Nhóm ngôn ngữ Đồng – Thủy

(Đổi hướng từ Ngữ chi Đồng-Thủy)

Ngữ chi Đồng-Thủy (tiếng Trung: 侗水語支; bính âm: Dòng-Shǔi) là một nhánh ngôn ngữ Tai-Kadai, hiện diện chủ yếu ở đông Quý Châu, tây Hồ Nam, bắc Quảng Tây tại miền Nam Trung Quốc. Cũng có một ít người nói ngôn ngữ Đồng-Thủy ở miền Bắc Việt NamLào.[2]

Ngữ chi Đồng-Thủy
Phân bố
địa lý
Đông Quý Châu, tây Hồ Nam, và bắc Quảng Tây
Phân loại ngôn ngữ họcTai-Kadai
  • Ngữ chi Đồng-Thủy
Glottolog:kams1241[1]

Phân loại

Ngữ chi Đồng-Thủy gồm chừng chục ngôn ngữ. Solnit (1988)[3] coi tiếng Lấp Già và tiếng Bêu là những ngôn ngữ gần gũi với nhóm Đồng-Thủy.

Những ngôn ngữ Đồng-Thủy đông người nói hơn cả là tiếng Đồng (Kam), với hơn một triệu người nói, tiếng Mục Lão (Mulam), tiếng Mao Nam, và tiếng Thủy. Những ngôn ngữ Kam–Sui khác là tiếng Cẩm (Ai-Cham), tiếng Mạc, tiếng Dương Quang (T’en), và tiếng Trà Động (ngôn ngữ Đồng-Thủy được phát hiện gần đây nhất). Dương (2000) xem tiếng Cảm và tiếng Mạc là phương ngữ của cùng một ngôn ngữ.[4]

Graham Thurgood (1988) đề ra phân loại ước chừng sau cho ngữ chi Đồng-Thủy.[5] Tiếng Trà Động, một ngôn ngữ được nhà ngôn ngữ học Lý Cẩm Phương phát hiện cách nay không lâu, được xếp vào cây phát sinh dưới. Nó có quan hệ gần với tiếng Mao Nam.[6] Tiếng Thảo Miêu và tiếng Dao Na Khê cũng được xếp vào.[7]

Đồng–Thủy 

Mục Lão

Đồng (Kam), Thảo Miêu, Dao Na Khê

Dương Quang (T'en)

Mao Nam

Trà Động[6]

Thủy

Mạc

Cẩm (Ai-Cham)[8]

Tham khảo

Liên kết ngoài