Liên đoàn Quốc tế về Dược học Cơ bản và Lâm sàng

Liên đoàn Quốc tế về Dược học Cơ bản và Lâm sàng, viết tắt tiếng AnhIUPHAR (International Union of Basic and Clinical Pharmacology) là một tổ chức phi chính phủ quốc tế hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu Dược học và ứng dụng của nó.[2]

Liên đoàn Quốc tế về
Dược học Cơ bản và Lâm sàng
Tên viết tắtIUPHAR
Thành lập1959
LoạiTổ chức phi lợi nhuận quốc tế về khoa học
Vùng phục vụ
Thế giới Toàn cầu
Ngôn ngữ chính
Tiếng Anh
Chủ tịch
Đức Ingolf Cascorbi [1]
Tổng thư ký
Pháp Michael Spedding
Chủ quản
Hội đồng KH Quốc tế ISC
Trang webIUPHAR Official website

IUPHAR là thành viên liên hiệp khoa học của Hội đồng Khoa học Quốc tế (ISC).[3] IUPHAR được tổ chức UNESCOTổ chức Y tế Thế giới (WHO) công nhận và có quan hệ chính thức.

Lịch sử

IUPHAR được thành lập vào năm 1959 như là thành phần của Liên minh Quốc tế về Khoa học Sinh lý.

Năm 1966 IUPHAR trở thành một tổ chức độc lập và là thành viên của Hội đồng Khoa học Quốc tế (ISC). Đại hội thế giới Dược học đầu tiên đã được tổ chức tại Stockholm, Thụy Điển vào năm 1961, và sau đó được tổ chức ba năm một lần. Từ năm 1990, Đại hội Thế giới chuyển sang khoảng thời gian 4 năm một lần.[2]

Các cuộc họp này không chỉ trình bày những tiến bộ Dược học mới nhất trong nghiên cứu, công nghệ và phương pháp luận, mà còn cung cấp một diễn đàn cho sự hợp tác quốc tế và trao đổi ý tưởng.

Đại hội đồng, bao gồm các đại biểu đến từ tất cả các hội thành viên, được triệu tập trong các kỳ Đại hội để bầu Ban Chấp hành và biểu quyết về các vấn đề liên quan đến quản lý và hoạt động của Liên đoàn [3][4]

Thành phần

IUPHAR có các bộ phận, tổ chức ra theo các chủ đề.

Bộ phận Dược lâm sàng tập trung vào các nhu cầu và các công cụ nghiên cứu cho các nhà lâm sàng.

Uỷ ban về Danh mục Receptor và Phân loại Dược phẩm (NC-IUPHAR) tạo điều kiện cho giao kết giữa sự phát hiện của các chuỗi mới ở Dự án bộ gen người và việc quy định các protein có nguồn gốc hấp thụ chức năng và các kênh ion.Nói cách khác, những phát hiện mới được thực hiện trong dược học, NC-IUPHAR cung cấp một hướng dẫn thống nhất để đặt tên và phân loại các kết quả trong phạm vi công cộng.

Phần chuyên về các lĩnh vực khác nhau của ngành dược đã được thành lập, bao gồm giáo dục, trao đổi và vận chuyển ma túy, dược lý đường tiêu hóa, các sản phẩm tự nhiên, dược lý lâm sàng nhi khoa và dược học.[3]

Hoạt động

Các bộ môn chuyên môn [2] và các hội nghị quốc tế[5]

Bộ môn (Section):
Chuyển hóa thuốc và vận chuyển thuốcDrug Metabolism and Drug Transport
Dược Tiêu hóaGastrointestinal Pharmacology
Sản phẩm tự nhiênNatural Products
Giáo dụcEducation
Nhi Dược lâm sàngPediatric Clinical Pharmacology
Dược và PharmacogenomicsPharmacogenetics and Pharmacogenomics
Liên đoàn (Division):
Dược lâm sàngClinical Pharmacology
Các đại hội [4] và chủ tịch IUPHAR [6]
Nr.WCPTạiNhiệm kỳChủ tịch
19.WCP 2022Glasgow  Anh Quốc2022
18.WCP 2018Kyoto  Nhật Bản2018- Ingolf Cascorbi
17.WCP 2014Cape Town  Nam Phi2014-2018 S. J. Enna
16.WCP 2010Copenhagen  Đan Mạch2010-2014 Patrick du Souich
15.WCP 2006Bắc Kinh  Trung Quốc2006-2010 Sue P. Duckles
14.WCP 2002San Francisco  Hoa Kỳ2002-2006 Paul M. Vanhoutte
13.WCP 1998München  Đức1998-2002 William W. Fleming
12.WCP 1994Montreal  Canada1994-1998 Theophile Godfraind
11.WCP 1990Amsterdam  Hà Lan1990-1994 Setsuro Ebashi
10.WCP 1987Sydney  Úc1987-1990 Colin T. Dollery
9.WCP 1984London  Anh Quốc1984-1987 Paul LeChat
8.WCP 1981Tokyo  Nhật Bản1981-1984 J. A. Bain
7.WCP 1978Paris  Pháp1978-1981 P. G. Waser
6.WCP 1975Helsinki  Phần Lan1975-1978 John J. Burns
5.WCP 1972San Francisco  Hoa Kỳ1972-1975 A. S. V. Burgen
4.WCP 1969Basel  Thụy Sĩ1969-1972 Börne Uvnäs
3.WCP 1966Sao Paolo  Brasil1966-1969 Börne Uvnäs
2.WCP 1963Prague  Tiệp Khắc
1.WCP 1961Stockholm  Thụy Điển

Tham khảo

Liên kết ngoài