Quốc lộ 20

Con đường duy nhất dẫn du khách từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Thành phố hoa Đà Lạt


Quốc lộ 20 là tuyến đường quốc lộ dài 264 km đi qua hai tỉnh Đồng NaiLâm Đồng, Việt Nam[1]. Được xây dựng vào năm 1920 và khánh thành vào năm 1933, Quốc lộ 20 có nhiều đèo dốc, trong đó có đèo Bảo Lộc, đèo Mimosa và nhiều cầu, đặc biệt là cầu La Ngà

Quốc lộ 20
Quốc lộ 20 đoạn qua Đèo Bảo Lộc.
Thông tin tuyến đường
LoạiQuốc lộ
Chiều dài279 km
Tồn tạiTừ 1933 - nay
Điều hành bởiBộ Giao thông Vận tải
Các điểm giao cắt chính
Đầu Nam tại nút giao Dầu Giây, thị trấn Dầu Giây, Thống Nhất, Đồng Nai
 
Đầu Bắc
Vị trí đi qua
Tỉnh / Thành phốĐồng Nai, Lâm Đồng
Thành phố
thuộc tỉnh
  • Bảo Lộc (Lâm Đồng)
  • Đà Lạt (Lâm Đồng)
Quận/Huyện
  • Đồng Nai: Thống Nhất, Định Quán, Tân Phú
  • Lâm Đồng: Đạ Huoai, Bảo Lâm, Di Linh, Đức Trọng, Đơn Dương
Hệ thống đường
Quốc lộ


Nó là 1 cung đường đi qua có nhiều địa hình nhất, bao gồm đồng bằng, bình nguyên, bình sơn nguyên (cao nguyên thấp), cao nguyên với độ cao từ 100m - 1500m.

Quốc lộ 20 bắt đầu từ Ngã ba Dầu Giây, thuộc thị trấn Dầu Giây, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai, nơi giao với Quốc lộ 1 và kết thúc tại Ngã ba Đơn Dương, thuộc thị trấn D'Ran, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng, nơi giao với Quốc lộ 27.

Địa lý

  • Đa số đoạn tuyến quốc lộ 20 trên địa phận tỉnh Đồng Nai thì thuộc địa hình là đồng bằng và bình sơn nguyên, với độ dốc lớn trải dài từ phía Bắc xuống Nam, có độ cao trung bình từ 100 - 350m so với mực nước biển. Đặc biệt phần đường ở đây thì từ huyện Thống Nhất đến huyện Định Quán thì đa phần là núi rải rác, còn địa phận huyện Tân Phú thì núi nhiều hơn vì ở đây là nơi cội nguồn của dãy Trường Sơn Nam.
  • Bắt đầu sang địa phận tỉnh Lâm Đồng thì độ cao tăng dần lên vì đây là đất cao nguyên, nhưng không đáng kể (chỉ 300 - 400m) vì từ đất huyện Đạ Huoai thì chưa tính là cao nguyên vì ở đây độ cao chỉ là 400m và đây là phần đất cuối của tỉnh Lâm Đồng (Theo khoa học thì vùng đất có độ cao bằng hoặc lớn hơn 500m thì mới tính là một cao nguyên), trong trường hợp này thì xét loại địa hình này là dạng địa hình chuyển tiếp giữa bình nguyêncao nguyên, gọi là bình sơn nguyên hay cao nguyên thấp. Khi qua đèo Bảo Lộc và sang đất Bảo Lộc thì địa hình ở đây mới đúng là cao nguyên thật sự vì Bảo Lộc thuộc cao nguyên Bảo Lộc - Di Linh và có độ cao >800m. Nên suy ra đoạn đường quốc lộ này nằm trên địa phận huyện Đạ Huoai thì thuộc địa hình là bình sơn nguyên (cao nguyên thấp), tức loại địa hình chuyển tiếp giữa bình nguyên và cao nguyên. Còn phần đường quốc lộ bắt đầu từ Bảo Lộc trở đi thì thuộc địa hình cao nguyên cho đến hết đường quốc lộ này.

Chiều dài đoạn đường giữa mỗi tỉnh

Tỉnh Đồng Nai

Tuyến đường đi qua 3 huyện trên địa phận tỉnh Đồng Nai là huyện Thống Nhất (Km 0 - Km 17), huyện Định Quán (Km 17 - Km 55), huyện Tân Phú (Km 55 - Km 75) với tổng chiều dài là 75 km.

Các xã, thị trấn của các huyện mà tuyến đường đi ngang qua:

Huyện Thống Nhất (Km 0 - Km 17)

Huyện Định Quán (Km 17 - Km 55)

Huyện Tân Phú (Km 55 - Km 75)

Tỉnh Lâm Đồng

Trên địa phận tỉnh Lâm Đồng, tuyến đường đi qua 5 huyện và 2 thành phố: huyện Đạ Huoai (Km 75 - Km 104), thành phố Bảo Lộc (Km 104 - Km 129), huyện Bảo Lâm (Km 129 - Km 135), huyện Di Linh (Km 135 - Km 177), huyện Đức Trọng (Km 177 - Km 220), thành phố Đà Lạt (Km 220 - Km 259) và huyện Đơn Dương (Km 259 - Km 264) với tổng chiều dài là 189 km.

Các xã, phường, thị trấn của các huyện, thành phố mà tuyến đường đi ngang qua:

Huyện Đạ Huoai (Km 75 - km 104)

Thành phố Bảo Lộc (Km 104 - km 129)

Huyện Bảo Lâm (Km 129 - km 135)

Huyện Di Linh (Km 135 - km 177)

Huyện Đức Trọng (Km 177 - km 220)

Thành phố Đà Lạt (Km 220 - km 259)

Huyện Đơn Dương (Km 259 - km 264)

Danh sách các cung đường đèo

Quốc lộ 20 là cung đường nhiều đường đèo dốc và đây là danh sách các cung đường đèo nằm trên tuyến đường này (chỉ ở địa phận tỉnh Lâm Đồng):

Chiều dài một số tuyến đường

Lưu lượng giao thông

Quốc lộ 20 là tuyến đường giao thông chính từ thành phố Hồ Chí Minh đi Đà Lạt và ngược lại. Đây là một trong những tuyến đường khá năng động có lưu lượng giao thông tương đối cao. Khách du lịch và hàng hoá là hai loại hình vận chuyển chính trên tuyến này.

Trong đó, lưu lượng khách du lịch chủ yếu là từ thành phố Hồ Chí Minh và một số nơi khác di chuyển đến thành phố Đà Lạt. Ngược lại, từ Đà Lạt hàng hoá được vận chuyển qua quốc lộ 20 chủ yếu là rau củ, nông sản của thành phố đi cung cấp đến các nơi khác.

Từ 22 giờ đến 5 giờ sáng, lượng xe lưu thông trên quốc lộ 20 chủ yếu là xe chở hành khách và xe chở rau củ. Vào các dịp lễ tết hoặc mùa cao điểm du lịch, tuyến đường vẫn thường xuyên sảy ra tình trạng kẹt xe do lượng du khách đột biến đổ về hướng thành phố Đà Lạt trước lễ và trở về sau kỳ nghỉ lễ.[2]

Tham khảo