Có nhiều quốc gia vì muốn duy trì toàn vẹn lãnh thổ trước những đòi hỏi về tự quyết hoặc độc lập của dân tộc bản địa (indigenous) hay sắc tộc (ethnic) đôi khi áp đặt hoặc đề nghị cho quyền tự trị giới hạn đến những khu vực như vậy (ví dụ: Greenland).
Kể từ khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất, có xu hướng trong phôi thai nhưng ngày gia tăng các cường quốcthực dân dựng lên các vùng tự trị giới hạn để thay đổi cái nhìn của thế giới về việc bóc lột và vơ vét các lãnh thổ bị trị. Áp lực thế giới đòi giải phóng các thuộc địa như thế là tâm điểm của Hiến chương Đại Tây Dương, Hiến chương Liên hiệp quốc và cuối cùng là Giải pháp 1514 và 1541 của Đại hội đồng Liên hiệp quốc được ký vào năm 1960. Khi việc thực thi xóa bỏ chế độ thuộc địa và thúc đẩy quyền tự quyết như được diễn tả trong giải pháp của Liên hiệp quốc dần dần trở nên uổng phí về thời gian và mất đi ý nghĩa về chính trị thì các cường quốc thực dân của thế kỷ 21 như Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Cộng hòa Indonesia đáng lẽ nên tiếp tục khơi dậy sự ủng hộ của cộng đồng thế giới trong việc xóa bỏ thuộc địa các lãnh thổ như vậy[cần dẫn nguồn].
Tại Indonesia, một nhà báo ly khai đã phát biểu: "Tự trị là kế sách cuối cùng của thực dân khắp nơi để duy trì lãnh thổ thuộc địa và cũng là chiến lược lừa bịp để che đậy việc thực dân hóa của họ"[1].
Sau đây là danh sách liệt kê các lãnh thổ tự trị theo từng quốc gia.