Ngô Quốc Tính

Ngô Quốc Tính (sinh năm 1943) là nhạc sĩ người Việt Nam. Ông là nguyên chỉ huy dàn nhạc Đoàn Chèo, Đoàn Ca Múa Kịch Ninh Bình, là nguyên biên tập viên của DIHAVINA và là nguyên Chánh Văn phòng của Hội Nhạc sĩ Việt Nam[1].

Ngô Quốc Tính
Sinh10 tháng 8, 1943 (80 tuổi)[1]
Bình Lục, Hà Nam
Quốc tịch Việt Nam
Trường lớpTrường Mỹ thuật Hà NộiNhạc viện Hà Nội
Giải thưởngGồm có [1]:
  • Giải nhì Hội Nhạc sĩ Việt Nam năm 1982
  • Giải nhất cuộc thi sáng tác ca khúc về tình hữu nghị Việt-Xô năm 1985
  • Giải nhất cuộc thi sáng tác ca khúc cho tuổi học trò năm 1992
  • Giải nhì thể loại ballet-giao hưởng của Giải thưởng Văn học-Nghệ thuật về lực lượng vũ trang, chiến tranh và sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc năm 1994-1999
  • Giải nhì về ca khúc Hội Nhạc sĩ Việt Nam năm 1995
  • Giải nhì về thể loại giao hưởng của Hội Nhạc sĩ Việt Nam năm 1995
  • Giải đặc biệt về ballet-giao hưởng của Hội Nhạc sĩ Việt Nam năm 1997
  • Giải nhì về ca khúc Hội Nhạc sĩ Việt Nam năm 1997
  • Giải nhất sáng tác ca khúc về bộ đội Biên phong năm 1999
  • Giải nhất ca khúc nghệ thuật của Hội Nhạc sĩ Việt Nam năm 2009
  • Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng nhì
  • Huy chương Vì sự nghiệp Văn học-Nghệ thuật Việt Nam
  • Huy chương Vì sự nghiệp âm nhạc Việt Nam
  • Giải thưởng thể loại thanh xướng kịch-hợp xướng của Hội Nhạc sĩ Việt Nam năm 2010
  • Giải thưởng Nhà nước về Văn học-Nghệ thuật năm 2012
Sự nghiệp khoa học
NgànhÂm nhạc
Nơi công tác

Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp[1][2]

Ngô Quốc Tính có một tuổi thơ gian nan, lận đận. Sau khi đỗ tốt nghiệp trung học nhưng lại trượt đại học, ông phải làm nhiều nghề như đạp xích lô, làm cấp dưỡng, làm mẫu vẽ kiếm kế sinh nhai để theo đuổi nghệ thuật.

Nhạc sĩ người Hà Nam lại bắt đầu làm nghệ thuật không phải bằng âm nhạc mà bằng hội họa. Dù cho ông có sáng tác nhạc từ năm 16 tuổi và có ca khúc được phát trên đài phát thanh khi 21 tuổi, nhưng trong các năm 1962-1965, ông lại học vẽ tại Trường Mỹ thuật Hà Nội. Có lẽ vì điều này và cũng bởi bước đời cuộc đời có nhiều khó khăn nên mãi đến khi 27, 28 tuổi, ông mới bước chân vào nghệ thuật khi sáng tác và biểu diễn tại chiến trường B và C và mãi đến năm 31 tuổi, ông mới được đào tạo chuyên nghiệp về âm nhạc khi học tập chuyên môn sáng tác tại Nhạc viện Hà Nội.

Năm 1968 ông về công tác ở Đoàn dân ca kịch Ninh Bình, nay là nhà hát Chèo Ninh Bình thuộc tỉnh Ninh Bình. Năm 1970-1971 ông làm chỉ đạo nghệ thuật dẫn Đoàn văn công xung kích tỉnh Ninh Bình vào Nam phục vụ ở các chiến trường B-C. Sau đó ông rời lên Hà Nội tiếp tục tham gia học âm nhạc.

Đến năm 1979, ông tốt nghiệp khoa này. Năm 1986, ông được Hội Nhạc sĩ Việt Nam cử đi dự trại hè khí nhạc tại Ivanovo, Liên Xô. Ông có tham gia giảng dạy ở Đại học Văn hóa Hà Nội và Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội.

Phong cách sáng tác[1][2]

Âm nhạc của Ngô Quốc Tính thấm đượm âm hưởng dân gian-dân tộc, khúc triết, giàu ca tình, nhiều tìm tòi, sáng tạo và có bản sắc riêng.

Những tác phẩm[1][2]

Âm nhạc bác học

Nhạc không lời

Hợp xướng

  • Theo chân Bác
  • Đôi cánh Điện Biên
  • Phật tích

Ca khúc

  • Trên đường rộn ràng tiếng ca (1973)
  • Hương hồi xứ Lạng (1982)
  • Dòng sông tình yêu (1982)
  • Tiếng ru trong ánh điện sông Đà (1982)
  • Mai em mười bảy (1990)
  • Chùa Hương (1996)
  • Hồ Tây chiều nhớ

Dành cho sân khấu

Nhạc sĩ Ngô Quốc Tính đã viết kịch bản kịch hát dài trọn đêm như:

  • Tôi chưa chết được
  • Chuyện đúc người
  • Hri xanh
  • Nàng Nhũ hương
  • Cung đàn Liêu-Hạc

Thêm vào đó, ông còn viết phần nhạc cho các vở kịch:

  • Cây cung thần
  • Dệt những mùa xuân
  • Lời thề thứ 9
  • Nàng Sita
  • Otello

Chú thích

Liên kết ngoài