Nguyễn Văn Vỹ

Nguyễn Văn Vỹ (1916 - 1981) nguyên là một cựu tướng lĩnh Bộ binh của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, mang cấp bậc Trung tướng. Ông xuất thân từ trường Võ bị do Quân đội Pháp mở ra ở miền Bắc Việt Nam. Ông từng được Quốc trưởng Bảo Đại bổ nhiệm chức vụ Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Quốc gia. Là một trong số ít sĩ quan được phong tướng thời kỳ Quốc gia Việt Nam. Ông cũng từng giữ chức vụ Tổng Tư lệnh Quân đội thời Đệ nhị Cộng hòa. Về sau ông tham chính và được bổ nhiệm chức vụ Tổng trưởng Bộ Quốc phòng trong Chính phủ Việt Nam Cộng hòa.

Nguyễn Văn Vỹ
Chức vụ

Tổng trưởng Quốc phòng
Nhiệm kỳ11/1967 – 8/1972
Cấp bậc-Trung tướng
Tiền nhiệm-Đại tướng Cao Văn Viên
Kế nhiệm-Đại tướng Trần Thiện Khiêm
Vị tríBiệt khu Thủ đô
Thủ tướng-Nguyễn Văn Lộc (1967-1968)
-Trần Văn Hương (1968-1969)
-Trần Thiện Khiêm (1969-1975)

Tham mưu trưởng Bộ Tổng tham mưu
Nhiệm kỳ11/1966 – 11/1967
Cấp bậc-Thiếu tướng
-Trung tướng (10/1967)
Tiền nhiệm-Thiếu tướng Bùi Hữu Nhơn
Kế nhiệm-Thiếu tướng Trần Thanh Phong
Vị tríBiệt khu Thủ đô

Tổng cục trưởng Tổng cục Quân huấn
(trực thuộc Bộ Tổng tham mưu)
Nhiệm kỳ6/1966 – 11/1966
Cấp bậc-Thiếu tướng
Tiền nhiệm-Trung tướng Tôn Thất Đính
Kế nhiệm-Thiếu tướng Lữ Lan
Vị tríBiệt khu Thủ đô

Chỉ huy trưởng Trung tâm Huấn luyện
Quốc gia Quang Trung
Nhiệm kỳ2/1965 – 6/1966
Cấp bậc-Thiếu tướng
Tiền nhiệm-Trung tá Vũ Ngọc Tuấn
Kế nhiệm-Đại tá Lê Ngọc Triển
Vị tríBiệt khu Thủ đô
Đổng lý Văn phòng Bộ Tổng Tư lệnh
(Chánh Văn phòng Bộ Tổng tham mưu)
Nhiệm kỳ10/1964 – 2/1965
Cấp bậc-Thiếu tướng
Vị tríBiệt khu Thủ đô
Tổng Tư lệnh-Trung tướng Nguyễn Khánh

Tổng Thanh tra Quân đội Quốc gia
kiêm Tham mưu trưởng
Võ phòng Quốc trưởng
Nhiệm kỳ12/1954 – 5/1955
Cấp bậc-Thiếu tướng
Vị tríCao nguyên Trung phần
Quốc Trưởng-Bảo Đại

Quyền Tổng Tham mưu trưởng
Quân đội Quốc gia
Nhiệm kỳ11/1954 – 12/1954
Cấp bậc-Thiếu tướng
Tiền nhiệmTrung tướng Nguyễn Văn Hinh
Kế nhiệmThiếu tướng Lê Văn Tỵ
Vị tríCao nguyên Trung phần
Thủ tướngNgô Đình Diệm

Tham mưu trưởng
Võ phòng Quốc trưởng Bảo Đại
Nhiệm kỳ7/1954 – 11/1954
Cấp bậc-Thiếu tướng
Vị tríCao nguyên Trung phần

Tư lệnh Vùng Duyên hải
kiêm Phụ tá Quân sự Thủ hiến Trung Việt
Nhiệm kỳ3/1954 – 7/1954
Cấp bâc-Đại tá
-Thiếu tướng (7/1954)
Vị tríDuyên hải Trung phần

Chánh Võ phòng Quốc trưởng Bảo Đại
Nhiệm kỳ2/1952 – 3/1954
Cấp bậc-Đại tá
Tiền nhiệm-Thiếu tướng Nguyễn Văn Hinh
Vị tríCao nguyên Trung phần
Thông tin chung
Quốc tịch Pháp
 Việt Nam Cộng hòa
Sinh16 tháng 1 năm 1916
Hà Nội, Liên bang Đông Dương
Mất1981
(65 tuổi)
Quân y Viện Begin, Pháp
Nguyên nhân mấtBệnh nan y
Nghề nghiệpQuân nhân
Dân tộcKinh
Học vấnTú tài toàn phần
Trường lớp-Trường Trung học Albert Sarraut, Hà Nội
-Trường Đại học Luật Hà Nội
-Trường Võ bị Tông, Sơn Tây
Chữ ký
Quê quánBắc Kỳ
Binh nghiệp
Thuộc Quân lực VNCH
Phục vụ Việt Nam Cộng hòa
Năm tại ngũ1939 - 1973
Cấp bậc Trung tướng
Đơn vị Binh chủng Nhảy dù
Chánh Võ phòng
Vùng Duyên hải
Bộ Tổng tham mưu[1]
TTHL Quang Trung
Võ khoa Thủ Đức
Bộ Tổng Tham mưu[2]
Chỉ huy Quân đội Viễn chinh Pháp
Quân đội Liên hiệp Pháp
Quân đội Quốc gia
Quân lực VNCH
Tham chiến-Chiến tranh Đông Dương
-Chiến tranh Việt Nam
Khen thưởng Bảo quốc Huân chương đệ Nhị đẳng
Bắc Đẩu Bội tinh đệ Ngũ đẳng

Tiểu sử & Binh nghiệp

Ông sinh ngày 16 tháng 1 năm 1916 tại Hà Nội trong một gia đình trung lưu. Là học sinh trường Albert Sarraut tại Hà Nội. Năm 1937, ông tốt nghiệp Trung học Phổ thông chương trình Pháp với văn bằng Tú tài toàn phần (Part II). Sau đó, theo học Đại học Luật tại Hà Nội từ năm 1937 đến năm 1939.

Quân đội Viễn chinh Pháp

Cuối năm 1939, ông nhập ngũ vào Quân đội Pháp, theo học khóa đầu tiên tại trường Võ Bị Sơn Tây. Một năm sau tốt nghiệp ra trường với cấp bậc Chuẩn úy Bộ binh. Năm 1942, ông được thăng cấp Thiếu úy và được cử làm Trung đội trưởng thuộc Trung đoàn 4 Bộ binh Bắc Kỳ.

Năm 1945, ông được thăng cấp Trung uý, chuyển sang làm Trung đội trưởng thuộc Trung đoàn 19 Bộ binh Viễn chinh thuộc địa. Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp tại Đông Dương, ông vượt biển, đào thoát sang Trung Quốc, gia nhập Lực lượng lưu vong của tướng Pháp Marcel Alessandri. Năm 1946, ông được bổ nhiệm làm Chỉ huy trưởng Liên đội Biệt kích Trinh sát hỗn hợp Việt-Pháp, trú đóng tại Nam Trung Quốc.

Quân đội Liên hiệp Pháp

Năm 1947, sau khi Pháp tái chiếm Đông Dương, ông trở về Việt Nam và được thăng cấp Đại úy, giữ chức vụ Đại đội trưởng Đại đội 4 Biệt kích thuộc Tiểu đoàn Lưu động Đông Dương đóng tại vùng Việt Bắc. Sau đó, toàn Đại đội đi thụ huấn khóa học Nhảy dù và được đổi tên là Đại đội Nhảy dù Bắc Việt. Đầu năm 1949, ôn được chuyển qua làm Đại đội trưởng Đại đội 3 Nhảy dù Đông Dương, thuộc Tiểu đoàn 3 Biệt kích Nhảy dù, ông đã tham gia nhiều chiến dịch tại miền Bắc Việt Nam.

Quân đội Quốc gia Việt Nam

Cuối năm 1950, ông được thăng cấp Thiếu tá và được cử đi du học khóa Tham mưu cao cấp tại Paris, Pháp. Sáu tháng sau mãn khóa về nước ông được thăng cấp Trung tá. Đầu năm 1952, ông được Bộ Quốc phòng Pháp chuyển sang Quân đội Quốc gia Việt Nam. Sau khi sát nhập, tháng 2 cùng năm ông được thăng cấp Đại tá và được bổ nhiệm làm Chánh Võ phòng Quốc Trưởng Bảo Đại thay thế Thiếu tướng Nguyễn Văn Hinh được Quốc trưởng chỉ định lên làm Tổng tham mưu trưởng Quân đội Quốc gia.

Thượng tuần tháng 3 năm 1954, ông được cử giữ chức vụ Tư lệnh Vùng Duyên Hải kiêm Phụ tá Quân sự Thủ hiến Trung Việt. Sau ngày ký Hiệp định Genève 20 tháng 7 cùng năm, ông được thăng cấp Thiếu tướng, tái bổ nhiệm chức vụ Tham mưu trưởng Võ phòng Quốc trưởng Bảo Đại.

Tổng tham mưu trưởng trên giấy

Ngày 19 tháng 11 năm 1954, ông được Quốc trưởng Bảo Đại bổ nhiệm làm quyền Tổng Tham mưu trưởng thay thế Trung tướng Nguyễn Văn Hinh được Quốc trưởng triệu hồi sang Pháp trình diện. Tuy nhiên đến ngày 1 tháng 12 cuối năm, Thủ tướng Ngô Đình Diệm lại ký Nghị định bổ nhiệm tân Thiếu tướng Lê Văn Tỵ làm Tổng tham mưu trưởng, dù không được Quốc trưởng đồng ý phê duyệt.

Mặc dù vậy, dưới áp lực của các sĩ quan cao cấp ủng hộ Thủ tướng Diệm, ông buộc phải bàn giao chức vụ Tổng tham mưu trưởng cho tướng Tỵ, Để xoa dịu, Thủ tướng Diệm đã bổ nhiệm ông giữ chức Tổng Thanh tra Quân đội kiêm Tham mưu trưởng Võ phòng cho Quốc trưởng Bảo Đại. Tuy vậy, đến ngày 28 tháng 4 năm 1955, Quốc trưởng Bảo Đại từ Cannes gửi điện văn cho Thủ tướng Diệm biết là đã đề cử Tướng Vỹ làm Tổng Tham mưu trưởng. Ngày 30 tháng 4 năm 1955, ông cùng Đại tá Nguyễn Tuyên, Chỉ huy trưởng Ngự lâm quân Võ phòng Quốc trưởng, từ Đà Lạt vào Sài Gòn để yêu cầu tướng Tỵ phải bàn giao lại chức vụ Tổng Tham mưu trưởng. Trong buổi họp tại Dinh Độc Lập chiều cùng ngày, ông đã bị nhà văn Nhị Lang rút súng đe dọa.[3]

Sau biến cố này, ông nhanh chóng trở về Đà Lạt, từ đó bay sang Campuchia rồi sang Pháp sống lưu vong. Tại Sài Gòn, ngày 12 tháng 5 năm 1955, Thủ tướng Diệm bãi chức Tổng Thanh tra Quân đội của ông và sáp nhập Lực lượng Ngự lâm quân vào Quân đội Quốc gia Việt Nam. Ngày 21 tháng 5 năm 1955, ông cùng Đại tá Nguyễn Tuyên bị đưa ra Tòa án Quân sự về tội phá hoại an ninh và phản bội Quốc gia nhưng trước đó, hai ông đã sang Pháp.

Trở lại Quân đội

Mãi đến sau cuộc đảo chính 1963 lật đổ tổng thống Ngô Đình Diệm, ông cùng một số sĩ quan lưu vong tại Pháp mới trở về nước. Tuy nhiên, không lâu sau đó, tướng Nguyễn Khánh thực hiện cuộc Chỉnh lý, ông cùng các tướng Trần Văn Đôn, Tôn Thất Đính, Lê Văn KimMai Hữu Xuân bị giam lỏng tại Đà Lạt một thời gian với lý do có xu hướng trung lập. Sau khi được trả tự do, ông được tái ngũ và được bổ nhiệm làm Đổng lý Văn phòng Tổng Tư lệnh (tương đương chức vụ Chánh văn phòng Bộ Tổng tham mưu cũ) vào tháng 10 năm 1964 do Trung tướng Nguyễn Khánh làm Tổng Tư lệnh.

Trung tuần tháng 2 năm 1965, sau khi tướng Nguyễn Khánh dưới áp lực của các tướng trẻ buộc phải lưu vong, Bộ Tổng Tư lệnh chuyển lại thành Bộ Tổng tham mưu, ông được bổ nhiệm chức vụ Chỉ huy trưởng Trung tâm Huấn luyện Quốc gia Quang Trung thay thế Trung tá Vũ Ngọc Tuấn[4].

Tháng 6 năm 1966, ông được chuyển sang giữ chức Tổng cục trưởng Tổng cục Quân huấn thay thế Trung tướng Tôn Thất Đính sau khi bàn giao Trung tâm Huấn luyện Quang Trung lại cho Đại tá Lê Ngọc Triển. Tháng 11 cùng năm, bàn giao Tổng cục Quân huấn lại cho Thiếu tướng Lữ Lan, ông được chỉ định giữ chức vụ Tham mưu trưởng Bộ Tổng Tham mưu thay thế Thiếu tướng Bùi Hữu Nhơn[5]

Tháng 10 năm 1967, ông được thăng cấp Trung tướng. Ngày 24 tháng 11 cùng năm, bàn giao chức vụ Tham mưu trưởng lại cho Thiếu tướng Trần Thanh Phong. Cùng ngày, ông tham chính vào Nội các Chính phủ, được cử giữ chức vụ Tổng trưởng Quốc phòng (trước đó do Đại tướng Cao Văn Viên Tổng tham mưu trưởng Bộ Tổng tham mưu kiêm nhiệm), lần lượt qua các đời các Thủ tướng Nguyễn Văn Lộc (1967), Trần Văn Hương (1968) và Trần Thiện Khiêm (1969).

Tháng 8 năm 1972, ông xin từ chức Tổng trưởng Quốc phòng và chức vụ này được Đại tướng Trần Thiện Khiêm Thủ tướng Chính phủ kiêm nhiệm. Tháng 3 năm 1973, ông được giải ngũ với lý do đã phục vụ Quân đội trên 20 năm, cùng lượt với các tướng Nguyễn Văn Là, Trần Ngọc Tám, Ngô Du, Linh Quang Viên...

1975

Sau ngày 30 tháng 4, ông cũng bị Chính quyền mới gọi ra trình diện để đi tập trung cải tạo. Nhưng ngay vào thời điểm này ông bị trọng bệnh, phải khiêng cáng đến Đại học xá Minh Mạng và bị giam tại đây đến cuối năm 1975. Sau đó bị đưa về điều trị tại Bệnh viện Saint Paul trong tình trạng quản thúc. Năm 1979, nhân chuyến công du của Đại tướng Biegard (Thứ trưởng Quốc phòng Pháp) tại Hà Nội, vị Đại tướng này đã can thiệp nên ông được cho sang Pháp chữa trị bệnh nan y. Nhưng bệnh tình của ông ngày càng trở nặng, đến năm 1981 ông từ trần tại Quân y Viện Begin, Pháp. Hưởng thọ 65 tuổi.

Huy chương

  • Huy chương VNCH:
    - Bảo quốc Huân chương đệ nhị đẳng (ân thưởng)
    - Một số huy chương quân sự và ân sự khác
  • Huy chương Ngoại quốc:
    - Chevalier de la Legion d'Honneur (Pháp)
    - Chiến tranh Bội tinh (Do Chính phủ Pháp tặng thưởng tại chiến trường Hải ngoại)
    - Chiến thương Bội tinh.

Chú thích

Tham khảo

  • Trần Ngọc Thống & Hồ Đắc Huân, Lê Đình Thụy (2011). Lược sử Quân lực Việt Nam Cộng hòa.