Người Hồ

Người Hồ (胡人, Hồ nhân) theo nghĩa hẹp dùng để chỉ các sắc dân ngoại lai tại Trung Á và Tây Á, được sử dụng phổ biến trong các sử tịch và văn hiến vào thời nhà Đường. Tại Đột Quyết truyện trong Cựu Đường thư, ví như Hiệt Lợi Khả Hãn tại nội chính phương diện, rất tùy tiện nên được gọi là Hồ nhân. Theo nghĩa rộng vào thời cổ đại Trung Quốc, các dị tộc ở phương bắc và các dân tộc Tây Vực được gọi là Hồ Nhi (胡兒).[1]."Hồ" là từ tiếng Hán chỉ các dân tộc khác với hàm ý khinh miệt, hoàng đế Thạch Lặc từng hạ lệnh cấm chỉ sử dụng chữ "Hồ" (胡), coi đây tội nghiêm trọng nhất trong hệ thống pháp luật Hậu Triệu[2]

Các dân tộc được coi là người Hồ trong lịch sử Trung Quốc

Dân tộcCư trú trong lãnh thổ Trung QuốcThời kỳ xuất hiện trong lịch sử Trung QuốcTên bên ngoài Trung QuốcThời kỳ xuất hiện bên ngoài Trung Quốc
Sơn Nhung
(山戎)
Xích Phong Nội Môngthời Xuân Thu (Yên Quốc thường bị người Sơn Nhung ở phía bắc xâm nhập), nhà ChuKhông rõ
Khuyển Nhung
(犬戎)
Nhà ChuKhông rõN/A
Đông Hồ
(東胡)
Đông Bắc Trung Quốc, Nội MôngNhà Chu
Nguyệt Chi (月氏)Cam Túc, Tân CươngThế kỷ 6 TCN đến năm 162 TCN, sau bị Hung Nô trục xuấtĐế quốc Quý Sương, Thổ Hỏa La?Tại Trung Á thế kỷ 2 TCN
Ô Hoàn
(烏桓)
Hắc Long Giang, Cát Lâm, phía tây Liêu NinhNội MôngThế kỷ 4-3 TCN, sau bị người Hán đồng hóaKhông rõ
Tiên Ti
(鮮卑)
Hắc Long Giang, Cát Lâm, Liêu Ninh, Mông CổNội Mông Cổ. Về sau di chuyển đến lưu vực Hoàng Hà.Từ thế kỷ 4 TCN-thế kỷ 6 SCN, sau bị người Hán đồng hóaKhông rõ
Hung Nô
(匈奴)
Mông Cổ, Nội Mông, tây bộ Đông Bắc Trung Quốc, bắc bộ Sơn Tây, Cam Túc, đông bộ Tân Cương. Nam Hung Nô di chuyển đến bắc bộ Trung Quốc lập ra các chính quyền Hán Triệu, Hồ Hạ, Bắc Lương. Bắc Hung Nô di cư về phía tây, hoặc đến Tân Cương, Mông Cổ.Thế kỷ 3 TCN đến thế kỷ 1 SCNNgười HungIran, Đông ÂuThế kỷ 3 TCN đến thế kỷ 4 SCN
Khương (羌)Cam Túc, Thanh Hải, tây bộ Tứ Xuyên, đông bộ Tân Cương, đông bắc bộ Tây TạngTối đa là thế kỷ 14 TCN đến thế kỷ 10 TCN trong giáp cốt văn thời nhà Thương. Đến thời Ngụy Tấn Nam-Bắc triều dần dần bị người Hán đồng hóa.Không rõ
Đê (氐)Cam Túc, Thanh Hải, Tứ Xuyên, Sơn TâyThế kỷ 8-6 TCN, sau bị người Hán đồng hóa
Yết (羯)Sơn TâyThế kỷ 2-4 SCN, tiêu vong sau các cuộc chiến với người Hán và các sắc dân khácKhông rõ
Đinh Linh
(丁零), Cao Xa
(高車), Sơ Lặc
(疏勒)
Hồ Baikal, nay là vùng biên giữa NgaMông Cổ, sau di cư đến Sơn TâyTân CươngThế kỷ 1 TCN đến thế kỷ 5 SCN, về sau bị người Hán đồng hóaKhông rõKhông rõ
Nhu Nhiên (柔然)/Nhuyễn Nhuyễn (蠕蠕)/Như Như (茹茹)tại Mông Cổ, Nội Mông, bắc bộ Sơn Tây, Thiểm Tây, Cam Túc, Ninh Hạ và đông bộ Tân CươngĐầu thế kỷ 3 SCN -đầu thế kỷ 6Người Avar Âu-Á tại Kavkaz và bán đảo Balkan (chưa xác minh rõ)Xuất hiện tại Trung Á thế kỷ 6 đến thế kỷ 9
Đột Quyết (突厥)tại Mông Cổ, Nội Mông Cổ, tây bộ Sơn Tây, Thiểm Tây, Cam Túc, Ninh Hạ, Tân Cương, đông bộ Kazakhstanvà KyrgyzstanCuối thế kỷ 5 đến giữa thế kỷ 10Các dân tộc nói tiếng Đột Quyết tại Trung ÁGiữa thế kỷ 6 đến đầu thế kỷ 9
Hồi Hột (回紇)/Hồi Cốt (回鶻)tại Mông Cổ, Nội Mông Cổ, tây bộ Sơn Tây, Thiểm Tây, Cam Túc cùng Ninh HạThế kỷ 7 đến thế kỷ 10tộc Duy Ngô Nhĩ tại Trung ÁThế kỷ 9 đến nay
Thổ Phồn
(吐蕃)
tại Tây Tạng, Thanh Hải, tây bộ Tứ Xuyên, Cam Túc, nam bộ Sơn TâyTân CươngTừ thế kỷ 6 đến nayẤn Độ, Nepal và người theo Phật giáo Tây TạngTừ thế kỷ 6 đến nay
Khiết Đan
(契丹)
tại Mông Cổ, Nội Mông, Hắc Long Giang, Liêu Ninh, bắc bộ Sơn TâyHà Bắc, sau di chuyển đến Tân Cương, KazakhstanVân Nam. Đã lập nên nhà LiêuTây Liêu.388 đến 1125Không
Khố Mạc Hề (庫莫奚)/Hề tộc (奚族)Là một bộ phận của Vũ Văn bộ Tiên Ti, có khả năng đồng tộc với Khiết ĐanThế kỷ 4 đến giữa thế kỷ 12Không rõKhông rõ
Thất Vi
(室韋)
Mông Cổ, Nội Mông, phía tây Đông Bắc Trung Quốc và phía nam SiberiaThế kỷ 6 đến thế kỷ 10Không rõ
Mông Cổ
(蒙古)
Trước thời Thành Cát Tư Hãn, tại Mông Cổ, Nội Mông, tây bộ Đông Bắc Trung Quốc, đông bộ Tân Cương, nam bộ Siberia. Đã lập nên Đế quốc Mông Cổnhà Nguyên. Sau khi nhà Nguyên diệt vong, các bộ lạc Ngõa Lạt (Oirat), Thát Đát (Khalka) tiếp tục sinh sống tại thảo nguyên Mông Cổ.Thế kỷ 8 đến nayNgười Mông CổThế kỷ 12 đến nay
Đảng Hạng
(黨項)
Ninh HạCam Túc, bắc bộ Sơn Tây, tây nam bộ Mông Cổ, đông nam bộ Tân Cương. Đã lập nên Tây Hạ.giữa thế kỷ 8 đến đầu thế kỷ 13KhôngKhông rõ
Mạt Hạt
(靺鞨)
Đông Bắc Trung Quốcvà đông bắc Nội Mông, đã lập nên Cao Câu Ly, Vật Cát Quốc, Bột Hải Quốc.từ thế kỷ 7 đến đầu thế kỷ 10phát triển thành các dân tộc Tungus
Nữ Chân
(女真)
Mãn Châu và đông bắc bộ Nội MôngThế kỷ 10 đến nay, lập nên nhà Kimnhà Thanh.Nữ Chân, người MãnVào thế kỷ 17, người Nga đầu tiên phát hiện người Mãn Châu

Quan hệ với Hán tộc

Quan hệ giữa người Hán và các dân tộc Hồ phía bắc trong suốt lịch sử là phức tạp, có cả hợp tác lẫn chiến tranh (thường xuyên có xung đột quân sự từ thời Ngũ Hồ loạn Hoa cho tới tận thời Minh-Thanh). Tuy nhiên các dân tộc thiểu số trong quá trình hòa huyết với Hán tộc (Hán hóa) đã góp phần to lớn trong công cuộc mở rộng lãnh thổ Trung Quốc như ngày nay. Cần nhớ rằng do khu vực cư trú xen kẽ với Hán tộc từ thời thượng cổ cho đến tận ngày nay nên các dân tộc gốc du mục phương Bắc có sự tiếp thu rất sớm về nhiều mặt đối với văn hóa Hoa Hạ. Vì thế, việc coi các dân tộc du mục phương Bắc (đặc biệt là sau thời Tây Tấn) thiếu văn minh là cái nhìn phần nhiều mang tính phiến diện do ảnh hưởng bởi tư tưởng bá quyền của các triều đại gốc Hoa Hạ.

Người Hồ-Hán

Người Hồ-Hán là những người sinh ra trong quá trình cộng cư và hỗn huyết giữa người Hán và người Hồ. Đây là một quá trình quan trọng trải dài trong lịch sử Trung Quốc từ thời thượng cổ (giai đoạn lập quốc sơ khai tại Trung Nguyên - Hoa Hạ) cho đến thời nhà Thanh. Dưới đây là danh sách một số người Hồ-Hán nổi tiếng trong lịch sử:

Triều đại và chính quyền của người dân tộc thiểu số

Tham khảo

Xem thêm

Tham khảo

  • 《Dị văn hóa đích sử-Ngoại lai từ》, Sử Hữu Vi, Nhà xuất bản Giáo dục Cát Lâm, 1991。