Marcus Licinius Crassus

Marcus Licinius Crassus (Latin: M · LICINIVS · P · F · P · N · CRASSVS [4]) (ca. 115 trước CN - 53 TCN) là một vị tướng La Mã và chính trị gia, người chỉ huy cánh trái của quân đội Sulla trong trận cổng Colline, đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nô lệ lãnh đạo bởi Spartacus, cung cấp hỗ trợ chính trị và tài chính cho Julius Caesar và tham gia vào liên minh chính trị được biết đến là Liên minh Tam Đầu Chế với Pompey và Caesar. Tại thời điểm ông đạt đỉnh cao danh vọng, tài sản của ông được cho là có giá trị hơn 200.000.000 sestertius. Ông được coi là người đàn ông giàu có nhất trong lịch sử La Mã, và có lẽ một trong những người đàn ông giàu có nhất trong lịch sử. Crassus dù sao cũng mong muốn được công nhận cho chiến thắng quân sự của mình, tham vọng này cuối cùng đã dẫn ông tới Syria, nơi ông đã bị đánh bại và giết chết trong thất bại của La Mã tại Carrhae trước tướng (Spahbod) của Parthia tên là Surena.

Marcus Licinius Crassus
White male bust
Tượng bán thân Crassus, ở Ny Carlsberg Glyptotek, Copenhagen
Sinh115 TCN[1]
Mất53 TCN
Gần Carrhae (Harran, Thổ Nhĩ Kỳ)
Nguyên nhân mấtTử trận
Quốc tịchLa Mã
Nghề nghiệpTướng quân và chính khách
Tổ chứcChế độ tam hùng lần thứ nhất
Tài sảnk. 200 triệu sestertius[2]
Phối ngẫuTertulla[3]
Con cáiMarcus & Publius Licinius Crassus
Cha mẹPublius Licinius Crassus & Venuleia
Sự nghiệp quân sự
Thuộc
Năm tại chức86–53 TCN
Tham chiếnNội chiến Sulla
Chiến tranh nô lệ lần ba
Trận Carrhae

Tiểu sử

Marcus Licinius Crassus là con trai thứ ba và trẻ nhất của Publius Licinius Crassus Dives, một người tự mình đã làm chấp chính quan trong năm 97 trước Công nguyên và censor năm 89 trước Công nguyên. Một anh trai của ông mất trong chiến tranh đồng minh, cha và anh trai khác của ông đã bị giết hoặc buộc phải tự tử để tránh sự bắt bớ trong cuộc thanh trừng của phe Marius vào tháng 12 năm 87 trước Công nguyên.[5]

Ông nội Crassus là Marcus Licinius Crassus Agelastus, mà ít được biết đến. Người Ông nội của ông có nguồn gốc từ một chấp chính quan và censor Publius Licinius Crassus Dives, được biết đến nhiều nhất là với chức quan tư tế tối cao (Pontifex Maximus) (từ năm 212 trước công nguyên đến khi ông mất năm 183 trước Công nguyên) và chấp chính quan (năm 205 trước Công nguyên) và đồng minh chính trị của tướng và chính khách La Mã Scipio Africanus.

Chú thích

Tham khảo

Nguồn chính

Tác phẩm hiện đại

  • Bivar, A.D.H. (1983). "The Political History of Iran Under the Arsacids," in The Cambridge History of Iran (Vol 3:1), 21–99. Edited by Ehsan Yarshater. London, New York, New Rochelle, Melbourne, and Sydney: Cambridge University Press. ISBN 0-521-20092-X.
  • Marshall, B A: Crassus: A Political Biography (Adolf M Hakkert, Amsterdam, 1976)
  • Ward, Allen Mason: Marcus Crassus and the Late Roman Republic (University of Missouri Press, 1977)
  • Twyman, Briggs L: critical review of Marshall 1976 and Ward 1977, Classical Philology 74 (1979), 356–61
  • Hennessy, Dianne. (1990). Studies in Ancient Rome. Thomas Nelson Australia. ISBN 0-17-007413-7.
  • Holland, Tom. (2003). Rubicon: The Triumph and Tragedy of the Roman Republic. Little,Brown.
  • Sampson, Gareth C: The defeat of Rome: Crassus, Carrhae & the invasion of the east (Pen & Sword Books, 2008) ISBN 978-1-84415-676-4.
  • Marcus Licinius Crassus
  • Lang, David Marshall: Armenia: cradle of civilization (Allen & Unwin, 1970)

Liên kết ngoài

  • Crassus entry in historical sourcebook by Mahlon H. Smith
Chức vụ chính trị
Tiền nhiệm:
Publius Cornelius Lentulus Sura and Gnaeus Aufidius Orestes
Quan chấp chính của Cộng hòa La Mã
với Gnaeus Pompeius Magnus
70 TCN
Kế nhiệm:
Quintus Caecilius Metellus Creticus và Quintus Hortensius
Tiền nhiệm:
Gnaeus Cornelius Lentulus Marcellinus và Lucius Marcius Philippus
Quan chấp chính của Cộng hòa La Mã
với Gnaeus Pompeius Magnus
55 TCN
Kế nhiệm:
Appius Claudius Pulcher và Lucius Domitius Ahenobarbus