Lolicon

sự mong muốn có được những nhân vật nữ trẻ trong anime và manga

Trong văn hóa đại chúng Nhật Bản, lolicon (ロリコン rorikon?), cũng được roman hóa là lolikon hay rorikon, là một thuật ngữ đề cập đến những người có niềm yêu thích với những nhân vật bé gái (hoặc có ngoại hình như bé gái), cụ thể là theo cách gợi dục hoặc khiêu dâm. Thuật ngữ lolicon là một từ ghép của cụm từ "Lolita complex", nó cũng đề cập đến sự mong muốn và tình cảm dành cho những nhân vật này (ロリ, "loli") hoặc để chỉ những người hâm mộ của nhân vật hoặc tác phẩm đó. Lolicon thường gắn liền với các hình ảnh phi thực tế và cách điệu trong manga, anime và trò chơi điện tử, lolicon trong văn hóa otaku thường được hiểu là những khác biệt so với việc miêu tả chân thực về bé gái, hoặc những bé gái ngoài đời thật.[1][2][3] Lolicon cũng gắn liền với khái niệm moe, hay cảm giác yêu mến với các nhân vật hư cấu (thường là các nhân vật dễ thương trong manga và anime).

Hình ảnh các bé gái mặc đồ lót. Nghệ thuật lolicon thường pha trộn với các yếu tố trẻ con và yếu tố khiêu dâm.

Bên ngoài Nhật Bản, lolicon ít được sử dụng phổ biến hơn và thường dùng như là từ để chỉ thể loại. Thuật ngữ này liên quan đến cuốn sách Lolita của Vladimir Nabokov, nội dung của cuốn sách kể về một người đàn ông trung niên bị ám ảnh tình dục với một bé gái mười hai tuổi. Thuật ngữ này được sử dụng lần đầu tiên ở Nhật Bản vào những năm 1970 để để diễn tả những dōjinshi có nội dung khiêu dâm đề cập đến những bé gái.

Luật pháp đã được ban hành ở nhiều quốc gia khác nhau, bao gồm cả ở Nhật Bản, quy định nội dung rõ ràng việc nuôi dưỡng, quản lí những nhân vật bé gái hoặc có ngoại hình như bé gái. Một số quốc gia, như Vương quốc Anh, việc sở hữu xuất bản phẩm có yếu tố lolicon là điều bất hợp pháp.[4] Các nhóm phụ huynh và công dân ở Nhật Bản đã tổ chức để hướng tới sự kiểm soát mạnh mẽ hơn và luật pháp chặt chẽ hơn đối với manga lolicon và các phương tiện truyền thông tương tự khác. Các nghiên cứu về người hâm mộ lolicon nói rằng họ bị thu hút bởi tính thẩm mỹ của sự dễ thương hơn là tuổi của các nhân vật,[5] và những người sưu tập văn hóa phẩm có yếu tố lolicon thường là những người sống xa cách với xã hội.[6][7][8]

Định nghĩa

Lolicon là từ ghép của "Lolita complex", một thuật ngữ bắt nguồn từ tiểu thuyết Lolita (1955) của Vladimir Nabokov. Thuật ngữ này bắt đầu du nhập vào Nhật Bản thông qua bản dịch The Lolita Complex của Russell Trainer (1966, chuyển ngữ năm 1969).[9] Mặc dù lolicon rõ ràng có nguồn gốc liên quan đến tình dục, nhưng nét nghĩa của thuật ngữ này có thể được người hâm mộ sử dụng một cách khác biệt từ thập niên 1970 đến đầu thập niên 1980. Akagi Akira gán cho từ này nét nghĩa là niềm yêu thích đối với những gì "dễ thương" và "nữ tính" trong animemanga hơn là sự hấp dẫn tình dục đối với những bé gái.[10] Nagayama Kaoru lập luận tương tự rằng lolicon thiên về sự hấp dẫn đối với "những thứ dễ thương" hơn là đối với những bé gái.[11] Những nhà phê bình người Nhật khác diễn tả rằng lolicon là ham muốn đối với những nhân vật "giống như trong manga", "dễ thương", "tròn trịa", và "2D" (thế giới ảo), đối nghịch với "3D" (thế giới thực).[12]

Lịch sử

Bối cảnh

Vào thập niên 1970, shōjo manga trải qua thời kỳ phục hưng trong đó các họa sĩ thử nghiệm phong cách và cách kể chuyện mới, đồng thời giới thiệu các chủ đề mới như tâm lý học, giới tính và tình dục.[13] Sự đổi mới này đã thu hút được nhiều người hâm mộ nam giới trưởng thành của shōjo manga, họ đã vượt qua ranh giới giới tính để sản xuất và tiêu thụ tác phẩm.[14] Sự xuất hiện đầu tiên của thuật ngữ "Lolita complex" trong manga là trong Tình cờ bắt gặp một miếng bắp cải,[a] một tác phẩm lấy cảm hứng từ Alice ở xứ sở thần tiên được thực hiện bởi Wada Shinji. Tác phẩm được xuất bản trên tạp chí shōjo manga Bessatsu Margaret vào tháng 6 năm 1974, câu chuyện kể về một nhân vật nam tên là Lewis Carroll, anh được gọi là "người kỳ lạ chỉ thích trẻ nhỏ" trong một trò đùa độc thoại dành cho độc giả lớn tuổi.[15][b] Các tác phẩm nghệ thuật lolicon ban đầu bị ảnh hưởng bởi các họa sĩ nam bắt chước nét vẽ shōjo manga[16][17] cũng như manga khiêu dâm do các họa sĩ nữ sáng tác dành cho độc giả nam.[18]

Hình ảnh shōjo (thiếu nữ) đã thống trị các phương tiện truyền thông đại chúng Nhật Bản vào thập niên 1970 như một sự lý tưởng hóa về sự dễ thương, ngây thơ, và là "Eros lý tưởng hóa", những đặc điểm này đã gắn liền với thiếu nữ trẻ hơn theo thời gian.[19] Những bức ảnh shōjo khỏa thân được coi là mỹ thuật đã trở nên phổ biến: một bộ sưu tập ảnh mang tên Nymphet: Huyền Thoại 12 tuổi (ja) được xuất bản vào năm 1969; trong năm 1972-1973 đã có "sự bùng nổ Alice" về chủ đề ảnh khỏa thân xoay quanh truyện Alice ở xứ sở thần tiên.[20] Các tạp chí dành cho người lớn chuyên đăng ảnh khỏa thân, tiểu thuyết và tiểu luận về sự hấp dẫn của các cô gái trẻ nổi lên vào những năm 1980;[21] xu hướng này giảm dần vào cuối những năm 1980 do phản ứng dữ dội và vì nhiều nam giới thích hình ảnh shoujo trong manga và anime.[22] Sự lan truyền của những hình ảnh như vậy, kể cả ảnh chụp[23] và trong manga,[24] một phần liên quan đến lệnh cấm để lộ lông mu theo luật khiêu dâm của Nhật Bản.[c]

Thập niên 1970-1980

Trang trước của tác phẩm của Azuma Hideo nằm trong Cybele (ja). Nhà phê bình Itō Gō coi tác phẩm là định nghĩa của "sự khiêu gợi rõ ràng" trong hình ảnh các nhân vật tròn trịa được sáng tạo bởi Tezuka Osamu.[26]

Sự phổ biến của thể loại lolicon bắt nguồn từ Comiket (Comic Market), một hội chợ bán dōjinshi (tác phẩm tự xuất bản) thành lập vào năm 1975 bởi nhóm Meikyu (ja) (Labyrinth) gồm những người hâm mộ nam trưởng thành của shōjo manga; vào năm 1979, một nhóm các họa sĩ nam đã xuất bản số đầu tiên của fanzine (en) Cybele (ja)[27] với tác phẩm nổi bật là tác phẩm nhại lại Cô bé quàng khăn đỏ của Azuma Hideo, ông được biết tới là người tiên phong trong thể loại lolicon.[26][d] Trước Cybele, thể loại thống trị seinen mangamanga khiêu dâmgekiga, đặc trưng bởi chủ nghĩa hiện thực, các góc nhọn, đổ bóng (en) tối và gai góc.[28] Ngược lại, trong các tác phẩm của mình, Hideo đổ bóng mờ nhẹ nhàng và những đường tròn mà ông cho là "khiêu gợi triệt để" kết hợp với "sự thiếu thực tế" của shōjo manga.[28] Sự kết hợp của Hideo về thân hình tròn trịa của các nhân vật trong các manga của Tezuka Osamu và khuôn mặt giàu cảm xúc của shōjo manga đã đánh dấu sự xuất hiện của các nhân vật bishōjo và tính thẩm mỹ của "khiêu gợi theo kiểu dễ thương" (kawaii ero).[e][29] Mặc dù khiêu dâm nhưng manga của Azuma cũng được coi là hài hước và châm biếm; ban đầu chỉ có số ít người đọc nhận thấy phong cách khiêu gợi của ông nhưng một lượng lớn người hâm mộ sớm tăng lên và dần thay thế gekiga.[26][30] Hầu hết manga khiêu dâm đã chuyển từ việc kết hợp cơ thể thực tế và khuôn mặt hoạt hình sang một phong cách hoàn toàn phi thực tế.[26] Lolicon manga đóng một vai trò quan trọng trong việc thu hút người hâm mộ nam đến với Comiket, một hội chợ ban đầu chỉ dành cho phụ nữ (90% người tham gia là nữ trong lần tổ chức đầu tiên vào năm 1975); vào năm 1981, số lượng nam và nữ tham gia hội chợ bằng nhau.[31] Các tác phẩm có chủ đề Lolicon hầu hết được tạo ra bởi nam giới và dành cho nam giới, ngược lại với nó là yaoi (manga về đồng tính nam), hầu hết được tạo bởi phụ nữ và dành cho phụ nữ.[32]

Đầu thập niên 1980 chứng kiến "sự bùng nổ lolicon" trong các tác phẩm nghệ thuật thực hiện bởi những người chuyên nghiệp lẫn nghiệp dư. Sự phổ biến của lolicon trong cộng đồng otaku đã thu hút sự chú ý của các nhà xuất bản với việc tạo ra các ấn phẩm đặc biệt dành riêng cho thể loại này, bao gồm Lemon People (1982) và Manga Burikko (1982).[33] Đặc biệt, Lemon People là tạp chí manga lolicon đầu tiên được xuất bản ở Nhật Bản với bìa có tựa đề tạp chí này "độc quyền về nội dung lolicon năm 1982".[34] Các tạp chí khác trong thời kỳ "bùng nổ" bao gồm Manga Hot Milk (ja), Melon Comic[f]Halfliter (ja).[35] Sự phổ biến của thể loại này gắn liền với sự phát triển của văn hóa otaku và sự quan tâm của người hâm mộ dần tăng lên;[36] bản thân từ otaku được đặt ra trong Burikko vào năm 1983.[37] Ban đầu Burikko được thành lập và xuất bản tạp chí gekiga nhưng không thu về lợi nhuận, sau đó họ đã chuyển sang xuất bản tạp chí lolicon vào năm 1983 bởi biên tập viên Ōtsuka Eiji[38] với ý định xuất bản "shōjo manga dành cho nam sinh".[39][g] Các tác phẩm nghệ thuật trên tạp chí tiếp chí tiếp tục xu hướng khởi xướng bởi Hideo với phong cách nhẹ nhàng shōjo manga, ít hiện thực và ít mô tả về tình dục hơn;[41] vào tháng 11 năm 1983, các biên tập viên của Burikko đã đáp ứng yêu cầu của độc giả bằng cách loại bỏ các bức ảnh về thần tượng áo tắm khỏi trang bìa, in các bản phát hành sau này với phụ đề "Tạp chí Truyện tranh Hoàn toàn Bishōjo".[h][42] Các tạp chí Lolicon thường được xuất bản bởi các họa sĩ nữ như là Okazaki Kyoko và Sakurazawa Erika,[41] và các họa sĩ nam như Uchiyama Aki (ja), "Ông Vua của Lolicon",[i] người đã tạo ra 160 trang manga mỗi tháng để đáp ứng nhu cầu người đọc.[43] Các tác phẩm của Uchiyama được xuất bản trên cả tạp chí chuyên biệt như Lemon People và tạp chí chính thống Shōnen Champion.[44] Bộ anime khiêu dâm đầu tiên là Lolita Anime, phát sóng theo gian đoạn trong những năm 1984–1985.[45]

Ōtsuka Eiji, biên tập viên của Manga Burikko, đóng vai trò quan trọng trọng sự bùng nổ lolicon.

Những nhân vật tiêu biểu trong thời kỳ bùng nổ bao gồm Clarisse từ bộ phim Rupan Sansei Kariosutoro no Shiro (1979) và Lana từ truyền hình dài tập Conan – Cậu bé tương lai (1978), cả hai bộ phim đều được đạo diễn bởi Miyazaki Hayao.[46] Clarisse đặc biệt nổi tiếng và truyền cảm hứng cho một loạt bài báo thảo luận về sự hấp dẫn của nhân vật này trên các tạp chí chuyên biệt về anime như Gekkan Out (ja), Animec (ja), and Animage,[47] cũng như xu hướng mới của tác phẩm của người hâm mộ (được mệnh danh là "tạp chí Clarisse"[48]) không mang tính khiêu dâm rõ ràng mà thay vào đó là "phong cách cổ tích" và "nữ tính".[33] Nhiều tác phẩm lolicon đầu tiên kết hợp yếu tố mechabishōjo;[49] Kaoru Nagayama nhấn mạnh tại buổi ra mắt Daicon III Opening Animation được tổ chức tại Japan SF Convention năm 1981 như một mối liên hệ đáng chú ý giữa khoa học viễn tưởng và lolicon trong văn hóa otaku non trẻ thời đó.[50] Các bộ phim Anime nhắm tới thiếu nữ bằng cách thêm các nhân vật nữ chính trẻ tuổi, chẳng hạn như Magical Princess Minky Momo (1982–1983), bộ phim đã thu hút được lượng người xem mới từ những người hâm mộ nam trưởng thành, những người đã thành thành lập fan clubs[51] và được những người sáng tạo tán tỉnh.[52] Helen McCarthy đề xuất rằng anime lolicon bắt nguồn từ các bộ phim về ma pháp thiếu nữ, chẳng hạn như Minky Momo, nơi các nữ chính biến hình có thể xóa mờ ranh giới giữa con gái và phụ nữ.[53]

Xem thêm

  • Hentai – nội dung khiêu dâm anime và manga
  • Thần tượng nhí – trẻ em hoặc thanh thiếu niên trẻ tuổi sớm theo đuổi sự nghiệp người mẫu chụp ảnh
  • Phong cách Lolita – phong cách thời trang và tiểu văn hóa Nhật Bản
  • Shotacon – tương tự với lolicon dành cho nam giới, tập trung vào các nhân vật nam nhỏ tuổi

Chú thích

Ghi chú

Tham khảo

Công trình được trích dẫn

Đọc thêm

Liên kết ngoài

Tư liệu liên quan tới Lolicon tại Wikimedia Commons