Mã Ngọc

Mã Ngọc (phồn thể:馬鈺, giản thể:马钰, 1123 - 7/1/1184), nguyên danh là Tùng Nghĩa (從義), tự Nghi Phủ (宜甫), hiệu xưng là Mã Bán Châu (马半洲), ông là người Ninh Hải (nay là Mưu Bình, tỉnh Sơn Đông). Năm 1167, khi Vương Trùng Dương tới huyện Ninh Hải truyền đạo, ông cùng vợ là Tôn Bất Nhị đã quy y. Sau khi theo đạo, ông đổi tên thành Ngọc (鈺) và tự là Huyền Bảo (玄寶), hiệu Đan Dương Tử. Ông là chưởng môn thứ hai của Toàn Chân giáo, sau Vương Trùng Dương. Ông có đạo hiệu là Đan Dương Tử, vì thế còn được gọi là Mã Đan Dương. Ông cùng năm vị sư đệ và một vị sư muội (Tôn Bất Nhị) lập thành bảy đạo sĩ của Toàn Chân Thất Tử. Chi phái nhỏ do ông sáng lập ra gọi là "Ngộ Tiên phái". Các tác phẩm của ông còn lưu giữ được là Thần quang xánĐộng huyền kim ngọc tập gồm 10 quyển.

Mã Ngọc
Vương Trùng Dương và Toàn Chân thất tử, tranh vẽ trên tường am Trường Xuân tại Vũ Hán.
Hàng trên, từ trái sang phải là Vương Trùng Dương (người có vầng hào quang trên đầu), Khâu Xứ Cơ, Tôn Bất Nhị, Mã Ngọc và Đàm Xứ Đoan.
Hàng dưới từ trái sang phải là Hác Đại Thông, Vương Xứ Nhất, Lưu Xứ Huyền.
SinhMã Tùng Nghĩa (馬从义)
Mưu Bình,
địa cấp thị Yên Đài,
tỉnh Sơn Đông,
Trung Quốc
Tên khácMã Bán Châu (马半洲)
Nghề nghiệpđạo sĩ
Tổ chứcToàn Chân đạo
"Ngộ Tiên phái"
Chức vịĐan Dương tử
Phối ngẫuTôn Bất Nhị

Nguyên Thế Tổ sau này phong ông là "Đan Dương Bão Nhất Vô Vi Chân Nhân" (丹陽抱一无为真人), đến thời Nguyên Vũ Tông phong thêm thành "Đan Dương Bão Nhất Vô Vi Phổ Hoá Chân Quân" (丹阳抱一无为普化真君).

Tiểu thuyết hóa

Mã Ngọc được Kim Dung hình tượng hóa trong các tiểu thuyết như Xạ điêu anh hùng truyện, Thần điêu hiệp lữ cũng như trong Võ Lâm Ngũ Bá, một tiểu thuyết dựa Kim Dung.

Mã Ngọc
Xuất hiện trongAnh hùng xạ điêu,
Thần điêu hiệp lữ
Thông tin cá nhân
Ngoại hiệu"Đan Dương tử" (丹陽子)
Tên khácMã Đan Dương (马丹阳)
GiớiNam
Kết giao
Bang, pháiToàn Chân phái
Sư phụVương Trùng Dương
Võ công
Nội côngNội công Toàn Chân phái
Binh khíKiếm

Thông tin thêm

Mã Ngọc và Tôn Bất Nhị có với nhau 3 đứa con. Thông tin về con của họ không được nhắc tới nhiều.

Phim ảnh

  • Anh hùng xạ điêu

Thang Cẩm Đường (1976),Trương Anh Tài (1983),Hoàng Quán Hùng (1988),Quảng Tá Huy (1994),Lý Tâm Mẫn (2003),Dương Nghệ (2008),Vương Lực (2017),

  • Thần điêu hiệp lữ

Tham khảo

  • Trung Quốc Đạo giáo sử (中国道教史), Khanh Hi Thái (chủ biên), Nhà xuất bản Đông phương, 2008, ISBN 7506030128 và 9787506030120