Olympic Toán học Quốc tế

Olympic Toán học Quốc tế (tiếng Anh: International Mathematical Olympiad, thường được viết tắt là IMO) là một kì thi Toán học cấp quốc tế hàng năm dành cho học sinh trung học phổ thông.

Logo của ban tổ chức cuộc thi IMO (International Mathematical Olympiad)

Lịch sử

Kì thi IMO đầu tiên được tổ chức tại Rumani năm 1959 với sự tham gia của 7 quốc gia Đông Âu là chủ nhà Rumani, Bulgaria, Tiệp Khắc, Đông Đức, Hungary, Ba LanLiên Xô. Trong giai đoạn đầu, IMO chủ yếu là cuộc thi của các quốc gia thuộc hệ thống xã hội chủ nghĩa và địa điểm tổ chức cũng chỉ trong phạm vi các nước Đông Âu.[1] Bắt đầu từ thập niên 1970, số lượng các đoàn tham gia bắt đầu tăng lên nhanh chóng và IMO thực sự trở thành một kì thi quốc tế về Toán dành cho học sinh.

Cho đến nay kì thi được tổ chức liên tục hàng năm, trừ duy nhất năm 1980. Kì IMO có số lượng đoàn tham gia đông đảo nhất tính đến IMO 2011 chính là kì IMO 2011 tổ chức tại Amsterdam, Hà Lan với 101 đoàn tham dự.[2]

Mỗi đoàn tham dự được phép có tối đa 6 thí sinh, một trưởng đoàn, một phó đoàn và các quan sát viên. Theo quy định, thí sinh tham gia phải dưới 20 tuổi và trình độ không được vượt quá cấp trung học phổ thông (high school trong tiếng Anh, hay lycée trong tiếng Pháp), vì vậy một thí sinh có thể tham gia tới 5 hoặc 6 kì IMO, riêng với Việt Nam do quy định của việc chọn đội tuyển, một thí sinh chỉ tham dự được nhiều nhất là hai kì.

Vào tháng 1 năm 2011, Google đóng góp 1 triệu Euro cho tổ chức Olympic Toán học Quốc tế. Sự đóng góp đã giúp tổ chức này chi trả cho 5 sự kiện toàn cầu tiếp theo (2011–2015).[3]

Quy chế thi

Mỗi bài thi IMO bao gồm 6 bài toán, mỗi bài tương đương tối đa là 7 điểm, có nghĩa là thí sinh có thể đạt tối đa 42 điểm cho 6 bài. 6 bài toán này sẽ được giải trong 2 ngày liên tiếp, mỗi ngày thí sinh giải 3 bài trong thời gian 270 phút.

Các bài toán được lựa chọn trong các vấn đề toán học sơ cấp, bao gồm 4 lĩnh vực hình học, số học, đại sốtổ hợp. Bắt đầu từ tháng 3 hàng năm, các nước tham gia thi được đề nghị gửi các đề thi mà họ lựa chọn đến nước chủ nhà, sau đó một ban lựa chọn đề thi của nước chủ nhà sẽ lập ra một danh sách các bài toán rút gọn bao gồm những bài hay nhất, không trùng lặp đề thi IMO các năm trước hoặc kì thi quốc gia của các nước tham gia, không đòi hỏi kiến thức toán cao cấp, không quá khó hoặc quá dễ nhưng yêu cầu được thí sinh phải vận dụng hết khả năng suy luận và kiến thức toán được học. Một vài ngày trước kì thi, các trưởng đoàn sẽ bỏ phiếu lựa chọn 6 bài chính thức, chính họ cũng sẽ là người dịch đề thi sang tiếng nước mình để thí sinh có thể giải toán bằng tiếng mẹ đẻ, sau đó các vị trưởng đoàn sẽ được cách ly hoàn toàn với các thí sinh để tránh gian lận.

Bài thi của thí sinh sẽ được ban giám khảo và trưởng đoàn của thí sinh đó chấm song song, sau đó hai bên sẽ hội ý để đưa ra kết quả cuối cùng. Giám khảo và trưởng đoàn đều có thể phản biện cách chấm của nhau để điểm bài thi đạt được là chính xác nhất. Nếu hai bên không thể đi tới đồng thuận thì người quyết định sẽ là trưởng ban giám khảo và giải pháp cuối cùng là tất cả các trưởng đoàn bỏ phiếu. Riêng bài thi của thí sinh nước chủ nhà sẽ do giám khảo đến từ các nước có đề thi được chọn chấm.

Giải thưởng

ㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤ

Tại IMO việc xét giải chỉ là cho cá nhân từng thí sinh tham gia thi, còn việc xếp hạng thành tích các đoàn đều do các nước tham gia tự tính toán và không có ý nghĩa chính thức.

Giải thưởng của IMO bao gồm huy chương vàng, huy chương bạc và huy chương đồng được trao theo điểm tổng cộng mà thí sinh đạt được. Số thí sinh được trao huy chương là khoảng một nửa tổng số thí sinh, điểm để phân loại huy chương sẽ theo nguyên tắc tỉ lệ thí sinh đạt huy chương vàng, bạc, đồng sẽ là 1:2:3. Các thí sinh không giành được huy chương nhưng giải được trọn vẹn ít nhất 1 bài (7/7 điểm) sẽ được trao bằng danh dự.

Ngoài ra, ban tổ chức IMO còn có thể trao các giải thưởng đặc biệt cho cách giải cực kì sáng tạo hoặc tổng quát hóa vấn đề nêu ra trong bài toán. Giải này phổ biến trong thập niên 1980 nhưng gần đây ít được trao hơn, lần cuối cùng giải thưởng đặc biệt được trao là năm 2005. Thí sinh đoàn Việt Nam từng đạt giải thưởng này là Lê Bá Khánh Trình tại IMO 1979.

Danh sách các kì thi Olympic Toán học Quốc tế

IMONămQuốc gia
đăng cai
Thành phốThời gianTổng số
đoàn
Tổng số
thí sinh
Đoàn dẫn đầuNguồn
11959 RumaniBraşov23 tháng 731 tháng 7752 Rumani
21960 RumaniSinaia18 tháng 7 - 25 tháng 7539 Tiệp Khắc
31961 HungaryVeszprém6 tháng 7 - 16 tháng 7648 Hungary
41962 Tiệp KhắcČeské Budějovice7 tháng 7 - 15 tháng 7756 Hungary
51963 Ba LanWrocław5 tháng 7 - 13 tháng 7864 Liên Xô
61964 Liên XôMoskva30 tháng 6 - 10 tháng 7972 Liên Xô
71965 Đông ĐứcBerlin3 tháng 7 - 13 tháng 71080 Liên Xô
81966 BulgariaSofia3 tháng 7 - 13 tháng 7972 Liên Xô
91967 Nam TưCetinje2 tháng 7 - 13 tháng 71399 Liên Xô
101968 Liên XôMoskva5 tháng 7 - 18 tháng 71296 Đông Đức
111969 RumaniBucharest5 tháng 7 - 20 tháng 714112 Hungary
121970 HungaryKeszthely8 tháng 7 - 22 tháng 714112 Hungary
131971 Tiệp KhắcŽilina10 tháng 7 - 21 tháng 715115 Hungary
141972 Ba LanToruń5 tháng 7 - 17 tháng 714107 Liên Xô
151973 Liên XôMoskva5 tháng 7 - 16 tháng 716125 Liên Xô
161974 Đông ĐứcErfurt4 tháng 7 - 17 tháng 718140 Liên Xô
171975 BulgariaBurgas3 tháng 7 - 16 tháng 717135 Hungary
181976 ÁoLienz7 tháng 7 - 21 tháng 718139 Liên Xô
191977 Nam TưBelgrade1 tháng 7 - 13 tháng 721155 Hoa Kỳ
201978 RumaniBucharest3 tháng 7 - 10 tháng 717132 Rumani
211979 AnhLuân Đôn30 tháng 6 - 9 tháng 723166 Liên Xô
1980  Mông Cổ Không tổ chức. Có 2 cuộc thi không chính thức khác diễn ra ở 2 địa điểm khác nhau.
221981 Hoa KỳWashington, D.C.8 tháng 7 - 20 tháng 727185 Hoa Kỳ
231982 HungaryBudapest5 tháng 7 - 14 tháng 730119 Tây Đức
241983 PhápParis1 tháng 7 - 12 tháng 732186 Tây Đức
251984 Tiệp KhắcPraha29 tháng 6 - 10 tháng 734192 Liên Xô
261985 Phần LanJoutsa29 tháng 6 - 11 tháng 738209 Rumani
271986 Ba LanWarszawa4 tháng 7 - 15 tháng 737210 Liên Xô
Hoa Kỳ
281987 CubaLa Habana5 tháng 7 - 16 tháng 742237 Rumani
291988 ÚcCanberra9 tháng 7 - 21 tháng 749268 Liên Xô
301989 Tây ĐứcBraunschweig13 tháng 7 - 24 tháng 750291 Trung Quốc
311990 Trung QuốcBắc Kinh8 tháng 7 - 19 tháng 754308 Trung Quốc
321991 Thụy ĐiểnSigtuna12 tháng 7 - 23 tháng 756318 Liên Xô
331992 NgaMoskva10 tháng 7 - 21 tháng 756322 Trung Quốc
341993 Thổ Nhĩ KỳIstanbul13 tháng 7 - 24 tháng 773413 Trung Quốc
351994 Hồng KôngHồng Kông8 tháng 7 - 20 tháng 769385 Hoa Kỳ
361995 CanadaToronto13 tháng 7 - 25 tháng 773412 Trung Quốc
371996 Ấn ĐộMumbai5 tháng 7 - 17 tháng 775424 Rumani
381997 ArgentinaMar del Plata18 tháng 7 - 31 tháng 782460 Trung Quốc
391998 Đài LoanĐài Bắc10 tháng 7 - 21 tháng 776419 Iran
401999 RumaniBucharest10 tháng 7 - 22 tháng 781450 Trung Quốc
Nga
412000 Hàn QuốcDaejeon13 tháng 7 - 25 tháng 782461 Trung Quốc
422001 Hoa KỳWashington, D.C.1 tháng 7 - 14 tháng 783473 Trung Quốc
432002 AnhGlasgow (Scotland)19 tháng 7 - 30 tháng 784479 Trung Quốc
442003 Nhật BảnTokyo7 tháng 7 - 19 tháng 782457 Bulgaria
452004 Hy LạpAthena6 tháng 7 - 18 tháng 785486 Trung Quốc
462005 MéxicoMérida8 tháng 7 - 19 tháng 791513 Trung Quốc
472006 SloveniaLjubljana6 tháng 7 - 18 tháng 790498 Trung Quốc
482007 Việt NamHà Nội19 tháng 7 - 31 tháng 793520 Nga
492008 Tây Ban NhaMadrid10 tháng 7 - 22 tháng 797535 Trung Quốc
502009 ĐứcBremen10 tháng 7 - 22 tháng 7104565 Trung Quốc
512010 KazakhstanAstana2 tháng 7 - 14 tháng 797517 Trung Quốc
522011 Hà LanAmsterdam13 tháng 7 - 24 tháng 7101564 Trung Quốc
532012 ArgentinaMar del Plata4 tháng 7 - 16 tháng 7100548 Hàn Quốc
542013 ColombiaSanta Marta18 tháng 7 - 28 tháng 797528 Trung Quốc
552014 Nam PhiCape Town3 tháng 7 - 13 tháng 7101560 Trung Quốc
562015 Thái LanChiang Mai4 tháng 7 - 16 tháng 7104577 Hoa Kỳ
572016 Hồng KôngHồng Kông6 tháng 7 - 16 tháng 7109602 Hoa Kỳ
582017 BrazilRio de Janeiro12 tháng 7 - 23 tháng 7111615 Hàn Quốc[4]
592018 RumaniCluj-Napoca3 tháng 7 - 14 tháng 7[5]
602019 AnhBath11 tháng 7 - 22 tháng 7[6]
612020 NgaSankt Peterburg
622021 Hoa Kỳ
632022  Na Uy 

Thống kê liên quan

  • Đoàn đạt thành tích tốt nhất trong một kì IMO là đoàn Hoa Kỳ tại IMO 1994, cả sáu thành viên của đoàn này đều giành huy chương vàng với số điểm tuyệt đối 42/42. Tính chung tất cả các kì IMO thì đoàn có thành tích tốt nhất là đoàn Trung Quốc, trong 22 lần tham gia đoàn này đã đứng đầu toàn đoàn 13 lần trong đó có tới 8 lần cả sáu thí sinh Trung Quốc giành huy chương vàng (IMO các năm 1992, 1993, 1997, 2000, 2001, 2002, 2004 và 2006). Thứ tự 10 đoàn có thành tích tốt nhất là:[7]
  Các đoàn hiện không còn tồn tại
Bảng huy chương IMO mọi thời đại (tính đến hết cuộc thi năm 2023)
HạngĐoànVàngBạcĐồngTổng số
1  Trung Quốc (CHN)180366222
2  Hoa Kỳ (USA)14611930295
3  Nga (RUS)[8]1066212180
4  Hàn Quốc (KOR)937928200
5  Hungary (HUN)86171115372
6  România (ROU)85154110349
7  Liên Xô (USS)776745189
8  Việt Nam (VNM)6911582266
9  Bulgaria (BGR)57127119303
10  Anh Quốc (UNK)54121130305
11–30Các nước còn lại596143514903521
Tổng số (30 đơn vị)1549248621676202
  • Cho đến nay đã có hai thí sinh từng 4 lần giành huy chương vàng IMO. Người đầu tiên đạt được thành tích này là Reid Barton (đoàn Hoa Kỳ), Barton giành huy chương vàng tại các kì IMO 1998 (32 điểm), 1999 (34 điểm), 2000 (39 điểm) và 2001 (42/42 điểm). Thí sinh thứ hai là Christian Reiher (đoàn Đức) với các huy chương vàng tại IMO 2000 (31 điểm), 2001 (32 điểm), 2002 (36 điểm) và 2003 (36 điểm). Ngoài ra Reiher còn giành thêm một huy chương đồng tại IMO 1999 (15 điểm), qua đó trở thành người có thành tích cao nhất trong tất cả các kì IMO tính đến nay.
  • Ciprian Manolescu (đoàn Rumani) là thí sinh giành nhiều điểm tuyệt đối (42/42) nhất trong lịch sử IMO. Trong cả ba lần tham dự IMO vào các năm 1995, 1996 và 1997, Manolescu đều giành huy chương vàng với số điểm tuyệt đối.
  • Eugenia Malinnikova (đoàn Liên Xô) là thí sinh nữ có thành tích cao nhất với ba huy chương vàng tại các IMO 1989 (41 điểm), 1990 (42 điểm) và 1991 (42 điểm), tức là chỉ kém duy nhất 1 điểm so với thành tích của Manolescu.
  • Terence Tao (đoàn Úc) bắt đầu tham gia thi IMO khi mới 11 tuổi vào năm 1986. Đến kì IMO 1988, Tao giành huy chương vàng năm 13 tuổi và trở thành thí sinh trẻ nhất từng giành huy chương vàng tại IMO.
  • Oleg Gol'berg (đoàn NgaMỹ) là thí sinh duy nhất trong lịch sử IMO từng giành huy chương vàng với tư cách là thành viên hai đội tuyển khác nhau, hai huy chương vàng với đoàn Nga tại IMO 2002 (36 điểm), 2003 (38 điểm) và một với đoàn Mỹ tại IMO 2004 (40 điểm).

Các nhà khoa học nổi tiếng từng là thí sinh IMO

  • Tính cho đến năm 2020, đã có tổng cộng 13 người từng là thí sinh thi IMO đã giành được giải thưởng Toán học nổi tiếng bậc nhất thế giới, Giải Fields. Danh sách cụ thể như sau:
Họ tênĐoànThành tích thi IMONăm được trao
Giải Fields
Grigory Margulis Liên XôHCB IMO 1962 (36 điểm)1978
Vladimir Drinfel'd Liên XôHCV IMO 1969 (40 điểm)1990
Jean-Christophe Yoccoz PhápHCV IMO 1974 (40 điểm)1994
Richard Borcherds AnhHCB IMO 1977 (29 điểm)
HCV IMO 1978
1998
Timothy Gowers AnhHCV IMO 19811998
Laurent Lafforgue PhápHCB IMO 1984 (27 điểm)
HCB IMO 1985 (25 điểm)
2002
Grigori Perelman Liên XôHCV IMO 1982 (42 điểm)2006
Terence Tao ÚcHCĐ IMO 1986 (19 điểm)
HCB IMO 1987 (40 điểm)
HCV IMO 1988 (34 điểm)
2006
Ngô Bảo Châu Việt NamHCV IMO 1988 (42 điểm)
HCV IMO 1989 (40 điểm)
2010
Artur Avila[9] BrazilHCV IMO 1995 (37 điểm)
2014
Maryam Mirzakhani[10] IranHCV IMO 1994 (41 điểm)
HCV IMO 1995 (42 điểm)
2014
Peter Scholze[11] ĐứcHCB IMO 2004 (31 điểm)
HCV IMO 2005 (42 điểm)
HCV IMO 2006 (35 điểm)
HCV IMO 2007 (36 điểm)
2018
Akshay Venkatesh[12] ÚcHCĐ IMO 1994 (28 điểm)2018

(Ghi chú: HCV, HCB, HCĐ lần lượt là huy chương vàng, huy chương bạc và huy chương đồng)

  • Grigory Margulis đã giành huy chương bạc tại IMO 1962 trong thành phần đoàn Liên Xô. Ông được trao Giải Fields năm 1978, sau đó là Giải Wolf năm 2005. Margulis là một trong số ít ỏi bảy nhà toán học trên thế giới có được cả hai giải thưởng này.
  • Grigori Perelman đã đạt điểm tuyệt đối 42/42 và giành huy chương vàng tại IMO 1982 trong thành phần đoàn Liên Xô. Năm 2006, ông được trao Giải Fields vì đã giải quyết được Giả thuyết Poincaré, một trong những vấn đề toán học lớn nhất của thế kỉ 20 được Henri Poincaré đề ra từ năm 1904. Bài toán này là một trong sáu bài toán được Viện Toán học Clay đặt giải 1 triệu USD cho bất kỳ ai giải được.
  • Terence Tao giành huy chương vàng IMO 1988 trong thành phần đoàn Úc khi mới 13 tuổi. Cho đến nay đây vẫn là thí sinh trẻ nhất từng giành huy chương vàng trong một kì IMO. Tao được bổ nhiệm làm giáo sư Đại học California tại Los Angeles (UCLA) khi mới 24 tuổi và được đánh giá là "Mozart của toán học thế giới". Terence Tao được trao Giải Fields năm 2006 cùng với Perelman.
  • Ngô Bảo Châu, giáo sư trẻ nhất Việt Nam, từng hai lần đoạt huy chương vàng IMO tại Úc (1988) và Cộng hoà Liên bang Đức (1989). Ngô Bảo Châu nổi tiếng với thành công trong việc chứng minh Bổ đề cơ bản Langlands, công trình nghiên cứu đã giúp ông nhận Giải Fields năm 2010.
  • Maryam Mirzakhani là thí sinh từng giành huy chương vàng IMO trong các năm 1994 và 1995. Bà nhận giải thưởng Fields vào năm 2014 và trở thành nhà toán học nữ đầu tiên trong lịch sử giành được giải thưởng này.

Xem thêm

Tham khảo

Liên kết ngoài