Ngữ tộc Ấn-Iran

nhánh con của ngữ hệ Ấn-Âu

Ngữ tộc Ấn-Iran hay Ngữ tộc Arya[2] là nhánh lớn nhất về số người bản ngữ và số ngôn ngữ của ngữ hệ Ấn-Âu, đồng thời là nhánh cực đông. Các ngôn ngữ trong hệ có hơn 1 tỉ người nói, kéo dài từ châu Âu (tiếng Digan), qua Thổ Nhĩ Kỳ (tiếng Kurd và Zaza–Gorani) đến Kavkaz (tiếng Ossetia), rồi về phía đông tới Tân Cương (tiếng Sarikol) và Assam (tiếng Assam), và về phía nam tới Sri Lanka (tiếng Sinhala) và Maldives (tiếng Dhivehi).

Ngữ tộc Ấn-Iran
Ngữ tộc Arya
Phân bố
địa lý
Nam, Trung, Tây Á, Đông Nam ÂuKavkaz / Tổng số người nói = xấp xỉ 1,5 tỷ sống ở 15 nước
Phân loại ngôn ngữ họcẤn-Âu
  • Ngữ tộc Ấn-Iran
Ngôn ngữ nguyên thủy:Ấn-Iran nguyên thủy
Ngôn ngữ con:
ISO 639-5:iir
Glottolog:indo1320[1]
{{{mapalt}}}
Phân bố xấp xỉ của ngữ hệ Ấn-Âu tại lục địa Á-Âu:
  Ấn-Iran

Ngôn ngữ tổ tiên của tất cả ngôn ngữ Ấn-Iran tức ngôn ngữ Ấn-Iran nguyên thủy, có lẽ từng được nói vào thiên niên kỷ 3 TCN. Đôi khi nhóm Dard cũng được thêm vào như nhánh thứ tư, nhưng nay các nhà nghiên cứu thường coi nhóm Dard là một nhánh cổ trong ngữ chi Ấn-Arya.[3]

Ngôn ngữ

Ngữ tộc Ấn-Iran

Ngữ tộc Ấn-Iran được chia làm ba phân nhóm:

Phần đông ngôn ngữ lớn (về số người nói) thuộc nhánh Ấn-Arya: Hindustan (Hindi–Urdu), Bengal, Punjab, Marathi, Gujarat, Bhojpur, Awadh, Maithil, Odia, Sindh, Assam, Rajasthan, Chhattisgarh, Sinhala, Nepal, và Rangpur. Trong nhánh Iran, ngữ ngôn ngữ lớn là tiếng Ba Tư, Pashtun, Kurd, và Baloch. Ngoài ra, ngữ tộc Ấn-Iran còn có rất nhiều ngôn ngữ nhỏ.

Chú thích

Tài liệu

Liên kết ngoài