Nguyễn Duy Tường

Nguyễn Duy Tường (1485 - 1525)[1][a] là tham chính thời Lê sơ, đỗ hoàng giáp năm 1511.[3]

Nguyễn Duy Tường
Tham chính
Thông tin cá nhân
Sinh1485
Mất1525 (39–40 tuổi)
Giới tínhNam
Học vấnHoàng giáp
Chức quanTham chính (khi sống)
Thị lang (truy tặng)
Quốc giaĐại Việt
Thời kỳLê sơ

Thân thế

Nguyễn Duy Tường sinh năm 1485,[1] là người làng Lý Hải, huyện Yên Lãng,[3][4] phủ Tam Đái, trấn Sơn Tây, nay thuộc thôn Lý Hải, xã Phú Xuân, huyện Bình Xuyên[1] (có nguồn cho thuộc Vĩnh Yên),[2] tỉnh Vĩnh Phúc, Việt Nam.[1]

Sự nghiệp

Ông đậu Đệ tam giáp tiến sĩ xuất thân khoa Mậu Thìn niên hiệu Đoan Khánh (1508)[5] lúc 24 tuổi, đứng ở vị trí 16 trong 36 người đỗ Đệ tam giáp tiến sĩ xuất thân cùng khoa,[2] nhưng ông không nhận[4] vì đã hứa với mẹ là sẽ đỗ khôi nguyên. Đến năm 27 tuổi ông đỗ hoàng giáp[1][6][7] khoa Tân Mùi năm Hồng Thuận (1511).[1][2][4]

Ông làm quan đến chức tham chính[3][4][8][9] Thanh Hóa, Kinh Bắc. Khi Mạc Đăng Dung giành ngôi nhà Lê sơ, ông cùng với Đàm Thận Huy, Nguyễn Hữu Nghiêm, Nguyễn Tự Cường, Hà Phi Chuẩn, Lê Tuấn MậuNguyễn Bá Ký về quê chống lại Mạc Đăng Dung. Khi đánh với Mạc tại Yên Lãng (có nguồn cho là Đồng Cổ), ông bị thương nên cắt cánh tay bị thương cho ngựa đem về cho mẹ, rồi tử trận.[1]

Khi chết được truy tặng chức thị lang.[3]

Gia đình

Nguyễn Duy Tường có con là Nguyễn Hoành Xước, cháu nội là Nguyễn Thế Phủ (1533 - ?), nhiều đời đỗ đạt.[10]

Vinh danh

Đến thời Lê trung hưng, ông được khen thưởng và truy phong thượng hạng phúc thần, cho lập đền cúng tế.[3]

Nhận định

Trong Lịch triều hiến chương loại chí, ở "Nhân vật chí", Phan Huy Chú có viết một mục về ông tại phần "Bề tôi tiết nghĩa". Phan Huy Chú đánh giá "Bấy giờ gặp lúc loạn lạc, ông nổi tiếng tiết nghĩa".[3]

Ghi chú

Tham khảo

Chú thích

Thư mục

  1. Bùi Hạnh Cẩn; Minh Nghĩa; Việt Ánh (2002), Trạng nguyên, Tiến sĩ, Hương cống Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin
  2. Đào Duy Anh; Phạm Trọng Điềm; Quốc sử quán triều Nguyễn; Viện Sử học (Việt Nam) (1992), Đại Nam nhất thống chí, tập 4, Nhà xuất bản Thuận Hóa
  3. Lê Thái Dũng (2010), Hỏi đáp về 82 bia tiến sĩ Văn Miếu - Quốc Tử Giám - Hà Nội, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân
  4. Ngô Đăng Lợi; Phạm Thu Hà; Hội khoa học lịch sử Việt Nam (2000), Mạc Đăng Dung và vương triều Mạc, Hội sử học Hải Phòng
  5. Phạm-văn-Són (1959), Việt-sử tân biên, tập 3-4, Văn-hüu A-châu
  6. Phan Huy Chú (2014), Nguyễn Minh Nhựt; Nguyễn Thế Truật; Trần Đình Việt; Đào Thị Tú Uyên; Võ Thị Ngọc Phượng (biên tập), Lịch triều hiến chương loại chí, tập 2, Nhân vật chí, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam: Nhà xuất bản Trẻ, ISBN 978-604-1-03015-2
  7. Trần Hồng Đức; Hội khoa học lịch sử Việt Nam (1999), Các vị trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa qua các triều đại phong kiến Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin
  8. Vũ Ngọc Khánh; Phạm Minh Thảo (2005), Từ điển Việt Nam văn hóa tín ngưỡng phong tục, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin
  9. Vũ Ngọc Khánh; Phạm Minh Thảo; Nguyễn Thị Thu Hà (2003), Từ điển văn hóa giáo dục Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin