Louisa May Alcott

tiểu thuyết gia người Mỹ

Louisa May Alcott (/ˈɔːlkət, -kɒt/, sinh ngày 29 tháng 11 năm 1832 tại Germantown, bang Pennsylvania – mất ngày 6 tháng 3 năm 1888 tại Boston, bang Massachusetts, Hoa Kỳ) là tác giả người Mỹ nổi danh với nhiều tựa sách thiếu nhi, tiêu biểu là tác phẩm kinh điển Những cô gái nhỏ (Little Women). Trưởng thành tại New England trong một gia đình có mẹ—Abigail May và cha—Amos Bronson Alcott là những người theo chủ nghĩa siêu việt (transcendentalist)[1]. Dù sống khó khăn nhưng nhờ cha, bà đã sớm gặp nhiều nhà trí thức tiếng tăm đương thời. Tư tưởng của cha và nhiều học giả bạn ông đã ảnh hưởng một phần khiến cho bà trở thành một phụ nữ thực tế, độc lập, khác hẳn tiêu chuẩn nữ giới truyền thống thế kỷ IX. Một số tựa sách của bà đã được dịch sang tiếng Việt, có thể kể đến như: Những người vợ tốt, Những chàng trai nhỏ, Các cậu bé của Jo...

Louisa May Alcott
Alcott năm 1870
Alcott năm 1870
Sinh(1832-11-29)29 tháng 11, 1832
Germantown, Pennsylvania, Mỹ
Mất6 tháng 3, 1888(1888-03-06) (55 tuổi)
Boston, Massachusetts, Hoa Kỳ
Nơi an tángNghĩa trang Sleepy Hollow, Concord, Massachusetts, Hoa Kỳ
Bút danhA. M. Barnard
Nghề nghiệpTiểu thuyết gia
Quốc tịch Hoa Kỳ
Giai đoạn sáng tácNội chiến Hoa Kỳ
Thể loạiVăn xuôi, thơ
Chủ đềTiểu thuyết dành cho giới trẻ
Tác phẩm nổi bậtNhững cô gái nhỏ, Những chàng trai nhỏ, Các cậu bé của Jo, Những người vợ tốt, Bông hồng trên ngọn đồi xanh
Giải thưởng nổi bậtNational Women's Hall of Fame (1996)


Chữ ký

Gia đình của Alcott gặp khó khăn về tài chính, nên bà làm việc để giúp đỡ gia đình từ khi còn nhỏ, bà cũng tìm kiếm lối thoát bằng văn chương. Vào những năm 1860, những vinh quang đầu tiên của nghề viết. Đầu sự nghiệp, đôi khi bà sử dụng bút danh A. M. Barnard, chuyên viết về tiểu thuyết cho giới trẻ tập trung vào các điệp viên và sự trả thù.

Được xuất bản vào năm 1868, tác phẩm Những cô gái nhỏ lấy bối cảnh tại gia đình Alcott ở Concord, Massachusetts và dựa trên những trải nghiệm thời thơ ấu với ba người chị của bà: Abigail May Alcott Nieriker, Elizabeth Sewall Alcott và Anna Alcott Pratt. Cuốn tiểu thuyết đã được đón nhận vào thời điểm đó và cho đến nay vẫn nhận được sự yêu mến của độc giả ở nhiều lứa tuổi. Tác phẩm đã được dịch ra nhiều thứ tiếng, được dàn dựng trên sân khấu kịch và được chuyển thể thành phim.

Alcott là một người theo chủ nghĩa bãi nôchủ nghĩa nữ quyền. Bà vẫn chưa lập gia đình trong suốt cuộc đời. Cả đời bà đã tích cực tham gia các phong trào cải cách như phong trào ôn hoà và quyền bầu cử của phụ nữ.[2] Bà mất tại Bostonđột quỵ vào ngày 6 tháng 3 năm 1888, chỉ hai ngày sau khi cha bà qua đời.[3]

Tuổi thơ

Louisa May Alcott có tuổi thơ khắc nghiệt. Cha bà - Amos Bronson Alcott - là nhà tư tưởng nổi tiếng theo đuổi chủ nghĩa siêu việt - một trào lưu triết học tiến bộ. Ông Alcott mơ mộng, giàu lý tưởng nhưng không giỏi kiếm tiền, thường chạy theo những phát kiến viển vông khiến gia đình chịu cảnh nghèo đói. Phương pháp giáo dục sáng tạo khiến ông bị đuổi khỏi nơi giảng dạy, kéo theo gia đình Alcott đổi chỗ ở liên tục (khi nhà văn 20 tuổi, họ đổi nhà 30 lần).

Với ý tưởng đề cao sự tự lực, trí tưởng tượng, sáng tạo, cha bà đã vẽ ra nhiều mô hình xã hội không tưởng, tiêu biểu nhất là Fruitlands - công xã nông nghiệp thành lập ở Harvard (bang Massachusetts, Mỹ) năm bà 12 tuổi. Bà và gia đình ăn chay, tắm nước lạnh, sống với điều kiện khắc nghiệt theo lý tưởng của cha - và gần như chết đói. Dự án thất bại sau tám tháng, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng Louisa. Sau này, bà xuất bản tác phẩm Transatsental Wild Oats (1873) giễu nhại sự kiêu ngạo, không tưởng của đàn ông cùng sự bất công, bóc lột phụ nữ nhờ những trải nghiệm ngày nhỏ.

Cuộc đời

Louisa hầu như dành trọn đời mình sinh sống tại Boston và Concord, bang Massachusetts, việc học hành của bà hầu hết nhờ sự hướng dẫn của bố, lúc đầu tại một ngôi trường do ông sáng lập ở Boston, sau đó chủ yếu là tại nhà.

Alcott sớm nhận ra rằng cha bà dù rất nỗ lực nhưng vẫn không đủ chu cấp cho vợ và bốn cô con gái, bà sớm tự trưởng thành để đỡ đần cha mẹ nuôi nấng các em và chăm sóc gia đình, và đó là nỗi lo toan gần như trọn đời của bà.

"Tôi sẽ làm gì đó, không quan trọng dạy học, nghề may, diễn viên hay nhà văn, miễn giúp được gia đình. Tôi cần giàu có, nổi tiếng, hạnh phúc trước khi chết", Louisa nói khi còn bé, theo tạp chí Oprah. Louisa có tư tưởng tự lập sớm - từ 18 tuổi, bà bắt đầu làm nhiều nghề: gia sư, thợ may, viết truyện ngắn để kiếm tiền, sau đó làm người hầu, quản gia, giúp việc, không nề hà cả những công việc rất vất vả mà bà đã mô tả trong một tựa sách ít nổi tiếng của mình là Work: A Story of Experience (1873), dựa trên chính ký ức về cuộc vật lộn mưu sinh có thật của tác giả, kể về một cô gái nghèo đã phải nuôi sống chính mình và gia đình bằng những công việc vất vả vốn chỉ dành cho đàn ông.

Và cuối cùng, dựa trên tài năng thiên bẩm, bà bắt đầu viết sách để kiếm kế sinh nhai và trả nợ cho gia đình với bút danh “A.M. Barnard”. Những tác phẩm đầu tay bộc lộ trí tưởng tượng và khả năng tư duy logic của bà dù chưa thật có tiếng tăm, nhưng những tác phẩm sau đó thật sự tạo được tiếng vang khi mô tả người phụ nữ với nét tính cách mạnh mẽ, tự chủ, nhưng vẫn đầy mơ mộng.[4]

Khi nội chiến Hoa Kỳ bùng nổ, bà tình nguyện làm y tá quân y, nhưng được một thời gian thì phải trở về nhà do mắc bệnh thương hàn trong điều kiện vệ sinh khủng khiếp tại bệnh viện dã chiến. Sức khỏe của bà suy yếu trầm trọng và không bao giờ hồi phục hoàn toàn. Những bức thư bà viết cho gia đình thời kỳ này đã được xuất bản thành sách và mang lại cho tác giả những vinh quang đầu tiên của nghề viết.

Những câu chuyện của bà bắt đầu được đăng tải trên tờ The Atlantic Monthly, và bởi phải tự mình chu cấp cho những nhu cầu hết sức bức thiết của gia đình, bà đã viết cuốn tự truyện Little Women (1868 - 69) và đây có thể nói là một thành công ngay lập tức. Lấy cảm hứng từ những hồi ức ấu thơ của chính tác giả, Little Women kể về cuộc sống còn vô vàn khó khăn nhưng đầy lạc quan, yêu thương và trân trọng lẫn nhau của một gia đình Mỹ điển hình. Cuốn sách dõi theo tính cách, số phận của bốn chị em gái từ thời thơ ấu, đỡ đần nhau vượt qua những thăng trầm trong sự nghiệp, hôn nhân, đời sống xã hội. Little Women đã tạo ra một bức tranh chân thực và lành mạnh về đời sống gia đình được độc giả mọi lứa tuổi yêu thích.

Năm 1869 Alcott đã có thể viết vào cuốn nhật kí của mình: “Đã trả hết các khoản nợ nần… Tạ ơn Chúa!” Bà tiếp nối thành công của Little Womenvới những câu chuyện gia đình về những ký ức tuổi hoa niên An Old-Fashioned Girl (1870); Aunt Jo’s Scrap Bag, 6 vol. (1872–82); Little Men (1871); Eight Cousins (1875); Rose in Bloom (1876); và Jo’s Boys (1886).

Ngoại trừ một chuyến du lịch tới châu Âu vào năm 1870 và một vài chuyến đi xa tới New York, bà hầu như đã dành hai thập kỷ cuối đời mình ở Boston và Concord, chăm nom săn sóc cha già mẹ yếu. Mẹ bà mất năm 1844 sau một thời gian bệnh nặng. Cuối đời, bà nhận nuôi cô cháu gái trùng tên với mình, Louisa May Nieriker, con gái của người em quá cố, May. Sức khỏe của chính bà, chưa bao giờ hoàn toàn khỏe mạnh, cũng suy giảm và bà đã mất ở Boston vào ngày 6 tháng 3 năm 1888, chỉ hai ngày sau khi cha bà qua đời.

Louisa nói về cuộc đời mình trong Louisa May Alcott: Her Life, Letters, and Journals: "Tôi muốn là một phụ nữ không chồng, tự do vùng vẫy trong khoảng trời riêng...". Suốt đời, bà không kết hôn, là một người phản đối chế độ nô lệ, ủng hộ nữ quyền, kiên trì đấu tranh theo đường lối ôn hòa cho quyền được bỏ phiếu của phụ nữ.

Sự nghiệp

Thời trẻ

Thời còn trẻ, Alcott nhận may thuê và giúp việc cho các phụ nữ giàu có đi du lịch ở châu Âu và cố gắng bán những câu chuyện bà viết cho các tạp chí phụ nữ để trang trải cuộc sống. Thể loại mà Alcott yêu thích là những câu chuyện kịch tính, giật gân về những người phụ nữ đầy đam mê và ý chí kiên cường. Bà viết rất nhiều tác phẩm như thế dưới bút danh A.M Bernard nhưng chỉ kiếm được một khoản tiền nhỏ.Sau đó Alcott chuyển hướng sang viết truyện cho thiếu nhi với mức thu nhập cao hơn một chút. Một người bạn ở nhà xuất bản, Thomas Niles đã gợi ý bà hãy viết một cuốn tiểu thuyết đơn giản hơn về những người phụ nữ. Louisa May Alcott đã thử nhưng thấy nó thật nhàm chán và bà bỏ cuộc.

Văn học

Từng có thời gian nữ tác giả viết những truyện gothic máu me, bạo lực, giật gân dưới bút danh A. M. Barnard bởi thể loại này thu hút độc giả, mang về nhiều tiền. Thành công từ nghề viết giúp Louisa trang trải cuộc sống gia đình, thậm chí đưa em út - Abigail May Alcott Nieriker - du học ở châu Âu, người sau này thành họa sĩ nổi tiếng ở Paris (nguyên mẫu nhân vật Amy trong truyện).

Theo Los Angeles Times, suốt những năm 1860, bà tập trung viết văn, xoay quanh những phụ nữ thông minh, can đảm. Tiểu thuyết đầu tay Moods (1864) kể về hành trình trưởng thành bấp bênh của một cô gái cùng cuộc hôn nhân không hạnh phúc. Louisa nhận chỉ trích từ một số nhà phê bình, cho rằng phụ nữ không nên bày tỏ quan điểm về đổ vỡ, lừa dối hôn nhân. Tác giả, nhà phê bình văn học Mỹ Henry James từng bình luận: "Hai điểm đáng nhớ ở Moods là việc Louisa thiếu hiểu biết về bản chất con người, và cô ấy tự tin với thiếu sót đó". Louisa không bận tâm nhiều về những lời bàn tán, hạ thấp.

Little Women - tác phẩm thành công nhất của Louisa, thể hiện trọn vẹn tinh thần nữ quyền

Thời đó, cha của bà, Bronson Alcott cũng là một người có tư tưởng đổi mới nhưng chưa được kính trọng, có gửi một bản thảo về triết học đến nhà xuất bản. Thomas Niles đồng ý sẽ in thành sách với điều kiện Alcott thuyết phục được con gái mình viết lại cuốn tiểu thuyết về các cô gái.

Sau hai tháng đầu viết sách, bà gửi 12 chương truyện cho ngài Niles, không mấy tự tin sau khi nhận được phản hồi, bà viết trong nhật ký rằng: Ông ấy thấy nó tẻ nhạt, tôi cũng thấy vậy. Tuy nhiên mọi thứ thay đổi khi Thomas Niles gửi câu chuyện cho các thiếu nữ để đọc thử, và bất ngờ thay tất cả đều rất thích tác phẩm.

Little Women ban đầu khi được xuất bản chỉ kể về thời ấu thơ của chị em nhà March nhưng tạo ra tiếng vang lớn và sau một đêm và tên tuổi của Louisa May Alcott được biết đến rộng rãi. Với số tiền bản quyền giữ lại được, bà đã có thể ổn định tài chính nhưng chưa bao giờ thoải mái với những lời ca tụng dành cho cuốn sách của mình. Khi những người hâm mộ hoặc cánh báo chí đến gõ cửa nhà Alcott, bà sẽ vờ làm người hầu và khéo léo đuổi họ đi.

Sau thành công của Little Women, Louisa May Alcott quay trở lại thể loại ưa thích của mình, những câu chuyện về ma quỷ giật gân kịch tính với dòng ghi chú rằng: Tôi yêu thích công việc này hơn là phải giảng giải cho những người trẻ.[5]

Những tác phẩm của bà vẫn luôn dành được sự quan tâm của công chúng kể cả sau khi bà qua đời và được nhiều lần tái bản, chuyển thể điện ảnh và chuyển ngữ.

Sự nghiệp nữ quyền

"Cô và nhiều phụ nữ đương thời đấu tranh cho bản sắc cá nhân giữa bối cảnh truyền thống. Cố gắng hợp nhất tính cộng đồng và cá nhân trong quan điểm nữ quyền, họ thách thức các vai trò giới tính gắn với trật tự xã hội thế kỷ 19"
- Sarah Elbert -
nhà phê bình văn học sử Mỹ, nhận xét trong phim tiểu sử The Woman behind Little Women (đạo diễn Nancy Porter)
[6]

Louisa cũng là nhà nữ quyền. Năm 1877, bà đồng sáng lập Liên hiệp về giáo dục và công nghiệp cho phụ nữ (Womens Educational and Industrial Union) tại Boston (bang Massachusetts), bảo vệ quyền lợi, tiến bộ cho phụ nữ, trẻ em. Tổ chức này sáp nhập với Crittenton, Inc, thành lập Hội phụ nữ Crittenton, tồn tại tới ngày nay. Năm 1878, Louisa là một trong 20 phụ nữ đầu tiên được hưởng quyền bỏ phiếu tại tiểu bang Massachusetts.

Tác phẩm chọn lọc

Tượng nửa người của Louisa May Alcott

Bộ ba tác phẩm Little Women

  • Những cô gái nhỏ, hay Meg, Jo, Beth và Amy (1868)
  • Phần hai của Little Women, hay "Good Wives", xuất bản năm 1869; về sau xuất bản cùng với Little Women.
  • Little Men: Life at Plumfield with Jo's Boys (1871)
  • Jo's Boys and How They Turned Out: A Sequel to "Little Men" (1886)

Tiểu thuyết

  • The Inheritance (1849, chưa được công bố cho tới năm 1997)
  • Moods (1865, sửa lại năm 1882)
  • The Mysterious Key and What It Opened (1867)
  • An Old Fashioned Girl (1870)
  • Will's Wonder Book (1870)
  • Work: A Story of Experience (1873)
  • Beginning Again, Being a Continuation of Work (1875)
  • Eight Cousins hay còn gọi là The Aunt-Hill (1875)
  • Rose in Bloom: A Sequel to Eight Cousins (1876)
  • Under the Lilacs (1878)
  • Jack and Jill: A Village Story (1880)
  • Proverb Stories (1882)

Với bút danh A. M. Barnard

  • Behind a Mask, hay Woman's Power (1866)
  • The Abbot's Ghost, hay Maurice Treherne's Temptation (1867)
  • A Long Fatal Love Chase (1866; xuất bản lần đầu năm 1995)

Xuất bản dưới dạng khuyết danh

  • A Modern Mephistopheles (1877)

Tuyển tập truyện ngắn cho trẻ em

  • Aunt Jo's Scrap-Bag (1872–1882). (66 truyện ngắn trong sáu chương)
    • 1. Aunt Jo's Scrap-Bag
    • 2. Shawl-Straps
    • 3. Cupid and Chow-Chow
    • 4. My Girls, Etc.
    • 5. Jimmy's Cruise in the Pinafore, Etc.
    • 6. An Old-Fashioned Thanksgiving, Etc.
  • Lulu's Library (1886–1889) Một bộ gồm 32 truyện ngắn trong ba tập.
  • Flower Fables (1849)
  • On Picket Duty, and other tales (1864)
  • Morning-Glories and Other Stories (1867) Tám câu chuyện tưởng tượng và bốn bài thơ cho trẻ em, bao gồm:
    • A Strange Island, (1868)
    • The Rose Family: A Fairy Tale (1864), A Christmas Song, Morning Glories, Shadow-Children, Poppy's Pranks, What the Swallows did, Little Gulliver, The Whale's story, Goldfin và Silvertail.
  • Kitty's Class Day and Other Stories (Three Proverb Stories), 1868, (bao gồm "Kitty's Class Day", "Aunt Kipp" và "Psyche's Art")
  • Spinning-Wheel Stories(1884). Bộ sưu tập gồm 12 câu chuyện ngắn
  • The Candy Country (1885) (Một câu chuyện ngắn)
  • May Flowers (1887) (Một câu chuyện ngắn)
  • Mountain-Laurel and Maidenhair (1887) (Một câu chuyện ngắn)
  • A Garland for Girls (1888). Bộ sưu tập gồm tám câu chuyện ngắn.
  • The Brownie and the Princess (2004). Bộ sưu tập gồm mười câu chuyện ngắn.

Truyện ngắn và tiểu thuyết khác

  • Thoreau's Flute (1863)
  • Hospital Sketches (1863)
  • Pauline's Passion and Punishment (1863)
  • Doctor Dorn's Revenge (1868)
  • La Jeune; or, Actress and Woman (1868)
  • Countess Varazoff (1868)
  • The Romance of a Bouquet (1868)
  • A Laugh and A Look (1868)
  • Perilous Play, (1869)(Một câu chuyện ngắn)
  • Lost in a Pyramid, or the Mummy's Curse
  • Transcendental Wild Oats (1873) Truyện ngắn về gia đình của Alcott và Phong trào siêu việt.
  • Silver Pitchers, and Independence: A Centennial Love Story" (1876)
  • Comic Tragedies (1893) [truy tặng]

Trong văn hoá đại chúng

Các phiên bản phim lấy cảm hứng từ Little Women vào năm 1933, 1949, 1994, 2018 và 2019. Cuốn tiểu thuyết cũng là cảm hứng cho loạt phim truyền hình vào năm 1958, 1970, 1978 và 2017, và các phiên bản anime năm 1981 và 1987.

Các phiên bản phim lấy cảm hứng từ Little Men vào năm 1934, 1940 và 1998. Cuốn tiểu thuyết này cũng là nền tảng cho một bộ phim truyền hình năm 1998. Các bộ phim khác dựa trên tiểu thuyết và truyện Alcott là An Old-Fashioned Girl (1949), The Inheritance (1997) và An Old Fashioned Thanksgiving (2008). Năm 2009, PBS đã sản xuất một tập phim American Masters có tựa đề "Louisa May Alcott - Người phụ nữ đằng sau 'Những người phụ nữ bé nhỏ' ". Vào năm 2016, một Google Doodle của tác giả đã được tạo ra bởi nghệ sĩ Google Sophie Diao.[7]

Một phiên bản chính kịch của Alcott đã xuất hiện trong loạt phim truyền hình Dickinson, trong tập phim "Có ánh sáng chiếu Xiên", được công chiếu vào ngày 1 tháng 11 năm 2019 trên nền tảng Apple TV+. Alcott do nữ diễn viên Zosia Mamet thủ vai.[8]

Danh ngôn

Sách chuyên đề

  • Shealy, Daniel biên tập (2005). Alcott in Her Own Time: A Biographical Chronicle of Her Life, Drawn from Recollections, Interviews, and Memoirs by Family, Friends and Associates. Iowa City, Iowa: University of Iowa Press. ISBN 0-87745-938-X.

Đọc thêm

Xem thêm

Chủ đề liên quan

Tổ chức liên quan

Nhân vật có điểm chung

Tham khảo

Liên kết ngoài

Video
Presentation by Harriet Reisen on Louisa May Alcott: The Woman Behind Little Women, ngày 12 tháng 11 năm 2009, C-SPAN

Nguồn

Kho lưu trữ quan trọng

Khác