Lai

Lai hay dầu lai, trẩu xoan (danh pháp hai phần: Aleurites moluccanus) là một loài thực vật có hoa trong họ Đại kích. Loài này được Carl Linnaeus mô tả khoa học đầu tiên năm 1753 dưới danh pháp Jatropha moluccana.[3] Năm 1805 Carl Ludwig Willdenow chuyển nó sang chi Aleurites như là Aleurites moluccana.[2][6]

Lai
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
Bộ (ordo)Malpighiales
Họ (familia)Euphorbiaceae
Phân họ (subfamilia)Crotonoideae
Tông (tribus)Aleuritideae
Phân tông (subtribus)Aleuritinae
Chi (genus)Aleurites
Loài (species)A. moluccanus
Danh pháp hai phần
Aleurites moluccanus
(L.) Willd., 1805[2]
Danh pháp đồng nghĩa[5]

Lịch sử phân loại

Năm 1753, Carl Linnaeus mô tả loài Jatropha moluccana từ các mẫu thu thập ở CeylonMoluccas.[3] Năm 1776, Johann Reinhold ForsterGeorg Forster mô tả chi Aleurites,[7] với loài duy nhất được mô tả là Aleurites triloba (do tác giả coi Aleurites là danh từ giống cái).[4]

Năm 1805, Carl Ludwig Willdenow ghi nhận 3 loài trong chi AleuritesA. trilobaquần đảo Société, A. moluccana ở Ceylon và Moluccas và A. laccifera ở miền đông Ấn Độ (do tác giả coi Aleurites là danh từ giống cái).[2] Hiện tại, người ta xác định A. laccifera là đồng nghĩa muộn của Croton aromaticus không thuộc chi Aleurites, và với Aleurites bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp cổ ἀλευρίτης (Aλευρίτης, farinaceus; quia arboris partes variae quasi farinâ sunt aspersae.)[4] là danh từ giống đực nên danh pháp đúng của 2 loài còn lại là A. trilobusA. moluccanus, nhưng từ năm 1866 người ta coi chúng chỉ là một loài nên A. moluccanus có độ ưu tiên cao hơn, do nó bắt nguồn từ Jatropha moluccana của Linnaeus năm 1753 có trước A. trilobus của J. R. Forster và G. Forster năm 1776.[8]

Phân bố

Loài bản địa Australia (Queensland), Ấn Độ (gồm cả Assam), Bangladesh, Brunei, Campuchia, quần đảo Caroline, Đài Loan, Indonesia (Java, quần đảo Sunda Nhỏ, Kalimantan, Sulawesi), Malaysia (bán đảo, Borneo), quần đảo Mariana, quần đảo Marshall, Myanmar, New Guinea, Philippines, Sri Lanka, Thái Lan, Trung Quốc (trung nam, đông nam, Hải Nam), Vanuatu, Việt Nam.[5]

Du nhập vào đông bắc Argentina, Bahamas, đông bắc Brasil, quần đảo Cayman, đảo Christmas, Comoros, quần đảo Cook, Cuba, Cộng hòa Dominica, Fiji, Hoa Kỳ (Florida, Hawaii), Haiti, Jamaica, quần đảo Kermadec, quần đảo Leeward, Madagascar, Marquesas, Mozambique, New Caledonia, Niue, Paraguay, quần đảo Pitcairn, Puerto Rico, Rwanda, Samoa, quần đảo Société, Swaziland, Tonga, Trinidad và Tobago, Tuamotu, quần đảo Tubuai, quần đảo Wallis-Futuna, quần đảo Windward và Zimbabwe.[5]

Tinh dầu lai

Theo một nghiên cứu tại Việt Nam, hạt lai chứa hàm lượng lipid tổng số là 68,93 %, thành phần axit béo trong dầu hạt lai gồm axit octadecadienoic (40,17 %) và axit 9,12,15, octadecatrienoic (25,34 %).[9]

Hình ảnh

Chú thích

Tham khảo