Ninh Nhất

Ninh Nhất là một xã thuộc thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, Việt Nam.

Ninh Nhất
Xã Ninh Nhất
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Hồng
TỉnhNinh Bình
Thành phốNinh Bình
Trụ sở UBNDThôn Đề Lộc
Thành lập23/2/1977[1]
Địa lý
Tọa độ: 20°15′47″B 105°56′45″Đ / 20,26306°B 105,94583°Đ / 20.26306; 105.94583
Ninh Nhất trên bản đồ Việt Nam
Ninh Nhất
Ninh Nhất
Vị trí xã Ninh Nhất trên bản đồ Việt Nam
Diện tích7,26 km²
Dân số (2019)
Tổng cộng6.463 người[2]
Mật độ890 người/km²
Khác
Mã hành chính14347[3]
Mã bưu chính431560

Địa lý

Xã Ninh Nhất nằm ở tây bắc thành phố Ninh Bình, cách trung tâm thành phố 4 km, có vị trí địa lý:

Xã Ninh Nhất có diện tích là 7,26 km², dân số năm 2019 là 6.463 người[2], mật độ dân số đạt 890 người/km².

Đây là xã trong phạm vi ranh giới Quần thể danh thắng Tràng An - Tam Cốc - Bích Động đã được Chính phủ Việt Nam xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt quan trọng và được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Đây cũng là xã có tuyến đường Quốc lộ 1 mới tránh thành phố Ninh Bình (tức đường Nguyễn Minh Không) đi qua.

Hành chính

Xã Ninh Nhất được chia thành 10 thôn: Thượng, Tiền, Hậu, Ích Duệ, Đề Lộc, Thượng Bắc, Thượng Nam, Bình Khê, Nguyễn Xá, Nguyên Ngoại.[4][5]

Lịch sử

Năm 1675, thành lập xã Giá Hộ thuộc tổng Kỳ Vỹ, huyện Gia Viễn, phủ Trường Yên, đạo Thanh Bình.

Năm 1883, xã Giá Hộ đổi tên thành xã Thư Điền thuộc tổng Kỳ Vỹ, huyện Gia Viễn, phủ Trường Yên, đạo Thanh Bình.

Năm Minh Mệnh thứ 3 (1822), xã Thư Điền thuộc tổng Kỳ Vỹ, huyện Gia Viễn, đạo Ninh Bình mới đổi tên.

Năm Minh Mệnh thứ 10 (1829), xã Thư Điền thuộc tổng Kỳ Vỹ, huyện Gia Viễn, trấn Ninh Bình mới đổi tên.

Năm Minh Mệnh thứ 12 (1831), xã Thư Điền thuộc tổng Kỳ Vỹ, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình mới đổi tên.

Năm 1906, xã Thư Điền thuộc tổng Kỳ Vỹ, huyện Gia Khánh mới thành lập.

Năm 1936, xã Thư Điền có tổng diện tích khoảng hơn 700 mẫu Bắc Bộ; có 252 hộ với 623 nhân khẩu; chia làm 4 thôn: Ích Duệ, Đống Cao, Yên Bình, Nguyễn Xá và 3 xóm: Thượng, Đìa, Rộc.

Sau ngày Cách mạng tháng Tám năm 1945, xã Thư Điền thuộc huyện Gia Khánh.

Tháng 7 năm 1949, sáp nhập xã Thư Điền và xã Đại Thành (tức xã Ninh Mỹ ngày nay) thành xã Ninh Nhất.

Tháng 6 năm 1956, xã Ninh Nhất chia tách thành hai xã mới là: Ninh Nhất và Ninh Mỹ thuộc huyện Gia Khánh, tỉnh Ninh Bình[6].

Ngày 23 tháng 2 năm 1977, Bộ trưởng Phủ thủ tướng ban hành Quyết định số 617-VP18[1] về việc sáp nhập thôn Nguyên Ngoại của xã Ninh Hòa vào xã Ninh Nhất.

Ngày 27 tháng 4 năm 1977, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 125-CP[7] về việc chuyển xã Ninh Nhất thuộc huyện Gia Khánh về huyện Hoa Lư mới thành lập quản lý.

Ngày 9 tháng 1 năm 2004, Chính phủ ban hành Nghị định 16/2004/NĐ-CP[8] về việc chuyển xã Ninh Nhất thuộc huyện Hoa Lư về thị xã Ninh Bình quản lý.

Ngày 7 tháng 2 năm 2007, Chính phủ ban hành Nghị định số 19/2007/NĐ-CP[9] về việc thành lập thành phố Ninh Bình thuộc tỉnh Ninh Bình và xã Ninh Nhất trực thuộc thành phố Ninh Bình.

Kinh tế - xã hội

Khu công viên văn hóa Tràng An được quy hoạch với diện tích trên 288ha thuộc phường Ninh Khánh, Tân Thành, xã Ninh Nhất (thành phố Ninh Bình) và xã Ninh Xuân (Hoa Lư). Công viên văn hóa Tràng An được xây dựng gồm nhiều phân khu chức năng như: khu quản lý điều hành, khu cây xanh công viên, khu dịch vụ, khách sạn,...

Trường Đại học Hoa Lư nằm trên địa bàn xã.

Văn hóa

Dòng họ Nguyễn Tử

Họ Nguyễn Tử ở Ninh Nhất, thành phố Ninh Bình đã có lịch sử từ năm 1852, một trong số ít gia phả được lưu trữ trong Viện Hán - Nôm Quốc gia... Từ những ghi chép được và những câu chuyện lưu truyền có thể thấy rằng, dòng họ Nguyễn Tử thời nào cũng có những con người ưu tú như Nguyễn Tử Dự, Nguyễn Tử Mẫn, Nguyễn Tử Hanh, Nguyễn Tử Đông… Trải qua bao đời, dòng họ Nguyễn Tử liên tục có người học hành đỗ đạt. Hậu duệ của dòng họ Nguyễn Tử ngày nay vẫn giữ được truyền thống ông cha, kế tục sự nghiệp vẻ vang của đời trước, lưu giữ thanh danh của quê hương có thể kể đến như Nguyễn Tử Siêm, Nguyễn Tử Quảng, Nguyễn Tử Chuấn…[10]

Từ thời cụ Nguyễn Tử Dự (đời Lê đã làm đến chức Tả Tham nghị đại phu) đã đề ra "Hai mươi bốn điều khoản ước", cho đến nay nhiều điều khoản vẫn còn nguyên giá trị như Điều 9 "Nhiêu học", nghĩa là "Khuyến khích việc học"... Thời nào dòng họ Nguyễn Tử cũng có những người con ưu tú. Nhiều người đã là tiến sĩ, thạc sĩ, sĩ quan cao cấp. Tiêu biểu cho lớp trẻ ngày nay của dòng họ Nguyễn Tử như: Nguyễn Tử Quảng, Giám đốc Trung tâm An ninh mạng Bkis được công nhận là Nhân tài đất Việt; Nguyễn Tử Mạnh Cường, nhà nghèo, bố mất sớm nhưng cố gắng học giỏi và thi đỗ thủ khoa tuyệt đối cả hai trường đại học.

Bên cạnh đó, dòng họ Nguyễn Tử quan tâm phát triển Quỹ khuyến học, do con cháu trong họ đóng góp. Dòng họ Nguyễn Tử được nhận danh hiệu "Dòng họ hiếu học", nhà thờ họ Nguyễn Tử được xếp hạng di tích. Giáo sư, Tiến sĩ nông nghiệp Nguyễn Tử Siêm đã nói trong cuộc hội thảo về lịch sử làng Thư Điền, công lao của cụ Nguyễn Tử Dự và dòng họ Nguyễn Tử đối với quê hương:

"Mang họ Nguyễn Tử là phải nhớ trách nhiệm một công dân thành phố Ninh Bình, là người dân có cội nguồn Cố đô Hoa Lư, bên cạnh niềm vinh hạnh là trách nhiệm phải học tập và làm việc cho xứng đáng".

Chú thích

Tham khảo