình Thủy, Ô Môn và các huyện Thốt Nốt, Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ.
    • Ngày 23 tháng 12 năm 2008, Chính phủ điều chỉnh địa giới hành chính xã, thành lập thuộc các huyện Thốt Nốt, Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ; thành lập quận Thốt Nốt, thành lập các phường thuộc quận Thốt Nốt và thành lập huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ.
    • Ngày 11 tháng 2 năm 2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã thuộc thành phố Cần Thơ giai đoạn 2019–2021.

Tỉnh Hậu Giang: tồn tại đến ngày 26 tháng 12 năm 1991

Năm 1977: Quyết định 330-CP ngày 15 tháng 12

  • Quyết định 330-CP[1] ngày 15 tháng 12 năm 1977 của Hội đồng Chính phủ về việc hợp nhất huyện Long Mỹ và thị xã Vị Thanh tỉnh Hậu Giang thành huyện Long Mỹ:

thị xã Vị Thanh, huyện Long Mỹ

  1. Nay phê chuẩn việc hợp nhất huyện Long Mỹ và thị xã Vị Thanh thuộc tỉnh Hậu Giang thành một đơn vị hành chính lấy tên là huyện Long Mỹ thuộc tỉnh Hậu Giang.
  2. Thị xã Vị Thanh chuyển xuống thành thị trấn Vị Thanh thuộc huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang.

Năm 1978: Quyết định 273-CP ngày 23 tháng 10

huyện Long Mỹ

  • Quyết định 273-CP[2] ngày 23 tháng 10 năm 1978 của Hội đồng Chính phủ về việc thành lập xã Vị Tân thuộc huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang và xác định địa giới của thị trấn Vị Thanh, thuộc huyện Long Mỹ:
  1. Địa giới của xã Vị Tân ở phía Bắc giáp xã Hòa Thuận (huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang); phía Đông giáp xã Vị Thủy; phía Tây giáp xã Vĩnh Hòa Hưng (huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang); phía Nam giáp thị trấn Vị Thanh.
  2. Địa giới của thị trấn Vị Thanh ở phía Bắc và phía Tây giáp xã Vị Tân; phía Đông giáp xã Vị Thủy; phía Nam giáp xã Vĩnh Thuận Đông.

Năm 1979: Quyết định 174-CP ngày 21 tháng 4

  • Quyết định 174-CP[3] ngày 21 tháng 4 năm 1979 của Hội đồng Chính phủ điều chỉnh địa giới xã thuộc thành phố Cần Thơ và các huyện Long Mỹ, Thạnh Trị, Kế Sách tỉnh Hậu Giang:

huyện Long Mỹ

  1. Chia xã Vĩnh Thuận Đông thành hai xã lấy tên là xã Vĩnh Thuận Đông và xã Vĩnh Thuận Tây.
  2. Chia xã Thuận Hưng thành hai xã lấy tên là xã Thuận Hưng và xã Thuận Hòa.
  3. Chia xã Hỏa Lựu thành hai xã lấy tên là xã Hỏa Lựu và xã Hỏa Tiến.
  4. Chia xã Long Phú thành hai xã lấy tên là xã Long Phú và xã Tân Phú.
  5. Chia xã Vĩnh Viễn thành hai xã lấy tên là xã Vĩnh Viễn và xã Vĩnh Lập.
  6. Chia xã Long Bình thành hai xã lấy tên là xã Long Bình và xã Long Hòa.
  7. Chia xã Vị Tân thành hai xã lấy tên là xã Vị Tân và xã Vị Đông.
  8. Sáp nhập ấp 8 của xã Thuận Hưng và ấp 9 của xã Long Trị cũ vào thị trấn Long Mỹ.

huyện Thạnh Trị

  1. Chia xã Vĩnh Quới thành hai xã lấy tên là xã Vĩnh Quới và xã Vĩnh Biên.
  2. Chia xã Tuân Tức thành hai xã lấy tên là xã Tuân Tức và xã Thạnh Cường.
  3. Chia xã Vĩnh Lợi thành hai xã lấy tên là xã Vĩnh Lợi và xã Vĩnh Tân.
  4. Chia xã Mỹ Quới thành ba xã lấy tên là xã Mỹ Quới, xã Lê Hoàng Chu và xã Mai Thanh Thế.
  5. Chia xã Châu Hưng thành hai xã lấy tên là xã Châu Hưng và xã Nam Quang.
  6. Chia xã Tân Long thành hai xã lấy tên là xã Tân Long và xã Dân Hòa.

huyện Kế Sách

  1. Chia xã Ba Trinh thành hai xã lấy tên là xã Ba Trinh và xã Trịnh Phú.
  2. Chia xã Kế An thành hai xã lấy tên là xã Kế An và xã Kế Thành.

huyện Phụng Hiệp

  1. Chia xã Hòa An thành ba xã lấy tên là xã Hòa An, xã Hòa Lợi và xã Hòa Lộc.
  2. Chia xã Tân Bình thành ba xã lấy tên là xã Tân Bình, xã Bình Chánh và xã Bình Thành.
  3. Chia xã Hiệp Hưng thành hai xã lấy tên là xã Hiệp Hưng và xã Hưng Điền.

thành phố Cần Thơ

  1. Chia phường An Lạc thành hai phường lấy tên là phường Tân An và phường An Lạc.
  2. Chia phường An Cư thành hai phường lấy tên là phường An Hội và phường An Cư.
  3. Chia phường An Nghiệp thành hai phường lấy tên là phường An Phú và phường An Nghiệp.
  4. Sáp nhập khóm 1 của phường An Hòa vào phường Cái Khế.
  5. Chia phường Cái Khế thành hai phường lấy tên là phường Thới Bình và phường Cái Khế.
  6. Chia phường Bình Thủy thành hai phường lấy tên là phường Bình Thủy và phường An Thới (gồm cả Cồn Sơn).
  7. Chia phường Thạnh Phú thành hai đơn vị lấy tên là phường Hưng Phú và xã Hưng Thạnh.
  8. Chia phường Hưng Lợi thành hai phường lấy tên là phường Xuân Khánh và phường Hưng Lợi.
  9. Chia xã Long Tuyền thành hai xã lấy tên là xã Long Hòa và xã Long Tuyền.

thành phố Cần Thơ, huyện Châu Thành

  1. Sáp nhập xã Mỹ Khánh, xã Giai Xuân và ấp Thới Thuận, ấp Thới Hòa, ấp Thới Ngươn của xã Thới An Đông thuộc huyện Châu Thành vào thành phố Cần Thơ.

Năm 1981: Quyết định 70-HĐBT ngày 15 tháng 9

  • Quyết định 70-HĐBT[4] ngày 15 tháng 9 năm 1981 của Hội đồng Bộ trưởng chia xã để thành lập xã mới thuộc tỉnh Hậu Giang:

huyện Thốt Nốt

  1. Chia xã Thạnh An thành hai xã lấy tên là xã Thạnh An và xã Thạnh Thắng.

huyện Châu Thành

  1. Chia xã Phú Hữu thành ba xã lấy tên là xã Phú Hữu, xã Phú Hòa và xã Phú Tân.
  2. Chia xã Đông Phước thành ba xã lấy tên là xã Đông Phước, xã Đông Sơn và xã Đông An.
  3. Chia xã Nhơn Nghĩa thành hai xã lấy tên là xã Nhơn Nghĩa và xã Nhơn Hòa.
  4. Chia xã Trường Long Tây thành ba xã lấy tên là xã Trường Lộc, xã Trường Hưng và xã Trường Bình.
  5. Chia xã Tân Hòa thành hai xã lấy tên là xã Tân Hòa và xã Tân Thuận.

huyện Vĩnh Châu

  1. Chia xã Lai Hòa thành bốn xã lấy tên là xã Lai Hòa, xã Hòa Hải, xã Hòa Phước và xã Hòa Điền.
  2. Chia xã Vĩnh Phước thành bảy xã lấy tên là xã Vĩnh Phước, xã Vĩnh Tân, xã Vĩnh Thành, xã Vĩnh Tiến, xã Vĩnh Bình, xã Vĩnh Hiệp và xã Vĩnh Tỉnh.
  3. Chia xã Khánh Hòa thành bốn xã lấy tên là xã Khánh Hòa, xã Châu Khánh, xã Hòa Khởi và xã Hòa Đông.
  4. Chia xã Lạc Hòa thành hai xã lấy tên là xã Lạc Hòa và xã Hòa Thanh.
  5. Chia xã Vĩnh Châu thành bốn xã lấy tên là xã Vĩnh Châu, xã Vĩnh Khánh, xã Vĩnh Hải và xã Vĩnh Hòa.

huyện Long Mỹ

  1. Chia xã Vị Thủy thành ba xã lấy tên là xã Vị Thủy, xã Vị Thắng và xã Vị Lợi.
  2. Chia xã Vĩnh Tường thành ba xã lấy tên là xã Vĩnh Tường, Vĩnh Trung và xã Vĩnh Hiếu.
  3. Chia xã Vị Thanh thành ba xã lấy tên là xã Vị Thanh, xã Vị Xuân và xã Vị Bình.
  4. Chia xã Long Trị thành hai xã lấy tên là xã Long Trị và xã Long Tân.
  5. Chia xã Xà Phiên thành hai xã lấy tên là xã Xà Phiên và xã Tân Thành.
  6. Chia xã Lương Tâm thành hai xã lấy tên là xã Lương Tâm và xã Lương Nghĩa.

Năm 1981: Quyết định 119-HĐBT ngày 26 tháng 10

huyện Long Mỹ, huyện Mỹ Thanh

  • Quyết định 119-HĐBT[5] ngày 26 tháng 10 năm 1983 của Hội đồng Bộ trưởng về việc tách huyện Long Mỹ thành hai huyện Long Mỹ và Mỹ Thanh thuộc tỉnh Hậu Giang:
  1. Huyện Long Mỹ gồm có các xã Lương Nghĩa, Lương Tân, Vĩnh Viễn, Tân Thành, Vĩnh Thuận Đông, Thuận Hưng, Xã Phiên, Vị Thắng, Long Hoà, Thuận Hoà, Long Bình, Long Trị, Long Tân, Long Phú, Tân Phú và thị trấn Long Mỹ. Trụ sở huyện đóng tại thị trấn Long Mỹ.
  2. Huyện Mỹ Thanh gồm có các xã Hỏa Tiến, Vĩnh Lập, Hỏa Lựu, Vị Tân, Vĩnh Thuận Tây, Vị Đông, Vị Xuân, Vị Bình, Vị Thanh, Vị Lợi, Vĩnh Trung, Vĩnh Tường, Vĩnh Hiếu, Vị Thủy và thị trấn Vị Thanh. Trụ sở huyện đóng tại thị trấn Vị Thanh.

Năm 1982: Quyết định 64-HĐBT ngày 06 tháng 4

huyện Mỹ Thanh, huyện Vị Thanh

  • Quyết định 64-HĐBT[6] ngày 06 tháng 4 năm 1982 của Hội đồng Bộ trưởng về việc đổi tên huyện Mỹ Thanh thuộc tỉnh Hậu Giang thành huyện Vị Thanh.

Năm 1982: Quyết định 111-HĐBT ngày 07 tháng 7

  • Quyết định 111-HĐBT[7] ngày 07 tháng 7 năm 1982 của Hội đồng Bộ trưởng về việc phân vạch địa giới xã thuộc tỉnh Hậu Giang:

huyện Mỹ Xuyên

  1. Chia xã Thạnh Quới thành hai xã lấy tên là xã Thạnh Quới và xã Thạnh Hưng.
  2. Chia xã Thạnh Phú thành hai xã lấy tên là xã Thạnh Phú và xã Thạnh Lợi.
  3. Chia xã Đại Tâm thành hai xã lấy tên là xã Đại Tâm và xã Đại Trí.
  4. Chia xã Tham Đôn thành hai xã lấy tên là xã Tham Đôn 1 và xã Tham Đôn 2.
  5. Chia xã Tài Văn thành hai xã lấy tên là xã Tài Văn và xã Tài Chương.
  6. Chia xã Gia Hòa thành hai xã lấy tên là xã Gia Hòa Tây và xã Gia Hòa Đông.
  7. Chia xã Viên An thanh ba xã lấy tên là xã Viên An, xã Viên Bình và xã Viên Hòa.
  8. Chia xã Ngọc Tố thành ba xã lấy tên là xã Ngọc Tố, xã Ngọc Đông và xã Ngọc Anh.
  9. Chia xã Hòa Tú thành ba xã lấy tên là xã Hòa Tú, xã Hòa Phú và xã Hòa Đức.
  10. Chia xã Thạnh Thới An thành 4 xã lấy tên là xã Thạnh Thới An, và xã Thạnh Thới Thuận, xã Thạnh Thới Hòa và xã Thạnh Thới Bình.

huyện Thạnh Trị

  1. Chia xã Lâm Kiết thành hai xã lấy tên là xã Lâm Kiết và xã Lâm Tân.
  2. Chia xã Thạnh Trị thành hai xã lấy tên là xã Thạnh Trị và xã Thạnh Tân.

Năm 1983: Quyết định 21-HĐBT ngày 28 tháng 3

  • Quyết định 21-HĐBT[8] ngày 28 tháng 3 năm 1983 của Hội đồng Bộ trưởng về việc phân vạch địa giới xã thuộc tỉnh Hậu Giang:

huyện Thốt Nốt

  1. Chia xã Trung An thành hai xã lấy tên là xã Trung An và xã Trung Hưng.
  2. Chia xã Thạnh Quới thành hai xã lấy tên là xã Thạnh Qưới và Thạnh Lộc.
  3. Chia xã Trung Nhứt thành hai xã lấy tên là xã Trung Nhứt và xã Trung Kiên.

huyện Ô Môn

  1. Thành lập xã Đông Hiệp gồm ấp Thới Hiệp của xã Thới Đông và một phần của ấp Thới Hữu thuộc xã Thới Lai cùng huyện đưa sang.
  2. Chia xã Thới Đông thành năm xã lấy tên là xã Thới Đông, xã Thới Xuân, xã Thới Phước, xã Đông Bình và xã Đông Thuận.
  3. Chia xã Thới Lai thành năm xã lấy tên là xã Thới Lai, xã Thới Hòa, xã Thới Khương Ninh, xã Thới Khương Bình và xã Thới Hữu.
  4. Chia xã Trường Xuân thành năm xã lấy tên là xã Trường Xuân, xã Xuân Mai, xã Xuân Bình, xã Xuân Đại và xã Xuân Thắng.
  5. Tách ấp Định Khánh A và một phần ấp Định Khánh B của xã Định Môn để sáp nhập vào xã Trường Thành cùng huyện.
  6. Chia xã Trường Thành thành ba xã lấy tên là xã Trường Thành, xã Trường Tân và xã Trường An.
  7. Tách ấp Thới Hòa C của xã Thới Thạnh để sáp nhập vào xã Thới Long cùng huyện.
  8. Chia xã Thới Long thành hai xã lấy tên là xã Thới Long và xã Thới Hưng.
  9. Tách ấp Định Phước của xã Định Môn để sáp nhập vào xã Thới Thạnh cùng huyện.
  10. Chia xã Thới Thạnh thành hai xã lấy tên là xã Thới Thạnh và xã Tân Thạnh.
  11. Tách ấp Thới Phong của xã Thới An để sáp nhập vào xã Phước Thới cùng huyện.
  12. Chia xã Phước Thới thành hai xã lấy tên là xã Phước Thới và xã Phước An.

huyện Phụng Hiệp

  1. Thành lập xã Quyết Thắng gồm 720 hécta đất của xã Hiệp Hưng và 290 hécta đất của xã Hưng Điền cùng huyện.
  2. Chia xã Phụng Hiệp thành hai xã lấy tên là xã Phụng Hiệp và xã Hiệp Lợi.
  3. Chia xã Thạnh Hòa thành hai xã lấy tên là xã Thạnh Hòa và xã Tầm Vu.
  4. Chia xã Long Thạnh thành ba xã lấy tên là xã Long Thạnh, xã Tân Long và xã Thạnh Long.
  5. Chia xã Đại Thành thành hai xã lấy tên là xã Đại Thành và xã Tân Thành.
  6. Chia xã Hòa Mỹ thành ba xã lấy tên là xã Hòa Mỹ, xã Hòa Hiệp và xã Hòa Thuận.

Năm 1988: Quyết định 192-HĐBT ngày 23 tháng 12

  • Quyết định 192-HĐBT ngày 23 tháng 12 năm 1988 của Hội đồng Bộ trưởng về việc phân vạch địa giới một số xã thuộc huyện Mỹ Tú:

huyện Mỹ Tú

  1. Tách đất các xã Long Hưng, An Ninh, Hồ Đắc Kiện, Mỹ Hương thành lập một xã lấy tên là xã Thiện Mỹ.
  2. Chia xã Hồ Đắc Kiện thành hai xã lấy tên là xã Hồ Đắc Kiện và xã Thuận Hòa.
  3. Chia xã Long Hưng thành hai xã lấy tên là xã Long Hưng và xã Hưng Phú.
  4. Chia xã An Ninh thành hai xã lấy tên là xã An Ninh và xã An Hiệp.
  5. Tách đất các xã Mỹ Phước, Phú Mỹ, Thuận Hưng thành lập một xã lấy tên là xã Mỹ Thuận.
  6. Chia xã Phú Tâm thành hai xã lấy tên là xã Phú Tâm và Phú Tân.

Năm 1989: Quyết định 128-HĐBT ngày 16 tháng 9

  • Quyết định 128-HĐBT[9] ngày 16 tháng 9 năm 1989 của Hội đồng Bộ trưởng về việc phân vạch, điều chỉnh địa giới một số xã thuộc các huyện Châu Thành, Mỹ Xuyên, Ô Môn, Phụng Hiệp, Thốt Nốt, Vị Thanh, Vĩnh Châu:

huyện Châu Thành

  1. Hợp nhất xã Thường Thạnh và xã Thường Thạnh Đông thành một xã lấy tên là xã Đông Thạnh.
  2. Hợp nhất xã Phú Hữu, xã Phú Hòa và xã Phú Tân thành một xã lấy tên là xã Phú Hữu.
  3. Hợp nhất xã Đông Phước, xã Đông Sơn và xã Đông An thành một xã lấy tên là xã Đông Phước.
  4. Hợp nhất xã Nhơn Nghĩa và xã Nhơn Hòa thành một xã lấy tên là xã Nhơn Nghĩa.
  5. Hợp nhất xã Trường Lộc, xã Trường Hưng và xã Trường Bình thành một xã lấy tên là xã Trường Long Tây.

huyện Mỹ Xuyên

  1. Hợp nhất xã Thạnh Qưới và xã Thạnh Hưng thành một xã lấy tên là xã Thạnh Qưới.
  2. Hợp nhất xã Thạnh Phú và xã xã Thạnh Lợi thành một xã lấy tên là xã Thạnh Phú.
  3. Hợp nhất xã Đại Tâm và xã Đại Trí thành một xã lấy tên là xã Đại Tâm.
  4. Hợp nhất xã Tham Đôn 1 và xã Tham Đôn 2 thành một xã lấy tên là xã Tham Đôn.
  5. Hợp nhất xã Tài Văn và xã Tài Chương thành một xã lấy tên là xã Tài Văn.
  6. Giải thể xã Gia Hòa Đông và xã Gia Hòa Tây để thành lập hai xã lấy tên là xã Gia Hòa 1 và xã Gia Hòa 2.
  7. Giải thể xã Viên Hòa, nhập địa bàn vào xã Viên An và xã Viên Bình.
  8. Giải thể xã Ngọc Anh, nhập địa bàn vào xã Ngọc Tố và xã Ngọc Đông.
  9. Giải thể xã Hòa Tú, xã Hòa Phú và xã Hòa Đức để thành lập xã Hòa Tú 1 và xã Hòa Tú 2.
  10. Hợp nhất xã Thạnh Thới An và xã Thạnh Thới Hòa thành một xã lấy tên là xã Thạnh Thới An.
  11. Hợp nhất xã Thạnh Thới Thuận và xã Thạnh Thới Bình thành một xã lấy tên là xã Thạnh Thới Thuận.

huyện Ô Môn

  1. Hợp nhất xã Thới Lai, xã Thới Hòa, xã Thới Khương Ninh, xã Thới Khương Bình và xã Thới Hữu thành một xã lấy tên là xã Thới Lai.
  2. Hợp nhất xã Xuân Mai và xã Xuân Bình thành một xã lấy tên là xã Xuân Bình.
  3. Hợp nhất xã Xuân Đại và xã Xuân Thắng thành một xã lấy tên là xã Xuân Thắng.
  4. Tách ấp Định Khánh A và một phần ấp Định Khánh B của xã Định Môn để sáp nhập vào xã Trường Thành cùng huyện.
  5. Hợp nhất ba xã Trường Thành, xã Trường Tân và xã Trường An thành một xã lấy tên là xã Trường Thành.
  6. Hợp nhất xã Thới Long và xã Thới Hưng thành một xã lấy tên là xã Thới Long.
  7. Hợp nhất xã Thới Thạnh và xã Tân Thạnh thành một xã lấy tên là xã Thới Thạnh.
  8. Hợp nhất xã Phước Thới và xã Phước An thành một xã lấy tên là xã Phước Thới.

huyện Phụng Hiệp

  1. Hợp nhất xã Bình Chánh và xã Bình Thành thành một xã lấy tên là xã Bình Thành.
  2. Hợp nhất xã Phụng Hiệp và xã Hiệp Lợi thành một xã lấy tên là xã Hiệp Lợi.
  3. Hợp nhất xã Thạnh Hòa và xã Tầm Vu thành một xã lấy tên là xã Thạnh Hòa.
  4. Hợp nhất xã Tân Long và xã Thạnh Long thành một xã lấy tên là xã Tân Long.
  5. Hợp nhất xã Hòa Mỹ, xã Hòa Hiệp và xã Hòa Thuận thành một xã lấy tên là xã Hòa Mỹ.

huyện Thạnh Trị

  1. Hợp nhất xã Tuân Tức và xã Thạnh Cường thành một xã lấy tên là xã Thạnh Cường.
  2. Hợp nhất xã Vĩnh Tân và xã Vĩnh Lợi thành một xã lấy tên là xã Vĩnh Tân.
  3. Hợp nhất xã Mỹ Qưới, xã Lê Hoàng Chu và xã Mai Thanh Thế thành một xã lấy tên là xã Mỹ Qưới.
  4. Hợp nhất xã Châu Hưng và xã Nam Quang thành một xã lấy tên là xã Châu Hưng.
  5. Hợp nhất xã Tân Long và xã Dân Hòa thành một xã lấy tên là xã Tân Long.

huyện Thốt Nốt

  1. Hợp nhất xã Trung Kiên và xã Trung Nhứt thành một xã lấy tên là xã Trung Nhứt.

huyện Vị Thanh

  1. Giải thể xã Vị Lợi, nhập địa bàn vào xã Vị Thủy, xã Vị Xuân và xã Vĩnh Hiếu.

huyện Vĩnh Châu

  1. Hợp nhất xã Hòa Hải, xã Hòa Phước và xã Hòa Điền thành một xã lấy tên là xã Hòa Hải.
  2. Hợp nhất xã Vĩnh Thành và xã Vĩnh Tân thành một xã lấy tên là xã Vĩnh Tân.
  3. Hợp nhất xã Vĩnh Bình và xã Vĩnh Tiến thành một xã lấy tên là xã Vĩnh Tiến.
  4. Hợp nhất xã Vĩnh Tỉnh và xã Vĩnh Hiệp thành một xã lấy tên là xã Vĩnh Hiệp.
  5. Hợp nhất xã Khánh Hòa và xã Châu Khánh thành một xã lấy tên là xã Khánh Hòa.
  6. Hợp nhất xã Hòa Khởi và xã Hòa Đông thành một xã lấy tên là xã Hòa Đông.

Năm 1990: Quyết định 547/QĐ-TCCP ngày 07 tháng 12

  • Quyết định 547/QĐ-TCCP[10] ngày 07 tháng 12 năm 1990 của Ban Tổ chức Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới một số xã thuộc các huyện Phụng Hiệp và Vĩnh Châu:

huyện Phụng Hiệp

  1. Sáp nhập xã Tân Long vào xã Long Thạnh.
  2. Sáp nhập xã Bình Thành vào xã Tân Bình.
  3. Sáp nhập xã Hưng Điền vào xã Hiệp Hưng.

huyện Vĩnh Châu

  1. Giải thể xã Hòa Hải, nhập địa bàn vào xã Lai Hòa và xã Vĩnh Tân.
  2. Giải thể xã Vĩnh Tiến, nhập địa bàn vào xã Vĩnh Phước và xã Vĩnh Hiệp.
  3. Giải thể xã Hòa Thanh, nhập địa bàn vào xã Khánh Hòa và xã Hòa Đông.

Năm 1991: Quyết định 36/QĐ-TCCP ngày 28 tháng 1

  • Quyết định 36/QĐ-TCCP[11] ngày 28 tháng 1 năm 1991 của Ban Tổ chức Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới một số xã thuộc các huyện Long Mỹ và Vị Thanh.

huyện Long Mỹ

  1. Sáp nhập xã Thuận Hòa vào xã Thuận Hưng.
  2. Sáp nhập xã Tân Phú vào xã Long Phú.
  3. Sáp nhập xã Long Hòa vào xã Long Bình.
  4. Sáp nhập xã Long Tân vào xã Long Trị.
  5. Sáp nhập xã Tân Thành vào xã Xà Phiên.
  6. Sáp nhập xã Lương Nghĩa vào xã Lương Tâm.

huyện Vị Thanh

  1. Sáp nhập xã Vị Xuân vào xã Vị Đông.
  2. Sáp nhập xã Vị Bình vào xã Vị Thanh.

Năm 1991: Quyết định 364/QĐ-TCCP ngày 02 tháng 8

huyện Vị Thanh

  • Quyết định 364/QĐ-TCCP[12] ngày 02 tháng 8 năm 1991 của Ban Tổ chức Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới xã thuộc huyện Vị Thanh:
  1. Giải thể xã Vĩnh Hiếu, nhập địa bàn vào các xã Vĩnh Tường, Vĩnh Trung.

Năm 1991: Quyết định ngày 21 tháng 12

huyện Ô Môn

  • Quyết định ngày 21 tháng 12 năm 1991 của Ban Tổ chức Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới một số xã thuộc huyện Ô Môn:
  1. Giải thể xã Đông Hiệp, nhập địa bàn vào xã Thới Đông và xã Thới Lai.
  2. Sáp nhập xã Thới Xuân vào xã Thới Đông.
  3. Sáp nhập xã Đông Bình vào xã Đông Thuận.
  4. Sáp nhập xã Xuân Bình vào xã Trường Xuân.

Thành lập tỉnh Cần Thơ

Năm 1991: Nghị quyết ngày 26 tháng 12

  • Nghị quyết ngày 26 tháng 12 năm 1991 của Quốc hội, chia tỉnh Hậu Giang thành hai tỉnh là tỉnh Cần Thơ và tỉnh Sóc Trăng:

Tỉnh Cần Thơ:

Tỉnh Cần Thơ có bảy đơn vị hành chính gồm: Thành phố Cần Thơ và sáu huyện: Châu Thành, Long Mỹ, Ô Môn, Phụng Hiệp, Thốt Nốt, Vị Thanh

  • Tỉnh lỵ: Thành phố Cần Thơ.

Tỉnh Sóc Trăng:

Tỉnh Sóc Trăng có bảy đơn vị hành chính gồm: Thị xã Sóc Trăng và sáu huyện: Kế Sách, Long Phú, Mỹ Tú, Mỹ Xuyên, Thạnh Trị, Vĩnh Châu

  • Tỉnh lỵ: Thị xã Sóc Trăng.

Năm 1998: Nghị định 21/1998/NĐ-CP ngày 21 tháng 4

huyện Ô Môn

  • Nghị định 21/1998/NĐ-CP[13] ngày 21 tháng 4 năm 1998 của Chính phủ về việc về thành lập thị trấn Cờ Đỏ và các xã Đông Bình, Đông Hiệp thuộc huyện Ô Môn, tỉnh Cần Thơ:
  1. Thành lập thị trấn Cờ Đỏ trên cơ sở điều chỉnh 438 ha diện tích tự nhiên và 7.914 nhân khẩu của xã Thới Đông; 320 ha diện tích tự nhiên và 1.894 nhân khẩu của xã Thạnh Phú (thuộc huyện Thốt Nốt).
  2. Thành lập xã Đông Bình trên cơ sở điều chỉnh 2.770,56 ha diện tích tự nhiên và 6.720 nhân khẩu của xã Đông Thuận.
  3. Thành lập xã Đông Hiệp trên cơ sở điều chỉnh 1.754 ha diện tích tự nhiên và 5.222 nhân khẩu của xã Thới Đông; 680 ha diện tích tự nhiên và 1.337 nhân khẩu của xã Thới Long; 914,9 ha diện tích tự nhiên và 3.054 nhân khẩu của xã Thới Lai.

Năm 1999: Nghị định 45/1999/NĐ-CP ngày 01 tháng 7

thị xã Vị Thanh, huyện Vị Thủy, huyện Long Mỹ

  • Nghị định 45/1999/NĐ-CP[14] ngày 01 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ về việc tái lập thị xã Vị Thanh, đổi tên huyện Vị Thanh thành huyện Vị Thủy và thành lập các phường, xã, thị trấn thuộc thị xã Vị Thanh và huyện Vị Thủy, tỉnh Cần Thơ:
  1. Thành lập thị xã Vị Thanh trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị trấn Vị Thanh, xã Vị Tân, xã Hỏa Lựu, xã Hỏa Tiến, 438 ha diện tích tự nhiên và 6.326 nhân khẩu của xã Vị Đông, huyện Vị Thanh. Thị xã Vị Thanh có 11.582,15 ha diện tích tự nhiên và 70.456 nhân khẩu, có 7 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 4 phường: phường I, phường III, phường IV, phường V và 3 xã: Vị Tân, Hoả Lựu và Hỏa Tiến.
  2. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, huyện Vị Thanh có 20.849,65 ha diện tích tự nhiên và 85.342 nhân khẩu và đổi tên thành huyện Vị Thủy.
  3. Thành lập các phường thuộc thị xã Vị Thanh trên cơ sở thị trấn Vị Thanh (cũ), 438 ha diện tích tự nhiên và 6.326 nhân khẩu của xã Vị Đông, cụ thể như sau:
    1. Thành lập phường I trên cơ sở 102,63 ha diện tích tự nhiên và 6.402 nhân khẩu.
    2. Thành lập phường III trên cơ sở 1.270,36 ha diện tích tự nhiên và 7.109 nhân khẩu.
    3. Thành lập phường IV trên cơ sở 562,32 ha diện tích tự nhiên và 11.272 nhân khẩu (trong đó có 210 ha diện tích tự nhiên và 3.754 nhân khẩu của xã Vị Đông).
    4. Thành lập phường V trên cơ sở 803,38 ha diện tích tự nhiên và 7.497 nhân khẩu (trong đó có 228 ha diện tích tự nhiên và 2.572 nhân khẩu của xã Vị Đông).
  4. Thành lập thị trấn và các xã thuộc huyện Vị Thủy và điều chuyển xã Vị Thắng của huyện Long Mỹ về huyện Vị Thủy:
    1. Chuyển xã Vị Thắng thuộc huyện Long Mỹ với 2.321,49 ha diện tích tự nhiên và 9.796 nhân khẩu về huyện Vị Thủy quản lý.
    2. Thành lập thị trấn Nàng Mau thuộc huyện Vị Thủy trên cơ sở 420 ha diện tích tự nhiên và 3.803 nhân khẩu của xã Vị Thủy; 204 ha diện tích tự nhiên và 1.819 nhân khẩu của xã Vị Thắng.
    3. Thành lập xã Vị Bình thuộc huyện Vị Thủy trên cơ sở 2.108,52 ha diện tích tự nhiên và 8.252 nhân khẩu của xã Vị Thanh.
    4. Thành lập xã Vị Trung thuộc huyện Vị Thủy trên cơ sở 2.141,73 ha diện tích tự nhiên và 8.299 nhân khẩu của xã Vị Thủy.
  5. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính:
    1. Huyện Vị Thủy có 23.171,04 ha diện tích tự nhiên và 95.138 nhân khẩu, gồm 10 đơn vị hành chính cấp xã là thị trấn Nàng Mau và các xã Vị Bình, Vị Trung, Vị Thủy, Vị Đông, Vị Thanh, Vĩnh Tường, Vĩnh Trung, Vĩnh Thuận Tây và Vị Thắng.
    2. Huyện Long Mỹ có 40.092,58 ha diện tích tự nhiên và 136.873 nhân khẩu gồm 9 đơn vị hành chính là các xã: Long Trị, Long Phú, Thuận Hưng, Xà Phiên, Lương Tâm, Long Bình, Vĩnh Thuận Đông, Vĩnh Viễn và thị trấn Long Mỹ.

Năm 1999: Nghị định 80/1999/NĐ-CP ngày 24 tháng 8

  • Nghị định 80/1999/NĐ-CP[15] ngày 24 tháng 8 năm 1999 của Chính phủ về việc thành lập các xã thuộc các huyện Thốt Nốt và Phụng Hiệp, tỉnh Cần Thơ:

huyện Thốt Nốt

  1. Thành lập xã Trung Kiên trên cơ sở 1.348,94 ha diện tích tự nhiên và 23.979 nhân khẩu của xã Trung Nhứt, 115 ha diện tích tự nhiên, 1.942 nhân khẩu của xã Thuận Hưng.

huyện Phụng Hiệp

  1. Thành lập xã Tân Long trên cơ sở 2.172 ha diện tích tự nhiên và 15.799 nhân khẩu của xã Long Thạnh.

Năm 2000: Nghị định 28/2000/NĐ-CP ngày 04 tháng 8

  • Nghị định 28/2000/NĐ-CP[16] ngày 04 tháng 8 năm 2000 của Chính phủ về việc thành lập thị trấn thuộc các huyện Thốt Nốt, Ô Môn và Phụng Hiệp, tỉnh Cần Thơ:

huyện Thốt Nốt

  1. Thành lập thị trấn Thanh An trên cơ sở 185,51 ha diện tích tự nhiên và 3.000 nhân khẩu của xã Thạnh Thắng; 1.595,1 ha diện tích tự nhiên và 9.157 nhân khẩu của xã Thạnh An.

huyện Ô Môn

  1. Thành lập thị trấn Thới Lai trên cơ sở 946,51 ha diện tích tự nhiên và 10.183 nhân khẩu của xã Thới Lai.

huyện Phụng Hiệp

  1. Thành lập thị trấn Cây Dương trên cơ sở 1.512 ha diện tích tự nhiên và 7.981 nhân khẩu của xã Hiệp Hưng; thành lập thị trấn Kinh Cùng thuộc huyện Phụng Hiệp trên cơ sở 1.300 ha diện tích tự nhiên và 10.288 nhân khẩu của xã Hoà An.

Năm 2000: Nghị định 64/2000/NĐ-CP ngày 06 tháng 11

huyện Châu Thành, huyện Châu Thành A

  • Nghị định 64/2000/NĐ-CP[17] ngày 06 tháng 11 năm 2000 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Châu Thành để tái lập huyện Châu Thành A, tỉnh Cần Thơ:
  1. Tái lập huyện Châu Thành A trên cơ sở 22.139 ha diện tích tự nhiên và 163.357 nhân khẩu của huyện Châu Thành.
  2. Huyện Châu Thành A gồm 8 đơn vị hành chính trực thuộc là các xã: Tân Thuận, Thạnh Xuân, Tân Hoà, Trường Long, Nhơn Ái, Nhơn Nghĩa, Trường Long Tây và Tân Phú Thạnh.
  3. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính để tái lập huyện Châu Thành A, huyện Châu Thành có 18.851 ha diện tích tự nhiên và 121.689 nhân khẩu, gồm 6 đơn vị hành chính trực thuộc là các xã: Đông Thạnh, Đông Phú, Đông Phước, Phú An, Phú Hữu và thị trấn Cái Răng.

Năm 2001: Nghị định 37/2001/NĐ-CP ngày 10 tháng 7

  • Nghị định 37/2001/NĐ-CP[18] ngày 10 tháng 7 năm 2001 của Chính phủ về việc thành lập xã, thị trấn thuộc các huyện Châu Thành và Châu Thành A, tỉnh Cần Thơ:

huyện Châu Thành

  1. Thành lập xã Phú Hữu A thuộc huyện Châu Thành trên cơ sở 1.799 ha diện tích tự nhiên và 10.593 nhân khẩu của xã Phú Hữu.
  2. Thành lập thị trấn Ngã Sáu thuộc huyện Châu Thành trên cơ sở 1.100 ha diện tích tự nhiên và 5.530 nhân khẩu của xã Đông Phước.
  3. Thành lập xã Đông Phước A thuộc huyện Châu Thành trên cơ sở 2.258 ha diện tích tự nhiên và 9.290 nhân khẩu của xã Đông Phước.

huyện Châu Thành A

  1. Thành lập xã Nhơn Nghĩa A thuộc huyện Châu Thành A trên cơ sở 1.840 ha diện tích tự nhiên và 11.999 nhân khẩu của xã Nhơn Nghĩa.
  2. Thành lập xã Trường Long A thuộc huyện Châu Thành A trên cơ sở 2.771 ha diện tích tự nhiên và 10.619 nhân khẩu của xã Trường Long Tây.

Năm 2002: Nghị định 37/2002/NĐ-CP ngày 19 tháng 4

  • Nghị định 47/2002/NĐ-CP[19] ngày 19 tháng 4 năm 2002 của Chính phủ về việc thành lập xã thuộc huyện Ô Môn, Phụng Hiệp và Thốt Nốt, tỉnh Cần Thơ:

huyện Ô Môn

  1. Thành lập xã Trường Xuân A trên cơ sở 3.679,07 ha diện tích tự nhiên và 13.094 nhân khẩu của xã Trường Xuân.

huyện Phụng Hiệp

  1. Thành lập xã Bình Thành trên cơ sở 2.392,97 ha diện tích tự nhiên và 9.497 nhân khẩu của xã Tân Bình.

huyện Thốt Nốt

  1. Thành lập xã Trung Thạnh trên cơ sở 2.194,8 ha diện tích tự nhiên và 15.864 nhân khẩu của xã Trung An
  2. Thành lập xã Thạnh Mỹ trên cơ sở 2.481,65 ha diện tích tự nhiên và 11.448 nhân khẩu của xã Thạnh Quới.

Năm 2003: Nghị định 48/2003/NĐ-CP ngày 12 tháng 5

  • Nghị định 48/2003/NĐ-CP[20] ngày 12 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ về việc thành lập xã, phường, thị trấn thuộc huyện Châu Thành A, Ô Môn, Phụng Hiệp và thị xã Vị Thanh, tỉnh Cần Thơ:

huyện Châu Thành A

  1. Thành lập thị trấn Một Ngàn - thị trấn huyện lỵ của huyện Châu Thành A trên cơ sở điều chỉnh 433 ha diện tích tự nhiên và 4.124 nhân khẩu của xã Tân Thuận, 297 ha diện tích tự nhiên và 2.632 nhân khẩu của xã Nhơn Nghĩa A.

huyện Ô Môn

  1. Thành lập xã Xuân Thắng trên cơ sở 1.207,7 ha diện tích tự nhiên và 7.645 nhân khẩu của xã Thới Lai.

huyện Phụng Hiệp

  1. Thành lập xã Tân Thành trên cơ sở 1.481,1 ha diện tích tự nhiên và 6.924 nhân khẩu của xã Đại Thành.

thị xã Vị Thanh

  1. Thành lập phường 7 trên cơ sở 616 ha diện tích tự nhiên và 6.625 nhân khẩu của xã Hỏa Lựu.

Thành lập thành phố Cần Thơ

Năm 2003: Nghị quyết ngày 26 tháng 11

  • Nghị quyết ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội[21], chia tỉnh Cần Thơ thành thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang:

Thành phố Cần Thơ:

Thành phố Cần Thơ trực thuộc trung ương có diện tích tự nhiên là 138.959,99 ha và dân số hiện tại là 1.112.121 người, bao gồm: diện tích và số dân của thành phố Cần Thơ cũ; huyện Ô Môn; huyện Thốt Nốt; một phần của huyện Châu Thành, bao gồm: thị trấn Cái Răng; các ấp Thạnh Mỹ, Thạnh Huề, Thạnh Thắng, Yên Hạ và 176 ha diện tích cùng với 2.216 người của ấp Phú Quới thuộc xã Đông Thạnh; các ấp Thạnh Hóa, Thạnh Hưng, Thạnh Thuận, An Hưng, Thạnh Phú, Phú Khánh, Khánh Bình và 254,19 ha diện tích cùng với 1.806 người của ấp Phú Hưng thuộc xã Phú An; các ấp Phú Thành, Phú Thạnh, Phú Thuận, Phú Thuận A và 304,61 ha diện tích cùng với 1.262 người của ấp Phú Lợi thuộc xã Đông Phú; một phần của huyện Châu Thành A, bao gồm: xã Trường Long; xã Nhơn Ái; xã Nhơn Nghĩa; ấp Tân Thạnh Đông và 84,7 ha diện tích cùng với 640 người của ấp Tân Thạnh Tây thuộc xã Tân Phú Thạnh.

Tỉnh Hậu Giang:

Tỉnh Hậu Giang có diện tích tự nhiên là 160.772,49 ha và dân số hiện tại là 766.105 người, bao gồm: diện tích và số dân của thị xã Vị Thanh; huyện Phụng Hiệp; huyện Long Mỹ; huyện Vị Thủy; phần còn lại của huyện Châu Thành và huyện Châu Thành A, trừ phần diện tích và số dân của hai huyện này đã được điều chỉnh về thành phố Cần Thơ trực thuộc trung ương.

  • Tỉnh lỵ: Thị xã Vị Thanh.

Năm 2004: Nghị định 05/2004/NĐ-CP ngày 02 tháng 1

  • Nghị định 05/2004/NĐ-CP[22] ngày 02 tháng 1 năm 2004 của Chính phủ về việc thành lập các quận Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng, Ô Môn và các huyện Phong Điền, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh, Thốt Nốt thuộc thành phố Cần Thơ:

quận Ninh Kiều

  1. Thành lập quận Ninh Kiều trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Cái Khế, An Hòa, Thới Bình, An Nghiệp, An Cư, An Hội, Tân An, An Lạc, An Phú, Xuân Khánh, Hưng Lợi và xã An Bình (thuộc thành phố Cần Thơ cũ).
  2. Thành lập phường An Bình thuộc quận Ninh Kiều trên cơ sở toàn bộ 1.193,17 ha diện tích tự nhiên và 18.906 nhân khẩu của xã An Bình.
  3. Quận Ninh Kiều có 2.922,04 ha diện tích tự nhiên và 206.213 nhân khẩu; có 12 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các phường: Cái Khế, An Hoà, Thới Bình, An Nghiệp, An Cư, An Hội, Tân An, An Lạc, An Phú, Xuân Khánh, Hưng Lợi và An Bình.

quận Bình Thủy

  1. Thành lập quận Bình Thủy trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của các phường: Bình Thủy, An Thới, Trà Nóc và các xã: Long Hoà, Long Tuyền và Thới An Đông (thuộc thành phố Cần Thơ cũ). Quận Bình Thủy có 6.877,69 ha diện tích tự nhiên và 86.279 nhân khẩu.
  2. Thành lập phường Long Hoà trên cơ sở toàn bộ 1.395,08 ha diện tích tự nhiên và 13.471 nhân khẩu của xã Long Hoà (thuộc thành phố Cần Thơ cũ).
  3. Thành lập phường Long Tuyền trên cơ sở toàn bộ 1.413,55 ha diện tích tự nhiên và 13.250 nhân khẩu của xã Long Tuyền (thuộc thành phố Cần Thơ cũ).
  4. Thành lập phường Thới An Đông trên cơ sở toàn bộ 1.167,56 ha diện tích tự nhiên và 9.438 nhân khẩu của xã Thới An Đông (thuộc thành phố Cần Thơ cũ).
  5. Quận Bình Thủy sau khi được thành lập có 6.877,69 ha diện tích tự nhiên và 86.279 nhân khẩu; có 6 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các phường: Bình Thủy, An Thới, Trà Nóc, Long Hoà, Long Tuyền, Thới An Đông.

quận Cái Răng

  1. Thành lập quận Cái Răng thuộc thành phố Cần Thơ trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của phường Hưng Phú, xã Hưng Thạnh (thuộc thành phố Cần Thơ cũ); toàn bộ 246,37 ha diện tích tự nhiên và 13.968 nhân khẩu của thị trấn Cái Răng, 1.035,81 ha diện tích tự nhiên và 10.431 nhân khẩu của xã Đông Thạnh, 2.013,29 ha diện tích tự nhiên và 12.781 nhân khẩu của xã Đông Thạnh, 2.013,29 ha diện tích tự nhiên và 12.781 nhân khẩu của xã Phú An, 806,66 ha diện tích tự nhiên và 6.386 nhân khẩu của xã Đông Phú thuộc huyện Châu Thành; 531,52 ha diện tích tự nhiên và 6.339 nhân khẩu của xã Tân Phú Thạnh thuộc huyện Châu Thành A.
  2. Thành lập phường Lê Bình trên cơ sở toàn bộ 246,37 ha diện tích tự nhiên và 13.968 nhân khẩu của thị trấn Cái Răng.
  3. Thành lập phường Thường Thạnh trên cơ sở 1.035,81 ha diện tích tự nhiên và 10.431 nhân khẩu của xã Đông Thạnh (thuộc huyện Châu Thành).
  4. Thành lập phường Phú Thứ trên cơ sở 2.013,29 ha diện tích tự nhiên và 12.781 nhân khẩu của xã Phú An (thuộc huyện Châu Thành).
  5. Thành lập phường Tân Phú trên cơ sở 806,66 ha diện tích tự nhiên và 6.386 nhân khẩu của xã Đông Phú (thuộc huyện Châu Thành).
  6. Thành lập phường Ba Láng trên cơ sở 531,52 ha diện tích tự nhiên và 6.339 nhân khẩu của xã Tân Phú Thạnh (thuộc huyện Châu Thành A).
  7. Thành lập phường Hưng Thạnh trên cơ sở toàn bộ 867,15 ha diện tích tự nhiên và 8.249 nhân khẩu của xã Hưng Thạnh (thuộc thành phố Cần Thơ cũ).
  8. Quận Cái Răng sau khi được thành lập có 6.253,43 ha diện tích tự nhiên và 74.942 nhân khẩu; có 7 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các phường: Lê Bình, Thường Thạnh, Phú Thứ, Tân Phú, Ba Láng, Hưng Phú, Hưng Thạnh.

quận Ô Môn

  1. Thành lập quận Ô Môn trên cơ sở toàn bộ diện tích, dân số của thị trấn Ô Môn và các xã Thới An, Phước Thới, Trường Lạc, 3.585,49 ha diện tích tự nhiên và 35.376 người của xã Thới Long thuộc huyện Ô Môn.
  2. Thành lập phường Châu Văn Liêm trên cơ sở toàn bộ 1.658,42 ha diện tích tự nhiên và 30.485 nhân khẩu của thị trấn Ô Môn.
  3. Thành lập phường Thới An trên cơ sở toàn bộ 2.430,62 ha diện tích tự nhiên và 26.474 nhân khẩu của xã Thới An.
  4. Thành lập phường Phước Thới trên cơ sở toàn bộ 2.682,57 ha diện tích tự nhiên và 20.193 nhân khẩu của xã Phước Thới.
  5. Thành lập phường Trường Lạc trên cơ sở toàn bộ 2.200,16 ha diện tích tự nhiên và 15.803 nhân khẩu của xã Trường Lạc.
  6. Thành lập phường Thới Long trên cơ sở 3.585,49 ha diện tích tự nhiên và 35.376 nhân khẩu của xã Thới Long.
  7. Quận Ô Môn sau khi được thành lập có 12.557,26 ha diện tích tự nhiên và 128.331 nhân khẩu; có 5 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các phường: Châu Văn Liêm, Thới An, Phước Thới, Trường Lạc, Thới Long.

huyện Phong Điền

  1. Thành lập huyện Phong Điền trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của các xã Mỹ Khánh, Giai Xuân (thuộc thành phố Cần Thơ cũ), xã Tân Thới thuộc huyện Ô Môn và các xã Nhơn Ái, Nhơn Nghĩa, Trường Long thuộc huyện Châu Thành A.
  2. Huyện Phong Điền có 11.948,24 ha diện tích tự nhiên và 100.710 nhân khẩu, có 6 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các xã Mỹ Khánh, Giai Xuân, Tân Thới, Nhơn Ái, Nhơn Nghĩa và Trường Long. Huyện lỵ đặt tại xã Nhơn Ái.
  3. Thành lập huyện Cờ Đỏ trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của hai thị trấn: Thới Lai, Cờ Đỏ và các xã: Thới Thạnh, Định Môn, Thới Đông, Trường Thành, Trường Xuân, Trường Xuân A, Đông Thuận, Xuân Thắng, Thới Lai, Đông Bình, Đông Hiệp và 69,81 ha diện tích tự nhiên và 13.017 nhân khẩu còn lại của xã Thới Long thuộc huyện Ô Môn.

huyện Cờ Đỏ

  1. Thành lập huyện Cờ Đỏ trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của hai thị trấn: Thới Lai, Cờ Đỏ và các xã: Thới Thạnh, Định Môn, Thới Đông, Trường Thành, Trường Xuân, Trường Xuân A, Đông Thuận, Xuân Thắng, Thới Lai, Đông Bình, Đông Hiệp và 69,81 ha diện tích tự nhiên và 13.017 nhân khẩu còn lại của xã Thới Long thuộc huyện Ô Môn.
  2. Thành lập xã Thới Hưng trên cơ sở 6.981 ha diện tích tự nhiên và 13.017 nhân khẩu của xã Thới Long thuộc huyện Ô Môn.
  3. Huyện Cờ Đỏ sau khi được thành lập có 40.256,41 ha diện tích tự nhiên và 172.041 nhân khẩu; có 14 đơn vị hành chính trực thuộc thuộc gồm thị trấn Thới Lai, thị trấn Cờ Đỏ và 12 xã: Thới Thạnh, Định Môn, Thới Đông, Trường Thành, Trường Xuân, Trường Xuân A, Đông Thuận, Xuân Thắng, Thới Lai, Đông Bình, Đông Hiệp, Thới Hưng.

huyện Vĩnh Thạnh

  1. Thành lập huyện Vĩnh Thạnh trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của thị trấn Thạnh An và các xã: Thạnh An, Thạnh Lộc, Thạnh Quới, Thạnh Mỹ, Thạnh Phú, Thạnh Thắng, Trung Hưng và 2.811,47 ha diện tích tự nhiên và 19.171 nhân khẩu của xã Vĩnh Trinh thuộc huyện Thốt Nốt. Huyện Vĩnh Thạnh có 41.034,84 ha diện tích tự nhiên và 153.964 nhân khẩu.
  2. Thành lập xã Vĩnh Trinh trên cơ sở 2.811,47 ha diện tích tự nhiên và 19.171 nhân khẩu của xã Vĩnh Trinh thuộc huyện Thốt Nốt.
  3. Huyện Vĩnh Thạnh sau khi được thành lập có 41.034,84 ha diện tích tự nhiên và 153.964 nhân khẩu; có 9 đơn vị hành chính trực thuộc gồm thị trấn Thạnh An và các xã: Thạnh An, Thạnh Lộc, Thạnh Mỹ, Thạnh Phú, Thạnh Quới, Thạnh Thắng, Trung Hưng, Vĩnh Trinh.

huyện Thốt Nốt

  1. Thành lập huyện Thốt Nốt trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của thị trấn Thốt Nốt và các xã: Thuận Hưng, Trung Nhứt, Tân Lộc, Trung Kiên, Trung An, Trung Thạnh, Thới Thuận và 85,94 ha diện tích tự nhiên và 1.618 nhân khẩu còn lại của xã Vĩnh Trinh.
  2. Sáp nhập 85,94 ha diện tích tự nhiên và 1.618 nhân khẩu (phần còn lại của xã Vĩnh Trinh) vào xã Thới Thuận. Xã Thới Thuận có 2.891,50 ha diện tích tự nhiên và 32.586 nhân khẩu.
  3. Huyện Thốt Nốt sau khi thành lập có 17.110,08 ha diện tích tự nhiên và 189.641 nhân khẩu; gồm 8 đơn vị hành chính trực thuộc là thị trấn Thốt Nốt và các xã Thuận Hưng, Trung Nhứt, Tân Lộc, Trung Kiên, Trung An, Trung Thạnh, Thới Thuận.
  4. Thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, thành lập các đơn vị hành chính trực thuộc có 138.959,99 ha diện tích tự nhiên và 1.112.121 nhân khẩu; gồm 8 đơn vị hành chính là 4 quận: Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng, Ô Môn và 4 huyện: Phong Điền, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh, Thốt Nốt

Năm 2007: Nghị định 11/2007/NĐ-CP ngày 16 tháng 1

  • Nghị định 11/2007/NĐ-CP[23] ngày 16 tháng 1 năm 2007 của Chính phủ về việc thành lập phường, thị trấn thuộc các quận Ninh Kiều, Ô Môn và các huyện Phong Điền, Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ:

quận Ninh Kiều

  1. Thành lập phường An Khánh thuộc quận Ninh Kiều trên cơ sở điều chỉnh 441 ha diện tích tự nhiên và 7.731 nhân khẩu của phường An Bình.

quận Ô Môn

  1. Thành lập phường Thới Hoà trên cơ sở điều chỉnh 702,84 ha diện tích tự nhiên và 7.766 người của phường Châu Văn Liêm.

huyện Phong Điền

  1. Thành lập thị trấn Phong Điền - thị trấn huyện lị huyện Phong Điền trên cơ sở điều chỉnh 753,82 ha diện tích tự nhiên và 11.852 nhân khẩu của xã Nhơn Ái.

huyện Vĩnh Thạnh

  1. Thành lập thị trấn Vĩnh Thạnh - thị trấn huyện lị huyện Vĩnh Thạnh trên cơ sở điều chỉnh 367,79 ha diện tích tự nhiên và 1.695 nhân khẩu của xã Thạnh Quới; 369,78 ha diện tích tự nhiên và 3.126 nhân khẩu của xã Thạnh Mỹ.

Năm 2007: Nghị định 162/2007/NĐ-CP ngày 06 tháng 11

  • Nghị định 162/2007/NĐ-CP[24] ngày 06 tháng 11 năm 2007 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã phường để thành lập thuộc các quận Bình Thủy, Ô Môn và các huyện Thốt Nốt, Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ:

quận Bình Thủy

  1. Thành lập phường Bùi Hữu Nghĩa trên cơ sở điều chỉnh 637,12 ha diện tích tự nhiên và 11.185 nhân khẩu của phường An Thới. Phường Bùi Hữu Nghĩa có 637,12 ha diện tích tự nhiên và 11.185 nhân khẩu.
  2. Thành lập phường Trà An trên cơ sở điều chỉnh 565,67 ha diện tích tự nhiên và 5.339 nhân khẩu của phường Trà Nóc. Phường Trà An có 565,67 ha diện tích tự nhiên và 5.339 nhân khẩu.

quận Ô Môn

  1. Thành lập phường Long Hưng trên cơ sở điều chỉnh 1.713,91 ha diện tích tự nhiên và 14.029 người của phường Thới Long.

huyện Thốt Nốt

  1. Thành lập xã Tân Hưng trên cơ sở điều chỉnh 1.466,25 ha diện tích tự nhiên và 9.216 nhân khẩu của xã Thuận Hưng.

huyện Vĩnh Thạnh

  1. Thành lập xã Thạnh Tiến thuộc huyện Vĩnh Thạnh trên cơ sở điều chỉnh 2.239,89 ha diện tích tự nhiên và 9.412 nhân khẩu của xã Thạnh An.

Năm 2008: Nghị định 12/NĐ-CP ngày 23 tháng 12

  • Nghị định 12/NĐ-CP[25] ngày 23 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã, thành lập thuộc các huyện Thốt Nốt, Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ; thành lập quận Thốt Nốt, thành lập các phường thuộc quận Thốt Nốt và thành lập huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ:

huyện Thốt Nốt

  1. Thành lập xã Vĩnh Bình trên cơ sở điều chỉnh 1.095,67 ha diện tích tự nhiên và 3.191 nhân khẩu của xã Thới Thuận; 857,84 ha diện tích tự nhiên và 4.038 nhân khẩu của xã Trung Nhứt.

huyện Vĩnh Thạnh

  1. Thành lập xã Thạnh Lợi trên cơ sở điều chỉnh 4.323,81 ha diện tích tự nhiên và 10.472 nhân khẩu của xã Thạnh Thắng.

huyện Cờ Đỏ

  1. Thành lập xã Đông Thắng thuộc huyện Cờ Đỏ trên cơ sở điều chỉnh 1.501,82 ha diện tích tự nhiên và 5.128 nhân khẩu của xã Đông Hiệp.
  2. Thành lập xã Thới Xuân thuộc huyện Cờ Đỏ trên cơ sở điều chỉnh 1.710,64 ha diện tích tự nhiên và 7.009 nhân khẩu của xã Thới Đông.
  3. Thành lập xã Tân Thạnh thuộc huyện Cờ Đỏ trên cơ sở điều chỉnh 1.631,58 ha diện tích tự nhiên và 7.928 nhân khẩu của xã Thới Thạnh.
  4. Thành lập xã Trường Xuân B thuộc huyện Cờ Đỏ trên cơ sở điều chỉnh 2.014,89 ha diện tích tự nhiên và 7.503 nhân khẩu của xã Trường Xuân A.
  5. Thành lập xã Trường Thắng thuộc huyện Cờ Đỏ trên cơ sở điều chỉnh 1.481,86 ha diện tích tự nhiên và 6.466 nhân khẩu của xã Trường Thành; 656,54 ha diện tích tự nhiên và 4.711 nhân khẩu của xã Thới Lai.

huyện Thốt Nốt, huyện Vĩnh Thạnh, huyện Cờ Đỏ

  1. Điều chỉnh toàn bộ 1.953,51 ha diện tích tự nhiên và 7.229 nhân khẩu của xã Vĩnh Bình, huyện Thốt Nốt về huyện Vĩnh Thạnh quản lý.
  2. Điều chỉnh 201,85 ha diện tích tự nhiên và 1.047 nhân khẩu của xã Trung Hưng thuộc huyện Vĩnh Thạnh về xã Trung Thạnh thuộc huyện Thốt Nốt quản lý.
  3. Điều chỉnh 1.197,90 ha diện tích tự nhiên và 11.116 nhân khẩu của xã Trung An thuộc huyện Thốt Nốt về huyện Cờ Đỏ quản lý.
  4. Điều chỉnh toàn bộ 2.399,56 ha diện tích tự nhiên và 18.063 nhân khẩu của xã Trung Thạnh thuộc huyện Thốt Nốt về huyện Cờ Đỏ quản lý.
  5. Điều chỉnh 545,19 ha diện tích tự nhiên và 2.426 nhân khẩu của xã Trung Hưng về xã Thạnh Lộc, huyện Vĩnh Thạnh quản lý.
  6. Điều chỉnh toàn bộ 9.570,53 ha diện tích tự nhiên và 20.520 nhân khẩu của xã Thạnh Phú thuộc huyện Vĩnh Thạnh về huyện Cờ Đỏ quản lý.
  7. Điều chỉnh toàn bộ 3.459,87 ha diện tích tự nhiên và 20.469 nhân khẩu còn lại của xã Trung Hưng thuộc huyện Vĩnh Thạnh về huyện Cờ Đỏ quản lý.
  8. Huyện Thốt Nốt có 11.780,74 ha diện tích tự nhiên và 160.580 nhân khẩu, có 7 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm các xã: Thới Thuận, Trung Nhứt, Trung Kiên, Thuận Hưng, Tân Hưng, Tân Lộc và thị trấn Thốt Nốt.
  9. Huyện Vĩnh Thạnh có 29.759,06 ha diện tích tự nhiên và 117.930 nhân khẩu, có 11 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các xã: Vĩnh Trinh, Vĩnh Bình, Thạnh Mỹ, Thạnh Quới, Thạnh An, Thạnh Tiến, Thạnh Thắng, Thạnh Lợi, Thạnh Lộc, thị trấn Vĩnh Thạnh và thị trấn Thạnh An.
  10. Huyện Cờ Đỏ có 56.613,97 ha diện tích tự nhiên và 249.306 nhân khẩu, có 23 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các xã: Thới Thạnh, Tân Thạnh, Định Môn, Trường Thành, Trường Xuân, Trường Xuân A, Trường Xuân B, Xuân Thắng, Trường Thắng, Thới Tân, Đông Bình, Đông Thuận, Thới Hưng, Đông Hiệp, Đông Thắng, Thới Đông, Thới Xuân, Trung An, Trung Thạnh, Thạnh Phú, Trung Hưng, thị trấn Cờ Đỏ và thị trấn Thới Lai.

quận Thốt Nốt

  1. Thành lập quận Thốt Nốt trên cơ sở toàn bộ 11.780,74 ha diện tích tự nhiên và 160.580 nhân khẩu của huyện Thốt Nốt (bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của thị trấn Thốt Nốt và các xã: Thới Thuận, Trung Nhứt, Trung Kiên, Thuận Hưng, Tân Hưng và Tân Lộc).
  2. Thành lập các phường thuộc quận Thốt Nốt:
    1. Thành lập phường Thới Thuận thuộc quận Thốt Nốt trên cơ sở điều chỉnh 1.026,06 ha diện tích tự nhiên và 16.296 nhân khẩu của xã Thới Thuận.
    2. Thành lập phường Thuận An thuộc quận Thốt Nốt trên cơ sở 777,09 ha diện tích tự nhiên và 13.972 nhân khẩu còn lại của xã Thới Thuận.
    3. Thành lập phường Thốt Nốt thuộc quận Thốt Nốt trên cơ sở toàn bộ 575,48 ha diện tích tự nhiên và 23.266 nhân khẩu của thị trấn Thốt Nốt.
    4. Thành lập phường Thạnh Hòa thuộc quận Thốt Nốt trên cơ sở điều chỉnh 556,64 diện tích tự nhiên và 5.377 nhân khẩu của xã Trung Nhứt; 186 ha diện tích tự nhiên và 2.755 nhân khẩu còn lại của xã Trung An.
    5. Thành lập phường Trung Nhứt thuộc quận Thốt Nốt trên cơ sở 1.123,30 ha diện tích tự nhiên và 12.708 nhân khẩu còn lại của xã Trung Nhứt.
    6. Thành lập phường Trung Kiên thuộc quận Thốt Nốt trên cơ sở toàn bộ 1.416,37 ha diện tích tự nhiên và 28.105 nhân khẩu của xã Trung Kiên.
    7. Thành lập phường Thuận Hưng thuộc quận Thốt Nốt trên cơ sở toàn bộ 1.385,39 ha diện tích tự nhiên và 18.290 nhân khẩu của xã Thuận Hưng.
    8. Thành lập phường Tân Hưng thuộc quận Thốt Nốt trên cơ sở toàn bộ 1.466,25 ha diện tích tự nhiên và 9.216 nhân khẩu của xã Tân Hưng.
    9. Thành lập phường Tân Lộc thuộc quận Thốt Nốt trên cơ sở toàn bộ 3.268,16 ha diện tích tự nhiên và 30.595 nhân khẩu của xã Tân Lộc.

huyện Cờ Đỏ, huyện Thới Lai

  1. Thành lập huyện Thới Lai thuộc thành phố Cần Thơ trên cơ sở điều chỉnh 25.566,30 ha diện tích tự nhiên và 126.842 nhân khẩu của huyện Cờ Đỏ (bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của 13 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm các xã: Thới Thạnh, Tân Thạnh, Định Môn, Trường Thành, Trường Xuân, Trường Xuân A, Trường Xuân B, Trường Thắng, Xuân Thắng, Thới Tân, Đông Bình, Đông Thuận và thị trấn Thới Lai).
  2. Huyện Thới Lai có 25.566,30 ha diện tích tự nhiên và 126.842 nhân khẩu, có 13 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm các xã: Thới Thạnh, Tân Thạnh, Định Môn, Trường Thành, Trường Xuân, Trường Xuân A, Trường Xuân B, Trường Thắng, Xuân Thắng, Thới Tân, Đông Bình, Đông Thuận và thị trấn Thới Lai.
  3. Địa giới hành chính huyện Thới Lai: Đông giáp huyện Phong Điền, quận Ô Môn; Tây giáp huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ và tỉnh Kiên Giang; Nam giáp huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang, tỉnh Kiên Giang; Bắc giáp huyện Cờ Đỏ, quận Ô Môn.
  4. Sau khi thành lập quận Thốt Nốt và các phường trực thuộc; điều chỉnh địa giới hành chính huyện Cờ Đỏ để thành lập huyện Thới Lai:
    1. Quận Thốt Nốt có 11.780,74 ha diện tích tự nhiên và 160.580 nhân khẩu, có 9 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm các phường: Thốt Nốt, Thới Thuận, Thuận An, Trung Nhứt, Thạnh Hòa, Trung Kiên, Thuận Hưng, Tân Hưng, Tân Lộc.
    2. Huyện Thới Lai có 25.566,30 ha diện tích tự nhiên và 126.842 nhân khẩu, có 12 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm các xã: Thới Thạnh, Tân Thạnh, Định Môn, Trường Thành, Trường Xuân, Trường Xuân A, Trường Xuân B, Trường Thắng, Xuân Thắng, Thới Tân, Đông Bình, Đông Thuận và thị trấn Thới Lai.
    3. Huyện Cờ Đỏ còn lại 31.047,67 ha diện tích tự nhiên và 122.464 nhân khẩu, có 10 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm các xã: Thới Hưng, Đông Hiệp, Đông Thắng, Thới Đông, Thới Xuân, Trung Hưng, Thạnh Phú, Trung An, Trung Thạnh và thị trấn Cờ Đỏ.
    4. Thành phố Cần Thơ có 140.161,60 ha diện tích tự nhiên và 1.147.067 nhân khẩu, có 9 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các quận: Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng, Ô Môn, Thốt Nốt và các huyện: Phong Điền, Cờ Đỏ, Thới Lai, Vĩnh Thạnh.

Năm 2020: Nghị quyết 893/NQ-UBTVQH14 ngày 11 tháng 2

  • Nghị quyết 893/NQ-UBTVQH14[26] ngày 11 tháng 2 năm 2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chinh cấp xã thuộc thành phố Cần Thơ:

quận Ninh Kiều

  1. Hợp nhất phường An Hội, phường An Lạc và phường Tân An thành một đơn vị hành chính lấy tên là phường Tân An.

Chú thích