Tiên tri

(Đổi hướng từ Nhà tiên tri)

Tiên tri (chữ Anh: prophet, chữ Hebrew cổ: נָבִיא, chữ Ả Rập: نبي), hoặc gọi là ngôn sứ, là người có sự nghiên cứu, hiểu biết khá sớm hoặc dự ngôn chuẩn xác về phương diện vạn vật vũ trụ, xã hội loài ngườikhoa học tự nhiên trong tín ngưỡng tôn giáothế tục.

Isaiah, tiên tri quan trọng trong Thánh kinh Cựu ước, tranh thấp bích hoạtrần nhà nguyện Sistine do Michelangelo vẽ.

Trong tôn giáo, tiên tri là một cá nhân được coi là tiếp xúc với thần linh, theo người ta nói ông là đại biểu thần linh, là trung gian giữa thần linhngười, đem thông tin hoặc giáo lí đến từ nguồn gốc siêu tự nhiên truyền đạt cho người khác.[1][2] Thông tin do tiên tri truyền đạt được gọi là dự ngôn (prophecy). Trong tín ngưỡng tôn giáo khác nhau, định nghĩa về tiên tri hoàn toàn không nhất trí.

Rất nhiều văn hoá và tôn giáo trong lịch sử đều tồn tại chủ trương về thân phận tiên tri, bao gồm Do Thái giáo, Cơ Đốc giáo, Islam giáo, tôn giáo Hi Lạp cổ, Hiên giáoMani giáo.

Tóm tắt

Hình vẽ mô tả Muhammad nhận được khải thị đầu tiên từ Tổng lãnh thiên sứ Thánh Gabriel. Tranh do Rashid-al-Din Hamadani vẽ vào năm 1307.

Trong lĩnh vực tín ngưỡng tôn giáo, việc miêu tả của tiên tri về tương lai đến từ khải thị của Đấng Sáng tạo. Trong Islam giáo, Đấng Sáng tạo Allah đã sai cử nhiều sứ giả đến mọi nơi trên thế giới. Có hơn 25 vị tiên tri được liệt kê trong kinh Quran, đồng thời ám thị còn có rất nhiều tiên tri chưa được nêu tên. Tiên tri cuối cùng của loài người được kinh Quran nhận định là Muhammad. Tiên tri của Do Thái giáo là sản phẩm "loạn trong giặc ngoài" của dân tộc Hebrew, chiếu theo sự phát triển của nó có thể chia làm ba giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất là thời kì Assyria xưng bá, hoạt động của bốn vị tiên tri Amos, Hosea, Isaiah và Micah làm đại biểu; giai đoạn thứ hai là thời kì Tân Babylon thống trị, hoạt động của sáu vị tiên tri Daniel, Zephaniah, Nahum, Habakkuk, Jeremiah và Ezekiel làm đại biểu; giai đoạn thứ ba là thời kì Ba Tư xưng bá, hoạt động của năm vị tiên tri Obadiah, Haggai, Zechariah, Joel và Malachi làm đại biểu. Các tiên tri châm biếm hiện thực hủ bại, giáng đòn giai cấp thống trị, đồng thời dùng đạo đức luân lí để giáo hối quốc dân. Những tư tưởng này đa phần phản ánh trong sách 12 tiên tri của Thánh kinh Hebrew. Họ cho rằng, tín ngưỡng hoàn toàn không yêu cầu dân môn sùng bái cuồng nhiệt, mà yêu cầu con người phải có đạo đức cá nhân tốt, có thêm nhiều phẩm chất cao thượng trong xã hội.

Danh lục tiên tri

Danh lục 24 tiên tri

Số thứ tựTên tiếng AnhTên tiếng Hebrew cổTên tiếng Ả Rập cổTên tiếng Trung Quốc
1Adamאָדָםآدم (Ādam)亚当 / 阿丹
2Enochחֲנוֹךְإدريس (Idrīs)以诺 / 易德立斯
3Methuselahמְתוּשֶׁלַחصَالِحٌ (Saleh)玛士撒拉 / 撒里哈
4Noahנֹחַنُوحٌ (Nūḥ)诺亚 / 努哈
5Eberעֵבֶרهُوْد (Hūd)希伯 / 呼德
6Abrahamאַבְרָהָםإِبْرَاهِيْمُ (Ibrāhīm)亚伯拉罕 / 易卜拉欣
7Ishmaelיִשְׁמָעֵאלإِسْمَاعِيْل (Ismāʿīl)以实玛利 / 易司玛仪
8Isaacיצחקإِسْحَاق (Isḥāq)以撒 / 易斯哈格
9Jacobיַעֲקֹבيَعْقُوب (Yaqub)雅各 / 叶尔孤白
10Lotלוֹטلوط (Lūṭ)罗得 / 鲁特
11Jobאִיּוֹבأيوب (Ayūb)约伯 / 艾尤卜
12Josephיוֹסֵףيُوسُف (Yūsuf)约瑟 / 优素福
13Jethroיִתְרוֹشُـعَـيْـب (Shuaib)叶忒罗 / 舒阿卜
14Aaronאַהֲרֹןهارون (Hārūn)亚伦 / 哈伦
15Mosesמֹשֶׁהموسى (Mūsā)摩西 / 穆萨
16Davidדָּוִדدَاوُود (Dāwūd)大卫 / 达伍德
17Solomonשְׁלֹמֹהسُلَيْمَان (Sulaimān)所罗门 / 苏莱曼
18Elijahאֵלִיָּהוּإلياس (Ilyās)以利亚 / 易勒雅斯
19Elishaאֱלִישָׁעاليسع (Alyasa)以利沙 / 艾勒叶赛
20Isaiahיְשַׁעְיָהוּذو الكفل (Dhu al-Kifl)以赛亚 / 助勒基福勒
21Jonahיוֹנָהيُونُس (Yunus)约拿 / 优努斯
22John (Giăng Báp-tít)יוֹחָנָן הַמַּטְבִּילيحيى (Yaḥyā)约翰 / 叶哈雅
23Zechariahזְכַרְיָהزكريا (Zakariyā)撒迦利亚 / 宰凯里亚
24Jesusיֵשׁוּعِيسَى (Īsā)耶稣 / 尔撒

Danh lục tiên tri cuối cùng

Muhammad ở ngoài Kaaba, do quy định giáo lí nên dùng mạng che mặt màu trắng để che đậy hình tượng khuôn mặt của Muhammad, thuộc thời kì đế quốc Ottoman.

Muhammad xuất thân từ gia tộc Hashem của bộ lạc QurayshMecca, từ nhỏ đã là trẻ mồ côi.

Ông ta từng làm nghề chăn nuôi gia súc, sau đó theo chân bác trai Abu Talib (en) làm nghề buôn bán, đến rất nhiều nơi ở PalestineSyria. Trong khoảng thời gian đi buôn, Muhammad đã lĩnh hội được tri thức, nâng cao tài năng, đã có hiểu biết sâu sắc và hệ thống về sông núi tự nhiên, phong thổ nhân tình, văn hoá vùng miền, cơ cấu dân số và tín ngưỡng tinh thần ở bán đảo Ả Rập và lưu vực Lưỡng Hà. Ngoài ra, ông còn học được các tài nghệ truyền thống Ả Rập như quan trắc khí tượng, dự đoán bão cát và chữa bệnh. Tất cả điều này đều đã đặt nền móng cho ông sau này phục hưng chính giáo Islambán đảo Ả Rập. Muhammad quá nghèo, hoài bão lớn lao của ông vì không có sự hỗ trợ tiền bạc và địa vị nên không có cách nào thực hiện được. Lúc 25 tuổi, Muhammad đã kết hôn với một bà goá giàu có ở Mecca tên là Khadija (en), lớn hơn ông 15 tuổi. Kể từ đó, ông đã có sự bảo vệ về mặt kinh tế, đồng thời bắt đầu gia nhập xã hội thượng tầng của bộ lạc Quraysh. Tài năng phi phàm của Muhammad dần dần bộc lộ rõ ràng trong mấy năm sau đó. Một lần, khi ông tĩnh tu ở hang Hira, núi Jabal al-Nour, vùng ngoại thành Mecca, đột nhiên nhận được khải thị đến từ Đấng Sáng tạo Allah. Kể từ đó, Muhammad 40 tuổi lấy tư cách tiên tri và sứ giả của Allah bắt đầu truyền bá kinh Quran - khải thị của Allah, ở khu vực chung quanh Quraysh, nơi ông sinh sống. Trải qua 23 năm phấn đấu gian khổ phi thường, Muhammad cuối cùng đem khải thị của Allah truyền bá rộng khắp bán đảo Ả Rập vào khoảng năm 630, đồng thời đã thiết lập Ummah (en) - tổ chức cộng đồng người Hồi giáo, bắt đầu có quy mô. Hàng trăm ngàn người du mục ở bán đảo Ả Rập kể từ đó thoát khỏi tối tăm, bước vào thời đại mới của văn minh Hồi giáo. Muhammad không may qua đời do bệnh vào năm 632. Hưởng thọ 63 tuổi.

Chú thích

Liên kết ngoài