Như Quỳnh (thị trấn)

thị trấn huyện lỵ của huyện Văn Lâm

Như Quỳnhthị trấn huyện lỵ của huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên, Việt Nam.

Như Quỳnh
Thị trấn
Thị trấn Như Quỳnh
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Hồng
TỉnhHưng Yên
HuyệnVăn Lâm
Thành lập24/2/1997[1]
Loại đô thịLoại IV
Năm công nhận2020[2]
Địa lý
Tọa độ: 20°59′0″B 106°02′32″Đ / 20,98333°B 106,04222°Đ / 20.98333; 106.04222
Như Quỳnh trên bản đồ Việt Nam
Như Quỳnh
Như Quỳnh
Vị trí thị trấn Như Quỳnh trên bản đồ Việt Nam
Diện tích7,04 km²
Dân số (2020)
Tổng cộng20.951 người[3]
Mật độ2.976 người/km²
Khác
Mã hành chính11986[4]

Địa lý

Thị trấn Như Quỳnh nằm trên Quốc lộ 5 cách trung tâm thành phố Hà Nội 18 km, cách thành phố Hưng Yên 45 km, có vị trí địa lý:

Thị trấn Như Quỳnh có diện tích 7,04 km², dân số năm 2020 là 20.951 người[3], mật độ dân số đạt 2.976 người/km².

Hành chính

Thị trấn Như Quỳnh được chia thành 7 thôn: Ngọc Quỳnh, Ngô Xuyên, Đường Cố, Minh Khai, Hành Lạc, Như Quỳnh, Trung Lê và 1 phố: Như Quỳnh.

Lịch sử

Ngày 24 tháng 2 năm 1997, Chính phủ ban hành Nghị định 17-CP[1] về việc thành lập thị trấn Như Quỳnh thuộc huyện Mỹ Văn trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của xã Như Quỳnh.

Thị trấn Như Quỳnh có 650 ha diện tích tự nhiên và 10.825 nhân khẩu.

Ngày 24 tháng 7 năm 1999, Chính phủ ban hành Nghị định 60/1999/NĐ-CP[5] về việc chia huyện Mỹ Văn thành 3 huyện: Mỹ Hào, Văn Lâm và Yên Mỹ. Thị trấn Như Quỳnh trực thuộc huyện Văn Lâm.

Ngày 31 tháng 7 năm 2020, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định 1005/QĐ-BXD công nhận khu vực phát triển đô thị trung tâm huyện Văn Lâm (gồm thị trấn Như Quỳnh và 5 xã: Đình Dù, Lạc Đạo, Lạc Hồng, Tân Quang, Trưng Trắc) là đô thị loại IV.[2]

Kinh tế

Như Quỳnh trước đây là một xã gồm các thôn: Như Quỳnh, Ngọc Quỳnh, Minh Khai, Ngô Xuyên, xóm Cố, Hành Lạc, Trung Lê và cụm dân cư đường 5 cũ (trước khi nắn).

Trước đây Như Quỳnh có các nghề như: trồng hoa, nấu rượu, buôn bán (chợ Như Quỳnh hay chợ Ghênh là trung tâm buôn bán lớn của vùng trong những thập niên 90 trở về trước). Sau đó thêm các ngành nghề như: tái chế nhựa, phế liệu, chế biến thực phẩm,...

Thương mại dịch vụ phát triển trên nền tảng khu công nghiệp, trường Quản trị kinh doanh, làng nghề,...

Hiện nay, các khu và cụm công nghiệp trên địa bàn thị trấn cũng giải quyết được việc làm cho rất nhiều lao động trong vùng. Cũng phải kể đến là làng nghề tái chế ở thị trấn cũng đã giải quyết cho hàng nghìn lao động phổ thông đến từ các vùng lân cận như Thuận Thành (Bắc Ninh), Sơn La, Tuyên Quang,...

Giao thông

Thị trấn Như Quỳnh nằm ở vị trí phía Tây huyện Văn Lâm giáp ranh thủ đô Hà Nội có hệ thống giao thông khá thuận lợi.

Về đường bộ có Quốc lộ 5 con đường huyết mạch nối Hà Nội với Hải Phòng, đường tỉnh 385 từ thị trấn đi tới các xã Đình Dù, Lạc Đạo, Chỉ Đạo, Đại Đồng, Việt Hưng, Lương Tài.

Về đường sắt có tuyến Hà Nội – Hải Phòng đi song song với Quốc lộ 5 (đoạn từ ngã tư Như Quỳnh hướng lên địa phận giáp ranh Hà Nội) và đi song song với tỉnh lộ 385 (đoạn từ ngã tư Như Quỳnh hướng xuống Lạc Đạo).

Hệ thống xe buýt: 40, 202, 205, 208, HY01,...

Danh nhân

  • Thị trấn Như Quỳnh là quê hương của Hoàng thái hậu Ỷ Lan. Theo nhiều giả thiết thì đây là quê gốc. Bà sinh ngày 7 tháng 3 năm Giáp Thân, niên hiệu Thiên Cảm Thánh Võ thứ nhất (1044). Nguyên quán bà là trang Thổ Lỗi, hương Siêu Loại. Đền hiện thấy là công trình phục dựng, tục gọi là Đền Ghênh.
  • Trương Thị Ngọc Chử, mẹ của chúa Trịnh Cương.
  • Trương Thị Trong
  • Làng Khoai xưa, tức làng Minh Khai, quê hương sứ quân Lữ Đường thời 12 sứ quân.

Văn hóa

Ở thị trấn Như Quỳnh có nhiều di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia như: đền Ghênh - đền Ỷ Lan; Từ Vũ họ Trương, bãi đá đền Từ Vũ; đình Ất, chùa Hành Lạc.

Chú thích

Xem thêm