Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi

Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi (1909–1988) là một giám mục Công giáo người Việt Nam. Ông là Giám mục tiên khởi của Giáo phận Qui NhơnGiáo phận Đà Nẵng. Trước đó, ông cũng là Đại diện Tông Tòa Hạt Đại diện Tông Tòa Bùi Chu. Khẩu hiệu Giám mục của ông là "Vâng lời Thầy, con thả lưới".

Giám mục
 
Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi
Giám mục Tiên khởi Giáo phận Đà Nẵng
(1963–1988)
Giáo hộiCông giáo Rôma
Chức vụ chính yếu
Giám mục chính tòa Giáo phận Đà Nẵng
Giáo tỉnhGiáo tỉnh Huế
TòaGiáo phận Đà Nẵng
Bổ nhiệmNgày 18 tháng 1 năm 1963
Hết nhiệmNgày 21 tháng 1 năm 1988
Tiền nhiệmTiên khởi
Kế nhiệmPhanxicô Xaviê Nguyễn Quang Sách
Giám mục chính tòa Giáo phận Qui Nhơn
Giáo tỉnhGiáo tỉnh Huế
TòaGiáo phận Qui Nhơn
Bổ nhiệmNgày 24 tháng 11 năm 1960
Hết nhiệmNgày 18 tháng 1 năm 1963
Tiền nhiệmChức vụ được thiết lập
Paul Raymond Marie Marcel Piquet Lợi
(Đại diện Tông tòa Qui Nhơn)
Kế nhiệmĐa Minh Hoàng Văn Đoàn
Đại diện Tông tòa Địa phận Bùi Chu
TòaHiệu tòa Sozopolis in Haemimonto
Bổ nhiệmNgày 3 tháng 2 năm 1950
Hết nhiệmNgày 24 tháng 11 năm 1960
Tiền nhiệmĐa Minh Maria Hồ Ngọc Cẩn
Kế nhiệmChức vụ bị bãi bỏ
Giuse Maria Phạm Năng Tĩnh
(Giám mục Chính tòa Bùi Chu)
Giám quản Tông Tòa Địa phận Qui Nhơn
Hết nhiệmNgày 24 tháng 11 năm 1960
Tiền nhiệmPaul Raymond Marie Marcel Piquet Lợi
Kế nhiệmChức vụ bị bãi bỏ
Đa Minh Hoàng Văn Đoàn
(Giám mục Chính tòa Qui Nhơn)
Các chức khácGiám mục Hiệu tòa Sozopolis in Haemimonto (1950–1960)
Truyền chức
Thụ phongNgày 23 tháng 12 năm 1933
Tấn phongNgày 4 tháng 8 năm 1950
Thông tin cá nhân
Sinh(1909-05-14)14 tháng 5, 1909
Ninh Bình, Việt Nam
Mất21 tháng 1, 1988(1988-01-21) (78 tuổi)
Duy Xuyên, Quảng Nam
Nơi an tángLinh địa Trà Kiệu
Khẩu hiệu"Vâng lời Thầy con thả lưới"
Cách xưng hô với
Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi
Danh hiệuĐức Giám mục
Trang trọngĐức Giám mục, Đức Cha
Thân mậtCha
Khẩu hiệuIn verbo Tuo laxabo rete
TòaGiáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Qui Nhơn

Là một người có quan điểm chống Cộng, ông đã có những hoạt động tôn giáo, chính trị phức tạp trong khuôn khổ Chiến tranh Đông Dương.

Thân thế

Ông sinh ngày 14 tháng 5 năm 1909 trong một gia đình Công giáo toàn tòng tại giáo xứ Tôn Đạo (nay thuộc địa bàn xã Ân Hòa huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình), thuộc Giáo phận Phát Diệm.

Năm 1920, ông được linh mục chính xứ Tôn Đạo là Clément Pléneau Kim (MEP) cho nhập trường Ba Làng (nay thuộc huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa). Năm 1921, ông được cho theo học tại Tiểu chủng viện Phúc Nhạc (Yên Khánh, Ninh Bình). Năm 1927, ông mãn Tiểu chủng viện và được Giám mục Alexandre Marcou Thành chọn đi tu học tại Trường Đại học Truyền giáo Rôma.

Ông thụ phong linh mục ngày 23 tháng 12 năm 1933. Sau đó, ông tiếp tục theo học tại Đại học Apollinaire và tốt nghiệp các văn bằng Tiến sĩ Triết học, Cử nhân Thần học và Cử nhân Giáo luật. Năm 1935, ông theo học khoa Luật tại Đại học Paris, Pháp.

Hoạt động tôn giáo

Năm 1936, ông quay trở về Việt Nam và nhận chức giáo sư Đại chủng viện Phát Diệm. Năm 1944, ông được cử làm Phó giám đốc của Đại chủng viện. Năm 1945, ông trở thành cố vấn của tân Giám mục Phát Diệm Lê Hữu Từ trong các vấn đề luật pháp và chính trị. Năm 1946, Giám mục Lê Hữu Từ bổ nhiệm ông làm Chánh án Tòa án Hôn phối Địa phận đồng thời cử ông vào Hội đồng Địa phận.

Năm 1947, ông được thăng làm Giám đốc Đại chủng viện Phát Diệm. Ngày 3 tháng 2 năm 1950, ông được Giáo hoàng Piô XII phong chức Giám mục hiệu tòa Sozopolitana ở Haemimonto và bổ nhiệm làm Đại diện Tông tòa Hạt Đại diện Tông Tòa (Địa phận) Bùi Chu. Lễ thụ phong đã diễn ra vào ngày 4 tháng 8 năm 1950.

Xây dựng khu tự trị Bùi Chu - Phát Diệm

Dưới tác động từ thông điệp của Giáo hoàng Piô XI, cũng như Giám mục Lê Hữu Từ, ông kịch liệt chống đối những người Cộng sản. Năm 1946, ông được Hội đồng Địa phận Phát Diệm đề cử ra tranh cử Quốc hội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và được công bố trúng cử sau khi có thư xác nhận từ chính phủ tại Hà Nội nhưng ông quyết định khước từ.

Cùng với Giám mục Từ, ông đã có sự tham gia rất lớn trong việc hình thành những đội vũ trang Tự vệ Công giáo, xây dựng các giáo khu Phát Diệm, sau đó là Bùi Chu, trở thành những khu vực tự trị với chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Theo linh mục Trần Tam Tỉnh, các lực lượng tự vệ này bị cho là "vượt xa tư cách gọi là chỉ để tự vệ khi bị cộng sản tấn công, bởi vì nó tung ra các hoạt động chủ yếu là hành quân càn quét, có khi bao trùm cả vùng, có lúc chỉ ở địa phương nhỏ." [1]

Năm 1950, người Pháp đã kiểm soát được phần lớn Đông Dương. Tuy nhiên, họ vẫn để giáo khu Bùi Chu – Phát Diệm được giữ quyền tự trị với những điều kiện thỏa hiệp không chống Pháp và nhận trang bị vũ khí của người Pháp để vũ trang cho giáo dân chống Việt Minh.

Giám mục tiên khởi Qui Nhơn, Đà Nẵng

Năm 1954, quân Pháp thất bại trong trận Điện Biên PhủHiệp định Geneve được ký kết. Lo ngại trước viễn cảnh những người Cộng sản kiểm soát hoàn toàn miền Bắc, Giám mục Lê Hữu Từ, Phạm Ngọc Chi và nhiều chức sắc Công giáo khác đã lãnh đạo gần một triệu giáo dân di cư vào Nam.

Ngày 5 tháng 1 năm 1957, do sự đề cử của Khâm sứ Tòa Thánh Caprio tại Sài Gòn, ông được Tòa Thánh đặt làm Đặc ủy Tông tòa chuyên trách về Công giáo Tiến hành Việt Nam. Ngày 5 tháng 7 năm 1957, Tòa Thánh bổ nhiệm ông làm Giám quản Địa phận Qui Nhơn và ngày 24 tháng 11 năm 1960, trở thành Giám mục chính tòa Qui Nhơn khi giáo phận này được thành lập.

Ba năm sau, ngày 18 tháng 1 năm 1963, Giáo hoàng Gioan XXIII ký sắc lệnh tách Đà Nẵng ra khỏi Giáo phận Qui Nhơn và bổ nhiệm ông làm giám mục tiên khởi của giáo phận mới. Ông từng đảm trách vai trò Phó chủ tịch Hội đồng Giám mục miền Nam Việt Nam.

Quan điểm chính trị

Giám mục Chi thường bày tỏ sự ủng hộ đối với vấn đề quân đội Hoa Kỳ can thiệp trong Chiến tranh Việt Nam. Năm 1967, ông đã gửi thư phản đối Hồng y Cardin khi hồng y bày tỏ ý muốn yêu cầu phía Hoa Kỳ tôn trọng quyền dân tộc tự quyết của Việt Nam và rút quân khỏi Việt Nam.[2] Trong một chuyến công du Hoa Kỳ tháng 12 năm 1969, ông tiếp tục bày tỏ sự ủng hộ đối với sách lược Việt Nam hóa chiến tranh của Nixon và khước từ sự liên hiệp với phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.[3]

Những năm cuối đời

Sau năm 1975, ông vẫn tiếp tục cai quản giáo phận của mình. Giữa năm 1984, nhà nước Việt Nam trưng dụng nhiều cơ sở Công giáo trên Giáo phận Đà Nẵng, trong đó có Tòa Giám mục, Tiểu chủng viện Thánh Gioan, Nhà hưu dưỡng các linh mục. Ông phải chuyển đến lưu trú tại Nhà xứ Giáo xứ chính tòa một thời gian ngắn, rồi tháng 7 năm 1984, về an dưỡng tại Giáo xứ Trung tâm Thánh Mẫu Trà Kiệu cho tới khi qua đời. Việc cai quản giáo phận lại cho Giám mục phó Phanxicô Xaviê Nguyễn Quang Sách.[4]

Trong những năm cuối đời, sức khỏe của ông thất thường, có lần phải đưa về Đà Nẵng điều trị một thời gian. Đầu năm 1988, bệnh tình ông trở nặng và ông qua đời ngày 21 tháng 1 năm 1988, thọ 79 tuổi.[5]

Trong chúc thư của ông của đoạn: "Đối với những người thù ghét tôi, làm khổ tôi, nếu có, tôi không có buồn giận ai cả. Trái lại, tôi xin Chúa chúc lành cho họ. Họ làm như thế là làm cho tôi, vì tôi có dịp lập công, đền tội, nhất là trong những ngày sau hết đời tôi. Về nơi chôn cất thì ở đâu cũng được. Xác đất vật hèn: rồi chúng ta sẽ ra tro và bụi hết. Đến đây tôi xin để lại cho mọi người một ý tưởng sau hết mà tôi đã nói đi nói lại nhiều lần: "Vanitas Vanitatum et omnis vanitas: Phù vân nối tiếp phù vân, mọi sự đều là phù vân. Propter amare Deum et Illi Soli servire: trừ sự kính mến Đức Chúa Trời và làm tôi một mình Người"[6]

Thứ tự bổ nhiệm - tấn phong giám mục

Tiền nhiệm:
Đợt bổ nhiệm Giám mục người Việt lần V
Tađêô Lê Hữu Từ
14 tháng 6 năm 1945
Đợt bổ nhiệm Giám mục người Việt lần VI
Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi

3 tháng 2 năm 1950
Kế nhiệm:
Đợt bổ nhiệm Giám mục người Việt lần VII
Đa Minh Hoàng Văn Đoàn
12 tháng 3 năm 1950
Tiền nhiệm:
Giám mục người Việt thứ 5 được tấn phong
Tađêô Lê Hữu Từ
29 tháng 10 năm 1945
Giám mục người Việt thứ 6 được tấn phong
Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi

4 tháng 8 năm 1950
Kế nhiệm:
Giám mục người Việt thứ 7 được tấn phong
Giuse Maria Trịnh Như Khuê
15 tháng 8 năm 1950

Chú thích

Tham khảo