Âm tiếp cận

(Đổi hướng từ Phụ âm tiếp cận)

Phụ âm tiếp cận (tiếng Anh: approximant consonant) là những âm mà cơ quan phát âm sít lại gần nhau ("tiếp cận" nhau), nhưng tạo một khe chưa đủ hẹp[1] để tạo dòng khí xáo động. Do vậy, âm tiếp cận nằm giữa âm xát (tạo dòng khí xáo động) và nguyên âm (không gây xáo động dòng khí).[2] Tập hợp âm này gồm âm cạnh lưỡi như [l] (trong lớn, ), âm giữa lưỡi như [ɹ] (trong ra, run phương ngữ Nam tiếng Việt hay rest tiếng Anh), và bán nguyên âm [j][w] (trong lần lượt yeswest tiếng Anh).[2]

Từ nguyên

Trước khi Peter Ladefoged chọn từ "approximant" làm tên nhóm âm này vào thập niên 1960,[3] giới học thuật dùng thuật ngữ "frictionless continuant" (âm liên tục phi sát) để chỉ âm tiếp cận phi cạnh lưỡi.

Trong âm vị học, "approximant" khi là tên một đặc điểm phân biệt có thể dùng để trỏ tất cả âm vang miệng (gồm nguyên âm, âm nước và bán nguyên âm).[4]

Âm tiếp cận giữa lưỡi

  • âm tiếp cận đôi môi [β̞] (thường chuyển tự là ⟨β⟩)
  • âm tiếp cận môi-răng [ʋ]
  • âm tiếp cận răng [ð̞] (thường chuyển tự là ⟨ð⟩)
  • âm tiếp cận chân răng [ɹ]
  • âm tiếp cận quặt lưỡi [ɻ ]
  • âm tiếp cận vòm [j]
  • âm tiếp cận ngạc mềm [ɰ]
  • âm tiếp cận lưỡi gà [ʁ̞] (thường chuyển tự là ⟨ʁ⟩)
  • âm tiếp cận yết hầu [ʕ̞] (thường chuyển tự là ⟨ʕ⟩)
  • âm tiếp cận thanh hầu hà hơi-hữu thanh [ɦ]
  • âm tiếp cận thanh hầu giọng nghiến-hữu thanh [ʔ̞]

Âm tiếp cận cạnh lưỡi

Ở phụ âm cạnh lưỡi, phần giữa của lưỡi chạm vào vòm miệng. However, the defining location is the side of the tongue, which only approaches the teeth.

  • âm tiếp cận cạnh lưỡi chân răng vô thanh [l̥]
  • âm tiếp cận cạnh lưỡi chân răng hữu thanh [l]
  • âm tiếp cận cạnh lưỡi quặt lưỡi [ɭ]
  • âm tiếp cận cạnh lưỡi vòm vô thanh [ʎ̥]
  • âm tiếp cận cạnh lưỡi vòm hữu thanh [ʎ]
  • âm tiếp cận cạnh lưỡi ngạc mềm [ʟ]
  • âm tiếp cận cạnh lưỡi lưỡi gà [ʟ̠]

Âm tiếp cận đồng cấu âm

  • âm tiếp cận môi-ngạc mềm [w]
  • âm tiếp cận môi-vòm [ɥ] hay [jʷ]

Âm tiếp cận vô thanh

  • âm tiếp cận cạnh lưỡi chân răng vô thanh [l̥]
  • âm tiếp cận cạnh lưỡi ngạc mềm vô thanh [ʟ̥]
  • âm tiếp cận môi-răng vô thanh [ʋ̥]
  • âm tiếp cận chân răng vô thanh [ɹ̥]
  • âm tiếp cận vòm vô thanh [j̊]
  • âm tiếp cận vòm môi hóa vô thanh [ɥ̊] or [j̊ʷ]
  • âm tiếp cận ngạc mềm vô thanh [ɰ̊]
  • âm tiếp cận môi ngạc mềm hóa vô thanh [ʍ] hay [w̥]
  • âm tiếp cận thanh hầu vô thanh [h]
  • âm tiếp cận thanh hầu mũi vô thanh [h̃]

Âm tiếp cận mũi

Ví dụ là:

  • âm tiếp cận vòm mũi [j̃]
  • âm tiếp cận môi-ngạc mềm mũi [w̃]
  • âm tiếp cận thanh hầu mũi vô thanh [h̃]

Trong tiếng Bồ Đào Nha, âm lướt mũi [j̃][w̃] khi xưa trở thành /ɲ//m/ trong một số từ.

Xem thêm

  • Âm nước
  • Bán nguyên âm

Chú thích

Tài liệu

  • Blevins, Juliette (2006), “New perspectives on English sound patterns: "natural" and "unnatural" in evolutionary phonology”, Journal of English Linguistics, 34: 6–25, doi:10.1177/0075424206287585
  • Boersma, Paul (1997), “Sound change in functional phonology”, Functional Phonology: Formalizing the Interactions Between Articulatory and Perceptual Drives, The Hague: Holland Academic Graphics
  • Boyce, S.; Espy-Wilson, C. (1997), “Coarticulatory stability in American English /r/”, Journal of the Acoustical Society of America, 101 (6): 3741–3753, Bibcode:1997ASAJ..101.3741B, CiteSeerX 10.1.1.16.4174, doi:10.1121/1.418333, PMID 9193061
  • Delattre, P.; Freeman, D.C. (1968), “A dialect study of American R's by x-ray motion picture”, Linguistics, 44: 29–68
  • Hall, T. A. (2007), “Segmental features”, trong de Lacy, Paul (biên tập), The Cambridge Handbook of Phonology, Cambridge University Press, tr. 311–334, ISBN 978-0-521-84879-4
  • Hallé, Pierre A.; Best, Catherine T.; Levitt, Andrea; Andrea (1999), “Phonetic vs. phonological influences on French listeners' perception of American English approximants”, Journal of Phonetics, 27 (3): 281–306, doi:10.1006/jpho.1999.0097
  • Hamann, Silke (2003), The Phonetics and Phonology of Retroflexes, Utrecht, ISBN 90-76864-39-X[liên kết hỏng]
  • Kawasaki, Haruko (1982), An acoustical basis for universal constraints on sound sequences (doctoral dissertation), University of California, Berkeley
  • Ladefoged, Peter (1964), A Phonetic Study of West African Languages, Cambridge: Cambridge University Press
  • Ladefoged, Peter (1975), A Course in Phonetics, New York: Harcourt Brace Jovanovich
  • Bản mẫu:SOWL
  • Maddieson, Ian; Emmorey, Karen (1985), “Relationship between semivowels and vowels: Cross-linguistic investigations of acoustic difference and”, Phonetica, 42 (4): 163–174, doi:10.1159/000261748, PMID 3842771
  • Martínez-Celdrán, Eugenio (2004), “Problems in the classification of approximants”, Journal of the International Phonetic Association, 34 (2): 201–210, doi:10.1017/S0025100304001732
  • Martínez-Celdrán, Eugenio; Fernández-Planas, Ana Ma.; Carrera-Sabaté, Josefina (2003), “Castilian Spanish”, Journal of the International Phonetic Association, 33 (2): 255–259, doi:10.1017/S0025100303001373
  • Montreuil, Jean-Pierre (2004), “From velar codas to high nuclei: phonetic and structural change in OT”, Probus, 16: 91–111, doi:10.1515/prbs.2004.005
  • Rubach, Jerzy (2002), “Against subsegmental glides”, Linguistic Inquiry, 33 (4): 672–687, doi:10.1162/ling.2002.33.4.672
  • Ohala, John (1995), “Phonetic explanations for sound patterns: Implications for grammars of competence”, Proceedings of the 16th International Congress of Phonetic Sciences, 2, Stockholm, tr. 52–59
  • Saporta, Sol (1956), “A Note on Spanish Semivowels”, Language, 32 (2): 287–290, doi:10.2307/411006, JSTOR 411006
  • Trask, Robert L. (1996), A Dictionary of Phonetics and Phonology, London: Routledge
  • Zawadski, P.A.; Kuehn, D.P. (1980), “A cineradiographic study of static and dynamic aspects of American English /r/”, Phonetica, 37 (4): 253–266, doi:10.1159/000259995, PMID 7443796