Quân đoàn II (Việt Nam Cộng hòa)

Quân đoàn II là một đơn vị cấp Quân đoàn, được tổ chức hỗn hợp gồm cả Hải quân - Lục quân - Không quân. Đây là quân đoàn thành lập thứ nhì và là một trong bốn quân đoàn chủ lực của Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Trong thời gian tồn tại của mình, Quân đoàn II có nhiệm vụ kiểm soát một vùng lãnh thổ có diện tích rộng lớn và địa hình phức tạp nhất so với 3 quân đoàn còn lại, gồm 7 tỉnh thuộc khu vực Cao nguyên Trung phần: Kontum, Pleiku, Phú Bổn, Darlac, Quảng Đức, Tuyên ĐứcLâm Đồng; 5 tỉnh thuộc vùng duyên hải nam Trung phần: Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận và Đặc khu Cam Ranh. Đặc biệt, vùng cao nguyên là đầu cầu của tuyến đường Trường Sơn, tuyến tiếp vận chiến lược của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cho những người Cộng sản miền Nam, vì vậy hầu hết trận đánh lớn giữa lực lượng Quân đội nhân dân Việt NamQuân Giải phóng miền Nam Việt Nam với quân đội Mỹ và đồng minh diễn ra trên địa bàn của quân đoàn II. Ngày 10 tháng 3 năm 1975, Quân đội nhân dân và Quân Giải phóng nổ súng tấn công thị xã Ban Mê Thuột, mở đầu Chiến dịch Tây Nguyên. Trước sức ép của đối phương, cùng với cuộc tháo chạy thảm họa trên đường số 7, chỉ trong 10 ngày, 75% lực lượng của Quân đoàn II hoàn toàn tan vỡ,[1] không còn thực sự hiện hữu như là một lực lượng chiến đấu tương xứng với quy mô của nó nữa.[2]

QUÂN ĐOÀN II
Việt Nam Cộng hòa
Huy hiệu
Hoạt động1957–1975
Quốc gia Việt Nam Cộng hòa
Phục vụ Quân lực Việt Nam Cộng hòa
Quân chủngHỗn hợp
Phân loạiChủ lực Quân khu
Quy môQuân đoàn
Bộ phận của Bộ Tổng Tham mưu
Bộ chỉ huyPleiku, Việt Nam Cộng hòa
Khẩu hiệuThắng không kiêuBại không nản
Tham chiếnTrận Mậu Thân
Mùa hè đỏ lửa
Chiến cuộc 1975
Các tư lệnh
Chỉ huy
nổi tiếng
Tôn Thất Đính
Nguyễn Khánh
Đỗ Cao Trí
Nguyễn Hữu Có
Vĩnh Lộc
Lữ Lan
Ngô Dzu
Nguyễn Văn Toàn
Phạm Văn Phú
Huy hiệu
Kỳ hiệu
Bản đồ 4 Quân khu Việt Nam Cộng hòa

Lịch sử hình thành

Tiền thân của Vùng II chiến thuật là Đệ tứ Quân khu, được thành lập ngày 1 tháng 7 năm 1952[3], là một trong 4 Quân khu của Quân đội Quốc gia Việt Nam. Vùng kiểm soát của Đệ tứ Quân khu ban đầu chỉ tương ứng với phần cao nguyên Trung phần Việt Nam (nay là Tây nguyên). Năm 1954, địa bàn các Quân khu được điều chỉnh lại, trong đó Đệ tứ Quân khu được mở rộng thêm phần lãnh thổ Trung Việt kể từ ranh giới phía bắc tỉnh Quảng Ngãi trở xuống.[4]

Sau khi chính thể Việt Nam Cộng hòa chính thức thành lập ngày 26 tháng 10 năm 1956, toàn bộ lãnh thổ Nam Việt Nam do Việt Nam Cộng hòa kiểm soát được chia thành 6 Quân khu[5]. Địa bàn của Đệ tứ Quân khu cũ được tách thành 2 Quân khu mới là Đệ tam Quân khu (gồm các tỉnh Kontum, Pleiku, Bình Định, Phú Yên) và Đệ tứ Quân khu mới (gồm các tỉnh nam cao nguyên Trung phần và phía nam duyên hải Trung phần). Tư lệnh đầu tiên của Đệ tam Quân khu là Đại tá Đỗ Cao Trí và Tư lệnh đầu tiên của Đệ tứ Quân khu là Đại tá Trần Ngọc Tám.

Quân đoàn II được thành lập vào ngày 1 tháng 10 năm 1957 tại Thị xã Ban Mê Thuột, với nòng cốt ban đầu gồm Sư đoàn 14Sư đoàn 15 Khinh chiến, do Thiếu tướng Trần Ngọc Tám làm Tư lệnh đầu tiên. Địa bàn kiểm soát của Quân đoàn II bao gồm cả địa bàn của cả Đệ tam và Đệ tứ Quân khu.

Cuối năm 1961, các Quân khu được cải tổ thành các Vùng chiến thuật (trừ Quân khu Thủ đô đổi thành Biệt khu Thủ đô)[6]. Đệ tam và Đệ tứ Quân khu được sáp nhập và cải tổ thành Vùng 2 chiến thuật, từ đó có danh hiệu liên hợp Quân đoàn II và Vùng 2 chiến thuật. Địa bàn của Vùng 2 được tổ chức thành các khu chiến thuật: Khu 22 chiến thuật (gồm các tỉnh Kontum, Pleiku, Phú Bổn, Bình Định và Phú Yên) và Khu 23 chiến thuật (gồm các tỉnh Darlac, Tuyên Đức, Quảng Đức, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Bình Thuận và Ninh Thuận và Đặc khu Cam Ranh). Các tỉnh cũng được tổ chức về mặt quân sự thành các Tiểu khu chiến thuật, đứng đầu là một sĩ quan cấp Đại tá hoặc Trung tá với chức danh Tỉnh trưởng (hoặc Thị trưởng) kiêm Tiểu khu trưởng, trực tiếp chỉ huy và điều động các đơn vị Địa phương quân và các Chi khu (trong đó có các Trung đội Nghĩa quân). Quân số của mỗi Tiểu khu tương đương với quân số từ một đến hai Trung đoàn bộ binh nhưng về mặt trang bị không bằng các đơn vị chủ lực. Vì vậy khi cần thiết sẽ được sự hỗ trợ của các Sư đoàn bộ binh. Do đó, khi phối hợp tác chiến Tiểu khu trưởng dưới quyền của Tư lệnh Sư đoàn. Tháng 10 năm 1962, Bộ Tư lệnh Quân đoàn di chuyển lên Pleiku (Đặt sở Chỉ huy tại đây cho đến 1975). Sau, 2 tỉnh Kontum và Pleiku được đặt thuộc Biệt khu 24. Ngày 1 tháng 7 năm 1970, Vùng 2 chiến thuật được cải danh thành Quân khu 2.

Phong trào ly khai BAJAKARA

Nỗ lực chặn tuyến tiếp vận Trường Sơn

Mậu Thân 1968

Mùa hè đỏ lửa

Trận chiến cuối cùng

Sau khi Hiệp định Paris 1973 được ký kết, lực lượng quân Mỹ và đồng minh lần lượt rút khỏi Việt Nam. Viện trợ bị cắt giảm.

Trụ sở Bộ Tư lệnh Quân đoàn II đặt tại Pleiku (Tháng 3/1975 chuyển về Nha Trang). Sau năm 1975 nơi này được trưng dụng thành trụ sở Bộ Chỉ huy Quân sự Tỉnh Gia Lai.

Biên chế tổ chức

Dưới đây là biên chế tổ chức của Quân đoàn II vào đầu năm 1975.

  • Bộ Tư lệnh:
  • Đơn vị tác chiến trực thuộc:
  • Đơn vị tác chiến phối thuộc:
  • Tiểu khu, Đặc khu trực thuộc:

Bộ Tham mưu và Phòng Sở của Quân đoàn II đầu tháng 3/1975

SttHọ và tênCấp bậcChức vụPhòng SởChú thích
1
Phạm Văn Phú
Võ bị Đà Lạt K8[8]
Thiếu tướng
Tư lệnh
Bộ Tư lệnh
Tự sát ngày 29/4/1975
2
Trần Văn Cẩm
Võ bị Địa phương
Trung Việt Huế K1
Chuẩn tướng
Tư lệnh phó
Kiêm Phụ tá Hành quân cho Tư lệnh
3
Lê Văn Thân
Võ bị Đà Lạt K7
Tư lệnh phó
Lãnh thổ
4
Lê Khắc Lý[9]
Võ khoa Thủ Đức K4p
Đại tá
Tham mưu trưởng
5
Nguyễn Văn Hãn[10]
Võ khoa Thủ Đức K3p[11]
Chánh Sở
An ninh Quân đội
6
Phạm Thanh Nghị[12]
Võ khoa Nam Định[13]
Chỉ huy trưởng
Tiếp vận
7
Vĩnh Phổ
Trưởng phòng
Phòng 2 Tình báo
8
Nguyễn Văn Đệ
Võ bị Đà Lạt K10
Trung tá
Phòng 3 Tác chiến
9
Trần Tiệp
Tổng Quản trị

Pháo binh Quân đoàn[14]

SttHọ và tênCấp bậcChức vụĐơn vịChú thích
1
Nguyễn Ngọc Sáu[15]
Võ bị Đà Lạt K8
Đại tá
Chỉ huy trưởng
Bộ Chỉ huy
Pháo binh Quân đoàn[16]
2
Phan Văn Sang
Võ bị Đà Lạt K8
Trung tá
Chỉ huy phó
3
Nguyễn Bá Nguyệt
Thiếu tá
Tiểu đoàn trưởng
Tiểu đoàn 103 Cơ động
(Đại bác 175 ly)
4
Nguyễn Hữu Nhân
Tiểu đoàn 4 Phòng không
5
Nguyễn Mạnh Tuấn
Trung tá
Tiểu đoàn 37 (155 ly)
6
Trần Văn Thông
Võ khoa Thủ Đức K5
Tiểu đoàn 63 (105 ly)
7
Phạm Thế Chương
Tiểu đoàn 69 (105 ly)

Pháo binh Tiểu khu[17]

SttHọ và tênCấp bậcChức vụĐơn vịChú thích
1
Lê Đào
Võ khoa Thủ Đức K7
Thiếu tá
Chỉ huy trưởng
Tiểu khu Bình Định
2
Đinh Văn Sang
Tiểu khu Phú Yên
3
Nguyễn Liên Đô
Tiểu khu Khánh Hòa
4
Đinh Tiến Hùng
Võ khoa Thủ Đức K6
Trung tá
Tiểu khu Ninh Thuận
5
Nguyễn Công Lý
Thiếu tá
Tiểu khu Bình Thuận
6
Tiêu Đại Giang
Tiểu khu Kontum
7
Nguyễn Văn Hiển
Tiểu khu Pleiku
8
Đặng Văn Song
Tiểu khu Darlac
9
Trần Văn Bường
Võ bị Đà Lạt K18
Tiểu khu Quảng Đức
10
Tiểu khu Phú Bổn
11
Tiểu khu Tuyên Đức
12
Tiểu khu Lâm Đồng

Chỉ huy các đơn vị trực thuộc và phối thuộc

SttHọ và tênCấp bậcChức vụĐơn vịChú thích
1
Phan Đình Niệm
Võ bị Đà Lạt K4
Lều Thọ Cường[18]
Võ khoa Nam Định
Thiếu tướng
Đại tá
Tư lệnh
Phó tư lệnh
Sư đoàn 22 Bộ binh
Bộ tư lệnh đặt tại Quy Nhơn, Bộ tư lệnh Tiền phương tại Kontum
2
Lê Trung Tường
Võ bị Huế K2
Vũ Thế Quang[19]
Võ bị Đà Lạt K4
Chuẩn tướng
Đại tá
Tư lệnh
Phó tư lệnh
Sư đoàn 23 Bộ binh
Bộ tư lệnh đặt tại Ban Mê Thuột, Bộ Tư lệnh Tiền phương tại căn cứ Hàm Rồng, Pleiku
3
Phan Đình Hùng[20]
Võ bị Đà Lạt K6
Đại tá
Tỉnh trưởng
Tiểu khu trưởng
Kontum
Kontum[21]
Trung tâm Hành chính Tỉnh và Bộ chỉ huy Tiểu khu đặt tại Kontum
4
Hoàng Thọ Nhu[22]
Võ bị Đà Lạt K10
Pleiku
Pleiku
Trung tâm Hành chính Tỉnh và Bộ chỉ huy Tiểu khu đặt tại Pleiku
5
Lò Văn Bảo
Võ bị Đà lạt K8
Trung tá
Phú Bổn
Hậu Bổn
Trung tâm Hành chính Tỉnh và Bộ chỉ huy Tiểu khu đặt tại Hậu Bổn (Cheo Reo)
6
Nguyễn Trọng Luật[23]
Võ khoa Thủ Đức K1
Đại tá
Darlac
Ban Mê Thuột
Trung tâm Hành chính Tỉnh và Bộ chỉ huy Tiểu khu đặt tại Ban Mê Thuột
7
Phạm Văn Nghìn[24]
Võ bị Đà Lạt K10
Quảng Đức
Gia Nghĩa
Trung tâm Hành chính Tỉnh và Bộ chỉ huy Tiểu khu đặt tại Gia Nghĩa
8
Nguyễn Hợp Đoàn[25]
Võ bị Đà Lạt K4
Tuyên Đức
Đà Lạt[26]
Trung tâm Hành chính Tỉnh, Thị và Bộ chỉ huy Tiểu khu đặt tại Thị xã Đà Lạt. Năm 1967, Trung tâm Hành chính và Bộ chỉ huy Tiểu khu Tuyên Đức dời về xã Tùng Nghĩa, quận Đức Trọng.
9
Vương Đăng Phong
Trung tá
Lâm Đồng
Bảo Lộc
Trung tâm Hành chính Tỉnh và Bộ chỉ huy Tiểu khu đặt tại Bảo Lộc
10
Trần Đình Vỵ[27]
Võ bị Lục quân Pháp
Đại tá
Bình Định
Quy Nhơn[28]
Trung tâm Hành chính Tỉnh, Thị và Bộ chỉ huy Tiểu khu đặt tại Thị xã Quy Nhơn
11
Vũ Quốc gia[29]
Võ khoa Thủ Đức K1
Phú Yên
Tuy Hòa
Trung tâm Hành chính Tỉnh và Bộ chỉ huy Tiểu khu đặt tại Tuy Hòa
12
Lý Bá Phẩm[30]
Võ bị Huế K2
Khánh Hòa
Nha Trang[31]
Trung tâm Hành chính Tỉnh, Thị và Bộ chỉ huy Tiểu khu đặt tại Thị xã Nha Trang
13
Trương Đăng Liêm[32]
Võ khoa Thủ Đức K4
Bình Thuận
Phan Thiết
Trung tâm Hành chính Tỉnh và Bộ chỉ huy Tiểu khu đặt tại Phan Thiết
14
Ngô Tấn Nghĩa[33]
Võ bị Đà Lạt K9
Ninh Thuận
Phan Rang
Trung tâm Hành chính Tỉnh và Bộ chỉ huy Tiểu khu đặt tại Phan Rang
15
Trần Công Liễu[34]
Võ bị Đà Lạt K8
Thị trưởng
Đặc khu trưởng
Đặc khu
Cam Ranh
Ba Ngòi[35]
Trung tâm Hành chính Thị xã và Bộ chỉ huy Đặc khu đặt tại Ba Ngòi
16
Nguyễn Văn Lượng
Võ khoa Nam Định[13]
Phan Quang Phúc
Võ bị Đà Lạt K5
Chuẩn tướng
Đại tá
Tư lệnh
Phó tư lệnh
Sư đoàn 2 KQ[36]
Đơn vị phối thuộc
17
Phạm Ngọc Sang
Võ khoa Thủ Đức K1
Lưu Đức Thanh
Võ bị Không quân
Marrakech
Chuẩn tướng
Đại tá
Tư lệnh
Phó tư lệnh
Sư đoàn 6 KQ[37]
18
Hoàng Cơ Minh[38]
Hải quân Nha Trang K5
Chuẩn tướng
Tư lệnh
Hải khu 2[39]
19
Phạm Duy Tất
Võ khoa Thủ Đức K4p
Chuẩn tướng
Chỉ huy trưởng
Biệt động quân
Quân khu 2[40]
20
Nguyễn Văn Đồng
Lương Chí[41]
Võ bị Đà Lạt K10
Đại tá
Đại tá
Tư lệnh
Phó tư lệnh
Lữ đoàn 2
Kỵ binh[42]

Tư lệnh Quân đoàn qua các thời kỳ

SttHọ và tênCấp bậc tại nhiệmThời gian tại chứcChú thích
1
Trần Ngọc Tám
Võ bị Liên quân
Viễn Đông Đà Lạt
Đại tá
(1956)
Thiếu tướng
(2/1958)
10/1957-8/1958
Tư lệnh đầu tiên. Chức vụ sau cùng: Đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Thái Lan
2
Tôn Thất Đính
Võ bị Huế K1
Thiếu tướng
(1958)
8/1958-12/1962
Chức vụ sau cùng: Thượng nghị sĩ nhiệm kỳ 1967-1973.
3
Nguyễn Khánh
Võ bị Liên quân
Viễn Đông Đà lạt
Thiếu tướng
(1960)
Trung tướng
(1963)
12/1962-12/1963
Chức vụ sau cùng: Quốc trưởng Việt Nam Cộng hòa (1964)
4
Đỗ Cao Trí
Võ bị Nước Ngọt
Vũng Tàu
Trung tướng
(1963)
12/1963-9/1964
Tư lệnh Quân đoàn III kiêm Tư lệnh Biệt khu Thủ đô. Tử nạn trực thăng năm 1971, được truy thăng Đại tướng
5
Nguyễn Hữu Có
Võ bị Huế K1
Thiếu tướng
(1963)
9/1964-6/1965
Chức vụ sau cùng: Trung tướng, Phụ tá Tổng trưởng Quốc phòng (1975)
6
Vĩnh Lộc
Võ bị Lục quân Pháp
Thiếu tướng
(1965)
Trung tướng
(1966)
6/1965-2/1968
Chức vụ sau cùng: Tổng tham mưu trưởng (1975)
7
Lữ Lan
Võ bị Đà Lạt K3
Thiếu tướng
(1965)
Trung tướng
(1969)
2/1968-8/1970
Chức vụ sau cùng: Chỉ huy trưởng Trường Cao đẳng Quốc phòng
8
Ngô Dzu
Võ bị Huế K2
Thiếu tướng
(1964)
Trung tướng
(11/1970)
8/1970-5/1972
Chức vụ sau cùng: Trưởng đoàn Việt Nam Cộng hòa tại Phái đoàn Quân sự 4 bên(1973-1974)
9
Nguyễn Văn Toàn
Võ bị Đà Lạt K5
Thiếu tướng
(1970)
Trung tướng
(3/1974)
5/1972-11/1974
Chức vụ sau cùng: Chỉ huy trưởng Thiết giáp (1974-1975), kiêm Tư lệnh Quân đoàn III & Quân khu 3 (1975)
10
Phạm Văn Phú
Thiếu tướng
(1971)
11/1974-3/1975
Tư lệnh cuối cùng. Tự sát ngày 29 tháng 4 năm 1975.

Các đơn vị thuộc dụng Quân đoàn II tháng 3/1975

Chú thích

Tham khảo

  • Trần Ngọc Thống, Hồ Đắc Huân, Lê Đình Thụy (2011). Lược sử Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Trang 598