Quảng Yên

Thị xã thuộc tỉnh Quảng Ninh

Quảng Yên là một thị xã ven biển nằm ở phía tây nam tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam.

Quảng Yên
Thị xã
Thị xã Quảng Yên
Biểu trưng
Đường Trần Nhân Tông ở thị xã Quảng Yên
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐông Bắc Bộ
TỉnhQuảng Ninh
Trụ sở UBND18 Trần Hưng Đạo, phường Quảng Yên
Phân chia hành chính11 phường, 8 xã
Thành lập2011[1]
Loại đô thịLoại III
Năm công nhận2020[2]
Địa lý
Tọa độ: 20°55′40″B 106°51′5″Đ / 20,92778°B 106,85139°Đ / 20.92778; 106.85139
MapBản đồ thị xã Quảng Yên
Quảng Yên trên bản đồ Việt Nam
Quảng Yên
Quảng Yên
Vị trí thị xã Quảng Yên trên bản đồ Việt Nam
Diện tích333,70 km²[3]
Dân số (2019)
Tổng cộng180.028 người[3]
Thành thị59,7%
Nông thôn41,3 %
Mật độ539 người/km²
Khác
Mã hành chính206[4]
Biển số xe14-X1
Websitequangyen.quangninh.gov.vn

Địa lý

Vị trí địa lý

Đường phố tại thị xã Quảng Yên

Thị xã Quảng Yên nằm ở ven biển thuộc phía tây nam của tỉnh Quảng Ninh, có tọa độ địa lý 20o45'06 - 21o02'09 vĩ độ Bắc và 106o45'30 - 106o0'59 độ kinh Đông[5]. Thị xã Quảng Yên nằm cách trung tâm thủ đô Hà Nội 125 km về phía Đông, cách thành phố Hạ Long 30 km về phía Tây Nam, cách thành phố Uông Bí 12 km về phía Đông Nam và cách trung tâm thành phố Hải Phòng khoảng 20 km về phía Đông.

Thị xã Quảng Yên có vị trí địa lý:

Đây là địa phương có Đường cao tốc Hải Phòng – Hạ Long – Vân Đồn – Móng Cái đi qua.

Điều kiện tự nhiên

Thị xã Quảng Yên có đặc điểm địa hình và đất đai của một đồng bằng cửa sông ven biển, có tiềm năng lớn về phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Đất đai tại Quảng Yên nhìn chung có thể chia thành 3 nhóm đất chính là đồng bằng, đồi núi và đất bãi bồi cửa sông[7]. Trong đó, đất đồng bằng chiếm 44,% diện tích, gồm chủ yếu là đất phù sa cổ và đất phù sa cũ nằm trong đê. Vùng đồi núi chiếm 18,3% diện tích, phân bố ở khu vực phía Bắc, bao gồm chủ yếu là các loại đất feralit vàng đỏ trên đá macma axit và đất feralit nâu vàng, xám vàng trên các đá trầm tích phiến thạch, sa thạch, đá vôi. Đất bãi bồi cửa sông, ven biển gồm các loại đất mặn và đất cát chiếm 37,1% diện tích, phân bố ở các khu vực ven biển và cửa sông[7].

Quảng Yên có khí hậu đặc trưng của vùng ven biển miền Bắc Việt Nam, khí hậu nhiệt đới gió mùamùa đông lạnh. Thời tiết nơi đây phân hóa thành 2 mùa gồm mùa hè nóng ẩm và mưa nhiều, còn mùa đông lạnh và khô. Trong đó, Mùa hè thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, Mùa đông kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau[8]. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 23 đến 24 °C, Số giờ nắng trung bình 1700 - 1800 giờ /năm. Lượng mưa trung bình hàng năm gần 2000 mm, cao nhất có thể lên đến 2650 mm. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 tập trung 88% tổng lượng mưa cả năm, số ngày mưa trung bình hàng năm 160 - 170 ngày. Độ ẩm không khí hàng năm khá cao, trung bình 82%, cao nhất vào tháng 3, 4 lên tới 86%, và thấp nhất 70% vào tháng 10, tháng 11. Với những lợi thế về thời tiết, Khí hậu Quảng Yên rất thuận lợi cho sản xuất nông lâm ngư nghiệp và phát triển du lịch[8].

Hành chính

Thị xã Quảng Yên có 19 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 11 phường: Cộng Hòa, Đông Mai, Hà An, Minh Thành, Nam Hòa, Phong Cốc, Phong Hải, Quảng Yên, Tân An, Yên Giang, Yên Hải và 8 : Cẩm La, Hiệp Hòa, Hoàng Tân, Liên Hòa, Liên Vị, Sông Khoai, Tiền An, Tiền Phong.[4]

Danh sách các đơn vị hành chính trực thuộc thị xã Quảng Yên
TênDiện tích (km²)Dân số (người)
Phường (11)
Cộng Hòa7,666.611
Đông Mai16,836.582
Hà An27,118.297
Minh Thành33,311.604
Nam Hòa9,295.175
Phong Cốc13,326.043
Phong Hải6.037.961
Quảng Yên5,420.055
Tân An14,454.961
Yên Giang3,732.943
TênDiện tích (km²)Dân số (người)
Yên Hải14,65.261
Xã (8)
Cẩm La4,24.276
Hoàng Tân67,53.109
Hiệp Hòa9,738.904
Liên Hòa35,897.969
Liên Vị32,588.676
Sông Khoai18.3911.098
Tiền An25,938.720
Tiền Phong16,411.457

Lịch sử

Năm 1147, vua Lý Anh Tông đã cho dựng hành dinh ở Yên Hưng để thực thi sứ mệnh thiêng liêng trấn giữ vùng cửa ngõ sông nước quan trọng bậc nhất của quốc gia Đại Việt.

Năm 1802, với sự ra đời của vương triều Nguyễn, vua Gia Long đặt ra trấn Yên Quảng bao lấy toàn miền Đông Bắc Tổ quốc và lấy Quảng Yên làm trấn lỵ. Sự kiện này khẳng định vị thế và tầm vóc của một vùng đất mà các triều đại và cư dân Quảng Yên xưa đã dày công tạo dựng.

Năm 1822, vua Minh Mệnh đổi tên trấn Yên Quảng thành trấn Quảng Yên và vẫn giữ trấn lỵ Quảng Yên tại đây.

Năm 1832, do yêu cầu cải cách hành chính, tỉnh Quảng Yên được thành lập; trấn lỵ Quảng Yên được đổi thành tỉnh lỵ Quảng Yên. Do vị trí đặc biệt quan trọng nên ở bất cứ thời kỳ nào khu vực tỉnh thành Quảng Yên vẫn luôn là trung tâm hành chính cấp tỉnh, là đô thị đứng đầu của toàn vùng Đông Bắc.

Năm 1955, tỉnh Quảng Yên được sáp nhập với đặc khu Hồng Gai thành khu Hồng Quảng.

Ngày 30 tháng 10 năm 1963, khu Hồng Quảng lại sáp nhập với tỉnh Hải Ninh thành tỉnh Quảng Ninh. Tỉnh lỵ tỉnh Quảng Ninh đặt tại thị xã Hồng Gai (nay là thành phố Hạ Long).[9]

Ngày 2 tháng 7 năm 1964, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 106-CP chuyển thị xã Quảng Yên thành thị trấn Quảng Yên thuộc huyện Yên Hưng.[10]

Huyện Yên Hưng gồm có thị trấn Quảng Yên và 17 xã: Cẩm La, Cộng Hòa, Điền Công, Đông Mai, Hiệp Hòa, Hoàng Tân, Liên Hòa, Liên Vị, Minh Thành, Nam Hòa, Phong Cốc, Phong Hải, Phương Đông, Thượng Yên Công, Tiền An, Yên Giang, Yên Hải.

Ngày 26 tháng 9 năm 1966, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định 184-CP[11] về việc đặt 2 xã Phương Đông, Thượng Yên Công và thôn Chập Khê được sáp nhập về thị xã Uông Bí.

Ngày 11 tháng 6 năm 1971, chia xã Tiền An thành hai xã Tiền An và Hà An.[12]

Ngày 6 tháng 3 năm 1984, chia xã Đông Mai thành hai xã Đông Mai và Sông Khoai.[13]

Ngày 21 tháng 12 năm 1995, chia xã Tiền An thành hai xã Tiền An và Tân An.[14]

Ngày 24 tháng 4 năm 1998, thành lập xã Tiền Phong trên cơ sở điều chỉnh 1.117,77 ha diện tích tự nhiên và 1.364 nhân khẩu của xã Liên Vị; điều chỉnh 523,23 ha diện tích tự nhiên của xã Liên Hòa.[15]

Ngày 12 tháng 6 năm 2006, mở rộng thị trấn Quảng Yên trên cơ sở sáp nhập 126,0 ha diện tích tự nhiên và 1.725 nhân khẩu của xã Yên Giang; 397,6 ha diện tích tự nhiên và 3.442 nhân khẩu của xã Cộng Hòa; chuyển xã Điền Công về thị xã Uông Bí quản lý (nay xã Điền Công đã được sáp nhập vào phường Trưng Vương thuộc thành phố Uông Bí).[16]

Cuối năm 2010, huyện Yên Hưng có 19 đơn vị hành chính gồm thị trấn Quảng Yên và 18 xã: Cẩm La, Cộng Hòa, Đông Mai, Hà An, Hiệp Hòa, Hoàng Tân, Liên Hòa, Liên Vị, Minh Thành, Nam Hòa, Phong Cốc, Phong Hải, Sông Khoai, Tân An, Tiền An, Tiền Phong, Yên Giang, Yên Hải.

Ngày 25 tháng 1 năm 2011, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 108/QĐ-BXD công nhận thị trấn Quảng Yên là đô thị loại IV.[17]

Ngày 25 tháng 11 năm 2011, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị quyết số 100/NQ-CP, thành lập thị xã Quảng Yên trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của huyện Yên Hưng [1]. Đồng thời, chuyển thị trấn Quảng Yên và 10 xã: Cộng Hòa, Đông Mai, Hà An, Minh Thành, Nam Hòa, Phong Cốc, Phong Hải, Tân An, Yên Giang, Yên Hải thành các phường có tên tương ứng.

Sau khi thành lập, thị xã Quảng Yên có 11 phường và 8 xã trực thuộc.[4]

Ngày 14 tháng 7 năm 2020, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 929/QĐ-BXD về việc công nhận thị xã Quảng Yên là đô thị loại III trực thuộc tỉnh Quảng Ninh.[2]

Giao thông

Quốc lộ 18, Đường cao tốc Hạ Long - Hải Phòng, đường sắt Yên Viên - Cái Lân đi qua.

Kinh tế

Sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt hơn 5.680 tấn, trong đó sản lượng tôm nuôi đạt hơn 2.300 tấn[18].

Tính đến hết tháng 10/2012, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt trên 208 tỷ đồng.

Du lịch

Quảng Yên được đánh giá là một vùng đất có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, bên cạnh cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, Quảng Yên còn sở hữu khá nhiều di tích, danh thắng và các lễ hội truyền thống đặc sắc. Hơn thế nữa, nơi đây còn lưu giữ được không gian yên tĩnh, thanh bình của một làng quê nông nghiệp thuần khiết. Tuy nhiên, du lịch Quảng Yên vẫn ở dạng tiềm năng, chưa trở thành điểm dừng chân của khách du lịch trong và ngoài nước... Địa bàn Thị xã Quảng Yên có khoảng hơn 200 di tích lịch sử văn hoá, trong đó có 1 di tích cấp quốc gia đặc biệt, 38 di tích quốc gia, 12 di tích cấp tỉnh[19].

Quảng Yên còn có khá nhiều các lễ hội, trong đó có 3 lễ hội lớn được tổ chức hàng năm, như Lễ hội Bạch Đằng, lễ hội Tiên Công, lễ hội Xuống đồng. Vào mùa xuân, ở Quảng Yên có khoảng 20 chùa làng mở hội, 30 từ đường tổ chức ngày ra cỗ họ với tính chất như một lễ hội của dòng họ... không chỉ là vùng đất gắn với các di tích lịch sử văn hoá, Quảng Yên còn được biết đến với nghề thủ công đan ngư cụ truyền thống, tập trung tại vùng quê Hưng Học, Nam Hoà với nhiều nghệ nhân sống bằng nghề...Một số di tích quan trọng như đình Phong Cốc, miếu Tiên Công, bãi cọc Bạch Đằng, đình Trung Bản...đã được xếp hạng quốc gia, đó là tiềm năng cho ngành du lịch của thị xã phát triển[19].

Đường phố

Làng nghề

Các làng nghề, ngành nghề tại thị xã như:

  • Đóng tàu thuyền gỗ Nam Hòa
  • Đan ngư cụ Hưng Học
  • Làm bánh gio
  • Bán thủy sản Tân An
  • Nuôi trồng thủy sản Hà An
  • Đóng và bảo dưỡng tàu thuyền Hà An
  • Một số ít đóng tàu thuyền Cẩm La, Liên Hòa
  • Làm bún ở Hiệp Hòa
  • Đóng tàu thuyền gỗ Cống Mương
  • Đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản, vật liệu, trồng rau...

Chú thích

Liên kết ngoài