Olympus Mons

núi lửa lớn trên Sao Hỏa

Olympus Mons (Latin theo tên Núi Olympus) là một núi lửa lớn trên Sao Hỏa. Ngọn núi này cao 25 km,[cần dẫn nguồn] gấp 3 lần đỉnh Everest và là ngọn núi cao nhất trong hệ Mặt Trời. Olympus Mons còn là ngọn núi lửa trẻ nhất trong số các núi lửa lớn trên Sao Hỏa, hình thành vào thời kỳ Amazonia. Olympus Mons được các nhà thiên văn học phát hiện từ cuối thế kỷ 19 dựa trên suất phản chiếu Nix Olympica (Latin nghĩa là "tuyết Olympus"). Tính chất núi vẫn còn là đều nghi ngờ trước khi các chuyến tàu thăm dò xác nhận nó là núi.[1]

Olympus Mons
Độ cao21 km trên datum
26 km trên đồng bằng
Vị trí
Vị tríBán cầu Tây Sao Hỏa
Tọa độ18,4; 226
Leo núi
Chinh phục lần đầuChưa
Hành trình dễ nhấtChưa

Núi lửa này nằm trên Sao Hỏa ở tọa độ khoảng 18°24′B 226°00′Đ / 18,4°B 226°Đ / 18.4; 226,[2] về phía rìa tây bắc của Tharsis. Phần phía tây của núi lửa nằm trên Amazonis quadrangle (MC-8) và các phần trung tâm và đông nằm ở Tharsis quadrangle (MC-9). Hai hố thiên thạch trên Olympus Mons được đặt tên theo IAU là Karzok có đường kính 15,6 km (10 mi), (18°25′B 131°55′T / 18,417°B 131,917°T / 18.417; -131.917) và Pangboche crater có đường kính 10,4 km (6 mi), (17°10′B 133°35′T / 17,167°B 133,583°T / 17.167; -133.583).[3] Các hố thiên thạch nổi tiếng được xem là do shergottite gây ra trong thời kỳ bắn phá mạnh nhất của thiên thạch Sao Hỏa.[4]

Tham khảo

Xem thêm

Liên kết ngoài