Liên hiệp Khoa học Địa chất Quốc tế

Liên hiệp Khoa học Địa chất Quốc tế hay Liên đoàn Quốc tế các ngành Khoa học Địa chất, viết tắt theo tiếng AnhIUGS (International Union of Geological Sciences) là một tổ chức phi chính phủ quốc tế liên quan đến việc hợp tác quốc tế về địa chất học.[2]

Liên hiệp Khoa học Địa chất Quốc tế
Tên viết tắtIUGS
Thành lập1961
LoạiTổ chức phi chính phủ khoa học quốc tế
Trụ sở chínhBắc Kinh, Trung Quốc
Vùng phục vụ
Thế giới Toàn cầu
Ngôn ngữ chính
Tiếng Anh, Pháp
Chủ tịch
Canada Qiuming Cheng[1]
Tổng thư ký
Hoa Kỳ Stanley C. Finney
Chủ quản
HĐ Khoa học Quốc tế ISC
Trang webIUGS Official website

IUGS thành lập năm 1961 và là thành viên Liên đoàn Khoa học của Hội đồng Khoa học Quốc tế (ISC) [3], và của Hội đồng Quốc tế về Khoa học (ICSU) trước đây [4]. Hiện tại các nhà địa chất đến từ 121 quốc gia và vùng lãnh thổ đại diện cho IUGS thông qua 121 chi nhánh liên kết.[5]

Ban thư ký IUGS làm việc tại Viện Hàn lâm Khoa học Địa chất Trung QuốcBắc Kinh, Trung Quốc.

Mục tiêu

Mục tiêu của IUGS là thúc đẩy sự phát triển của các ngành khoa học Trái Đất thông qua sự hỗ trợ của các nghiên cứu khoa học trên diện rộng có liên quan đến toàn bộ hệ thống Trái Đất.[6]

Tổ chức

Điều hành IUGS là các ủy ban, trong số đó năm 2014 có 6 Ủy ban kỹ thuật [1]. Tháng 8/2016 tại hội nghị Cape Town thành lập ủy ban về (tạm dịch là) Ủy ban Đường cơ bản Địa hóa Toàn cầu CGGB (Commission on Global Geochemical Baselines)

Viết tắtỦy banTên gốc
COGEGiáo dục, Đào tạo và Chuyển giao Công nghệ Khoa học Trái ĐấtGeoscience Education, Training and Technology Transfer Lưu trữ 2016-02-03 tại Wayback Machine
GEMKhoa học Trái Đất cho Quản lý Môi trườngGeoscience for Environmental Management
INHIGEOỦy ban Quốc tế về Lịch sử Khoa học Địa chấtInternational Commission on the History of Geological Sciences Lưu trữ 2016-04-22 tại Wayback Machine
CGIỦy ban Quản lý và Ứng dụng của Thông tin Khoa học Trái ĐấtCommission for the Management and Application of Geoscience Information Lưu trữ 2016-04-25 tại Wayback Machine
ICSỦy ban Địa tầng Quốc tếInternational Commission on Stratigraphy
TECTASKỦy ban Kiến tạo và Địa chất Cấu tạoCommission on Tectonics and Structural Geology
CGGBỦy ban Đường cơ bản Địa hóa Toàn cầuCommission on Global Geochemical Baselines

Các chương trình khoa học liên kết:[1]

Viết tắtTên Chương trìnhTên gốc
TGIGĐịa chất Đồng vị và Địa thời họcIsotope Geology and Geochronology
IGCĐại hội Địa chất Quốc tếInternational Geological Congress
GARSỨng dụng Địa chất của Viễn thámGeological Applications of Remote Sensing
ILPChương trình Thạch quyển Quốc tếInternational Lithosphere Program
IGCPChương trình Khoa học Địa chất Quốc tếInternational Geoscience Programme
GGNMạng lưới Công viên Địa chất Toàn cầuGlobal Network of National Geoparks

IUGS là nhà tài trợ khoa học chính của Đại hội Địa chất Quốc tế IGC [7], và hiện nay IGC thường tổ chức cùng với đại hội IUGS. Đại hội Địa chất Quốc tế là hoạt động lâu đời của giới địa chất, bắt đầu từ năm 1875, và IUGS 4.Cape Town ứng với IGC 34.

Điều hành

Các đại hội và chủ tịch IUGS [1]
IUGSIGCNămTạiNhiệm kỳChủ tịchTổng thư ký
IUGS 5.IGC 352020 Delhi
IUGS 4.IGC 342016 Cape Town2016-2020 Qiuming Cheng Stanley C. Finney
IUGS 3.IGC 332012 Brisbane2012-2016 Roland Oberhänsli José P. Calvo

Giải thưởng

Các giải thưởng khoa học xuất sắc của IUGS:

  • Giải thưởng IUGS Émile Argand.
  • Giải thưởng IUGS James M. Harrison.
  • Giải thưởng IUGS cho thông tin địa chất.
  • Giải thưởng IUGS cho cấu trúc địa chất.
  • Vladimir V. Tikhomirov Lịch sử của Huy chương Địa chất của Ủy ban Quốc tế về Lịch sử Khoa học Địa chất (INHIGEO).
  • Huy chương Digby McLaren của Ủy ban Quốc tế về Địa tầng học (ICS).

Xuất bản

IUGS là một đối tác chung với UNESCO cho Chương trình Khoa học Địa chất Quốc tế (IGCP) và họ cũng tham gia vào Mạng lưới Công viên Địa chất Toàn cầu (GGN). Hiệp hội Địa chất London giám sát việc sản xuất và phân phối các ấn phẩm của IUGS. IUGS liên kết với Hiệp hội Địa chất Ấn Độ để đăng tải tạp chí hàng quý về địa chất học: Episodes Journal of International Geoscience.[8]

Các đăng tải khác được tập hợp thành sách, xuất bản không định kỳ hạn. Từ năm 2004 các xuất bản này được sự tài trợ của Hiệp hội Địa chất Ấn Độ.[9]

Tham khảo

Liên kết ngoài