Nguyễn Võ Nghiêm Minh

Nguyễn Võ Nghiêm Minh (sinh năm 1956) là một đạo diễn và nhà làm phim người Mỹ gốc Việt. Phim của ông, thí dụ như "Mùa len trâu", do ông làm đạo diễn và viết kịch bản đã đạt được nhiều giải thưởng quốc tế. Ông có bằng tiến sĩ vật lý và từng làm việc 16 năm như 1 nhà vật lý tại trường Đại học California tại Los Angeles trước khi hoàn tất ngành Nghệ thuật Điện ảnh (cinematography) cũng tại Đại học này vào năm 1998.[1]

Bộ phim Tết 2010 do ông thực hiện là Khi yêu đừng quay đầu lại, thuộc dòng phim thị trường.[2]

Giải thưởng và đề cử

NămLễ trao giảiHạng mụcTác phẩmKết quảNguồn
2004Liên hoan phim quốc tế Chicago (en) lần thứ 40Đạo diễn mới (Silver Hugo)Mùa len trâuĐoạt giải[1]
Liên hoan phim quốc tế AmiensPhim xuất sắc (Golden Unicorn)[3]
Liên hoan phim quốc tế LocarnoYouth Jury Award
Golden LeopardĐề cử
2005Liên hoan phim châu Á-Thái Bình Dương lần thứ 50Phim xuất sắc[4]
Trung tâm Văn hóa Doanh nhân Việt NamĐoạt giải[5]
Cape Town Film FestivalGiám đốc xuất sắc[6]
2006Liên hoan phim quốc tế Palm Springs (en)Phim nước ngoài xuất sắc (FIPRESCI Prize)Mùa len trâuĐoạt giải[7]
2007Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 15Đạo diễn xuất sắc[8]
2014Liên hoan phim Five Flavours (en)Phim châu Á mới xuất sắcNước (en)Đoạt giải
2015CAAMFest (en)Best Narrative (Jury Award)Đề cử

Phim ảnh

  • Mùa len trâu (2004)
  • Khi yêu đừng quay đầu lại (2010): Câu chuyện tình yêu lãng mạn với không khí liêu trai.[9]
  • Nước 2030 (2013): Dựa trên truyện ngắn Nước như nước mắt của nữ văn sĩ Nguyễn Ngọc Tư. Nước 2030 vẽ ra một hướng nhìn ở tương lai với giả định: sự biến đổi khí hậu toàn cầu tác động mạnh lên môi trường sinh thái của miền Nam Việt Nam, từ đó tác động trực tiếp đến số phận của mỗi con người, nhất là người nông dân gắn bó với đồng ruộng.[10] Phim được chiếu khai mạc chương trình Toàn cảnh (Panorama) của Liên hoan phim quốc tế Berlin lần thứ 64 (2014).[11] Tháng 12.2015, “Nước 2030” dự thi LHP Việt Nam lần thứ 19, giành được giải cá nhân về thiết kế âm thanh.[12]

Quan niệm

  • Một tác phẩm điện ảnh có thể có nhiều tầng lớp: lớp trên cùng là một câu chuyện kỳ thú, nhiều người có thể thưởng thức; lớp bên dưới là những ẩn dụ có thể cần những khán giả chọn lọc hơn. Mùa len trâu là một phim như vậy.[13]
  • Vật lý dạy cho tôi kiến thức khoa học không nhất thiết phải là sự thật. Và hơn một nửa "sự thật" tuyệt đối không thể có được. Điều này có thể áp dụng vào phim ảnh. Tôi bước vào nghệ thuật thứ bảy khi không còn trẻ, nhưng tôi tin mình vẫn còn đủ thời gian cho nó....[2]

Chú thích

Liên kết ngoài