Người Mãn

nhóm sắc tộc Đông Á có nguồn gốc từ đông bắc Trung Quốc

Người Mãn hay Người Mãn Châu hoặc Người Nữ Chân (tiếng Mãn: ᠮᠠᠨᠵᡠ, Manju; tiếng Mông Cổ: Манж, tiếng Nga: Маньчжуры; tiếng Trung giản thể: 满族; tiếng Trung phồn thể: 滿族; bính âm: Mǎnzú; Mãn tộc) là một dân tộc của Trung Quốc, thuộc nhóm người Tungus có nguồn gốc từ vùng Mãn Châu (nay là Đông Nam NgaĐông Bắc Trung Quốc) như là khu đất tổ của họ.

Mãn (Nữ Chân)
ᠮᠠᠨᠵᡠ滿族, 满族

Khang Hi · Ung Chính · Càn Long
Thái hậu Từ Hi · Phổ Nghi · Lang Lãng
Tổng dân số
khoảng 10.68 triệu (2000)[1]
Khu vực có số dân đáng kể
 Trung Quốc (Hắc Long Giang · Cát Lâm · Liêu Ninh)
Ngoài ra còn có người sống ở  Hàn Quốc, Đài Loan,  Hoa Kỳ,  Canada, và  Nhật Bản
Ngôn ngữ
tiếng phổ thông · tiếng Mãn
Tôn giáo
Đạo Phật, đạo Nho, thờ cúng trời đất và các vị tổ tiên[2][3]
Sắc tộc có liên quan
Tích Bá, những dân tộc Tungus khác

Người Nữ Chân cổ thông qua sự dung hợp không ngừng của các bộ lạc, đến Thế kỷ 17 thì hình thành một dân tộc mới - Mãn tộc, Mãn tộc do Hải Tây Nữ Chân, Kiến Châu Nữ Chân, Mông Cổ, Hán cùng rất nhiều dân tộc dung hợp mà thành.

Trong cuộc xâm chiếm nhà Minh vào thế kỷ 17, với sự giúp đỡ của những người phản loạn nhà Minh (như tướng Ngô Tam Quế), người Mãn thu phục nhà Minh và lập ra nhà Thanh, triều đại này đã thống trị người Hán và người Mông Cổ cho tới cuộc Cách mạng Tân Hợi năm 1911 - 12, cuộc cách mạng dẫn đến việc thành lập chính phủ Trung Hoa Dân Quốc của người Hán cũng như tất cả các thuộc địa khác tại Trung Quốc và ngoại bang cũng tuyên bố độc lập (tuy nhiên chỉ có Mông Cổ/Ngoại Mông là ngày nay giữ được độc lập khỏi Trung Quốc), nhà Thanh bị thua trước chính phủ cách mạng Quốc dân tại Nam Kinh mà người Mãn Châu cũng dần bị đẩy lùi khỏi chính trị - xã hội - văn hóa Trung Hoa, để tránh bị kỳ thị nhiều người Mãn khi ấy đã khai thành người Hán, nên ngày nay có một bộ phận người Hán gốc là người Mãn Châu không công khai là rất lớn, rất nhiều người Mãn Châu cũng đã bị người Hán thảm sát trong Cách mạng Thái Bình Thiên QuốcCách mạng Tân Hợi.

Dân tộc Mãn ngày nay gần như đã bị đồng hóa, đã đổi họ tên như người Hán, trong nhiều khía cạnh thì không khác gì người Hán nữa, duy chỉ có trang phục người Mãn có ảnh hưởng trực tiếp đến người Hán cho đến tận ngày nay, đã được người Hán tiếp nhận và thay thế cho trang phục trước đó của họ. Tiếng Mãn gần như không còn nữa, ngày nay chỉ có những người già sống ở các vùng nông thôn hẻo lánh ở bắc Trung Quốc hoặc những học giả là còn nói được ngôn ngữ này; hiện có khoảng 10.000 người nói tiếng Tích Bá, một phương ngữ được nói ở vùng Y Lê, ở Tân Cương.

Danh sách các huyện tự trị người Mãn

Từng là dân tộc chi phối toàn bộ Trung Quốc từ bộ máy chế độ hoàng gia họ tại trung ương khi ở vào lúc thời kỳ nhà Thanh, nhưng ngày nay người Mãn chỉ có quyền tự trị nhỏ trên danh nghĩa ở một số địa phương cấp huyện thuộc vùng Mãn Châu của Trung Quốc. Đó là 11 huyện:

  1. Tứ Bình, Y Thông, Cát Lâm
  2. Bản Khê, Liêu Ninh
  3. Hoàn Nhân, Liêu Ninh
  4. Tụ Nham, Liêu Ninh
  5. Thanh Nguyên, Liêu Ninh
  6. Tân Tân, Liêu Ninh
  7. Khoan Điện, Liêu Ninh
  8. Phong Ninh, Hà Bắc
  9. Khoan Thành, Hà Bắc
  10. Vi Trường, Hà Bắc
  11. Thanh Long, Hà Bắc

Chú thích